TIN VÀO LỢI THẾ

Được đánh giá là quốc gia có nhiều tiềm năng để tham gia phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, nhưng trên con đường này, Việt Nam cũng sẽ phải đương đầu không ít thách thức.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Đại sứ Hoàng Anh Tuấn
Đại sứ Hoàng Anh Tuấn

Tình hình kinh tế, chính trị ổn định đã mở ra cơ hội để Việt Nam trở thành điểm đến thu hút nguồn vốn FDI, trong đó có một số tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, như: Samsung, Amkor Technology Inc, Hana Micron (Hàn quốc); Intel, Synopsys (Mỹ); Renesas Electronics (Nhật bản); USI Electronic của Đài Loan (Trung Quốc)…

Tuy nhiên, có những quan điểm cho rằng ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn khởi đầu, đa phần các cơ sở sản xuất mới chỉ thực hiện các công đoạn lắp ráp thành phẩm có giá trị gia tăng thấp trong chuỗi cung ứng.

Hiện, Việt Nam đang phụ thuộc 100% nguồn cung chip bán dẫn từ nước ngoài: Broadcom, Hitachi, Qualcomm, Samsung, SK Hylix... Các công ty trong nước chỉ có VHT và FPT tham gia với công đoạn thiết kế chip; các công ty trong nước có vốn đầu tư nước ngoài đa phần thực hiện các công đoạn gia công thiết kế vi mạch, lắp ráp, kiểm định.

Dù vậy, với những thành công lớn về ngoại giao trong thời gian gần đây, những động thái chính sách mạnh mẽ từ Chính phủ cũng như nỗ lực, quyết tâm cao từ phía doanh nghiệp, có nhiều lý do để tin vào triển vọng của ngành bán dẫn tại Việt Nam.

NHIỀU LỢI THẾ NỔI TRỘI

Về những lợi thế từ bên ngoài và bên trong cho sự phát triển của ngành bán dẫn, Đại sứ Hoàng Anh Tuấn - Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco cho rằng, nếu nhìn từ bên ngoài, Việt Nam có nhiều lợi thế nổi trội.

Theo ông, việc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ, với cam kết chính trị rất lớn từ phía Mỹ liên quan đến việc giúp Việt Nam thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn. Nhiều doanh nghiệp Mỹ đã nhìn thấy tiềm năng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng sản xuất chất bán dẫn, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh Trung – Mỹ. Đạo luật Chất bán dẫn ra đời tháng 9/2022 đưa ra nhiều điều kiện rất ngặt nghèo liên quan đến cạnh tranh Trung – Mỹ. Trong cạnh tranh chiến lược, có yếu tố quan trọng là công nghệ, và trong đó nổi bật lên là chất bán dẫn và trí tuệ nhân tạo, Mỹ đang cạnh tranh rất quyết liệt trong những lĩnh vực này.

Cũng theo Đại sứ, một điểm thuận lợi khác của Việt Nam là có cộng đồng nhân sự gốc Việt đông đảo đang làm việc cho các doanh nghiệp công nghệ lớn nhất tại thung lũng Silicon. Lợi thế này không nhiều nước xung quanh Việt Nam có được.

Đồng thời, nhìn từ góc độ trong nước, Việt Nam tuy là một quốc gia đang phát triển nhưng đã có nhiều doanh nghiệp công nghệ mang tầm cỡ toàn cầu như FPT hay Viettel. Việt Nam có lực lượng kỹ sư công nghệ, kỹ thuật rất lớn có thể được đào tạo để tham gia vào sản xuất chất bán dẫn hoặc phát triển trí tuệ nhân tạo.

Không chỉ vậy, cam kết của Chính phủ, khát vọng của doanh nghiệp liên quan đến ngành bán dẫn ở mức rất cao, nhờ vậy sẽ có nhiều những quyết sách và hành động quyết liệt. Đồng thời, tính cạnh tranh của doanh nghiệp so với doanh nghiệp các nước khác trong khu vực ví như Singapore đối với mảng cung cấp các sản phẩm dịch vụ rất cao.

Nhìn từ góc độ lợi thế của Việt Nam trong việc phát triển ngành bán dẫn, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel – ông Đào Xuân Vũ, nhìn nhận Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng.

Lý do được ông Vũ nêu ra, thứ nhất, Việt Nam có hệ thống chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi, Chính phủ đặc biệt quan tâm đến việc thúc đẩy, phát triển công nghiệp bán dẫn. Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Ngoại giao và các bộ ngành liên quan đang thực hiện xây dựng chính sách và các kế hoạch hành động để phát triển công nghiệp bán dẫn.

Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm và thường xuyên đề cập đến việc hợp tác và phát triển ngành bán dẫn trong các buổi làm việc cấp cao với các lãnh đạo từ các quốc gia có nền công nghiệp bán dẫn phát triển như Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản...

Thứ hai, Việt Nam có nguồn nhân lực, lao động trẻ, tiềm năng, chi phí lao động hợp lý, có nền tảng tốt trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ phù hợp với ngành bán dẫn. Việt Nam đang có lực lượng nhân sự tốt với hơn 8.000 người làm việc trong ngành bán dẫn bao gồm 5.000 kỹ sư cho công đoạn thiết kế, 3.000 kỹ sư trong công đoạn đóng gói. Việt Nam có nhiều nhà khoa học, chuyên gia, kỹ sư trình độ cao trong ngành bán dẫn đang làm việc ở nước ngoài.

Thứ ba, Việt Nam có hệ sinh thái bán dẫn đang dần hình thành. Nhiều công ty bán dẫn lớn nhất thế giới như Samsung, Intel đã đầu tư mạnh vào Việt Nam. Đến nay có hơn 40 công ty bán dẫn nước ngoài, thành lập chi nhánh, công ty con tại Việt Nam. Một số doanh nghiệp nội địa có nguồn lực lớn như Viettel, FPT có mức độ tham gia sâu sắc hơn vào ngành bán dẫn. Nhiều trường đại học Việt Nam cũng đang đào tạo bài bản về ngành bán dẫn như Đại học Quốc gia, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh…

Thứ tư, Việt Nam có trữ lượng đất hiếm ước tính vào khoảng 22 triệu tấn, thuộc nhóm nước có nhiều đất hiếm nhất thế giới chỉ sau Trung Quốc. Đất hiếm là nguồn nguyên liệu vô cùng quan trọng ví như bán dẫn.

PHẢI VƯỢT NHIỀU THÁCH THỨC

Mặc dù Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp bán dẫn, nhưng trong con đường phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, Việt Nam cũng đương đầu với không ít thách thức, Phó Tổng giám đốc Viettel phân tích:

Thứ nhất, công nghiệp bán dẫn là công nghiệp hạn chế tiếp cận từ phần mềm hỗ trợ thiết kế cho đến máy móc, vật liệu cũng như quy trình sản xuất.

Thứ hai, đây là ngành đòi hỏi có nguồn nhân lực chất lượng cao, mang đặc thù ngành rất cao từ khâu sản xuất đến khâu thiết kế. Trong sản xuất, ngành này đòi hỏi kỹ sư vận hành phải có nhiều năm kinh nghiệm thực tế tại Việt Nam. Tuy Việt Nam hiện đang có 5.000 kỹ sư nhưng thiết kế mới chỉ ở công đoạn kiểm tra và thử nghiệm, khâu thiết kế chính vẫn được thực hiện chủ yếu ở nước ngoài.

Thứ ba, bởi chi phí nguồn vốn cho đầu tư, vận hành nhà máy bán dẫn rất lớn, khấu hao trong thời gian ngắn, chính vì vậy nên phải tìm được thị trường đầu ra lớn để bù đắp cho chi phí đầu tư của ngành cao. Thị trường đầu ra phụ thuộc vào một số nhà thiết kế chip và sản xuất thiết bị điện tử lớn.

Thứ tư, cần có một hệ sinh thái hoàn thiện đầy đủ, đồng bộ kết hợp với nhà máy sản xuất chip. Để sản xuất chip cần đến hơn 200 chủng loại thiết bị phụ trợ, hiện tại những khâu cung cấp này ở Việt Nam chưa thực sự hoàn thiện.

daoxuanvuviettel1-3118.jpg
Ông Đào Xuân Vũ - phó Tổng giám đốc Viettel

Theo quan điểm của nhiều chuyên gia khác, vấn đề nhân lực cũng thực sự cấp thiết trong quá trình phát triển ngành bán dẫn Việt Nam. Hiện có trên 50 doanh nghiệp FDI lớn đã đầu tư vào Việt Nam về công nghiệp vi điện tử và bán dẫn mà trong đó lĩnh vực thiết kế vi mạch đòi hỏi nhiều nhất nguồn nhân lực chất lượng cao. Tính toán của đại học Fulbright cho thấy tổng nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này theo dự báo của một số chuyên gia kinh tế, trong 5 năm tới khoảng 20.000 người và 10 năm tới khoảng 50.000 người từ trình độ đại học trở lên.

Việc đào tạo nhân lực ngành bán dẫn đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ Chính phủ. Ông Võ Xuân Hoài - Phó giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) cho biết, Thủ tướng đang giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Đề án phát triển nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn, trong đó mục tiêu đến năm 2030 đào tạo được khoảng 50.000 kỹ sư trong ngành công nghiệp bán dẫn.

Nguồn lực quan trọng nhất vẫn là của Nhà nước để cung cấp học bổng cho sinh viên các trường đại học, thậm chí phải xây dựng chương trình đào tạo nghề ngay khi học sinh từ lớp 9 vào lớp 10 có thể tham gia đào tạo về công nghiệp bán dẫn, đồng thời cần đến sự tham gia tích cực của doanh nghiệp hàng đầu như FPT, Viettel hay CMC.

Theo Ấn phẩm Sức mạnh nội lực

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Tp.HCM chưa đầu tư mở rộng vành đai 3 giai đoạn 2, dành vốn làm thêm cao tốc khác

Tp.HCM chưa đầu tư mở rộng vành đai 3 giai đoạn 2, dành vốn làm thêm cao tốc khác

Theo UBND Tp.HCM, việc đầu tư, nâng cấp đường vành đai 3 TP.HCM đạt quy mô hoàn chỉnh không thuộc nhóm dự án ưu tiên đầu tư trong giai đoạn hiện nay. Theo đánh giá của Bộ Giao thông vận tải, dự án này thuộc nhóm ưu tiên đầu tư sau cùng (nhóm 4).

Bộ GTVT ưu tiên hơn 55.000 tỉ đồng mở rộng ngay 5 tuyến cao tốc này Thủ tướng chỉ đạo nóng về cao tốc 2 làn xe
Ảnh minh họa

Cơ quan Hậu cần quốc gia Indonesia lại mở mới gói thầu 300 ngàn tấn gạo

4 tháng đầu năm Việt Nam xuất khẩu được 3,17 triệu tấn gạo, trị giá 2,037 triệu USD, tăng 9,5% về lượng và tăng 33,6% về giá trị so với cùng kỳ. 4 thị trường trọng điểm, gồm Philippines, Indonesia, Malaysia và Trung Quốc, duy chỉ có Trung Quốc giảm nhập khẩu, 3 nước còn lại đều tăng mạnh. Đặc biệt, Indonesia tăng gần 79% về lượng và 2,33 lần về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2024, xuất khẩu gạo dự báo tương đương năm 2023 nhưng vẫn đảm bảo được an ninh lương thực Căng thẳng biển Đỏ và dư lượng hóa chất làm giảm lượng gạo xuất khẩu đi châu Âu
Dự án cầu 110 trên QL14 đã thi công được khoảng 88% khối lượng công trình, nhưng chưa thể hoàn thành do không được bàn giao mặt bằng thi công đường đầu cầu (nguồn: internet)

Chậm tiến độ hơn 6 năm, nhận 14 văn bản từ Bộ GTVT, vẫn chưa có mặt bằng làm cầu 110 trên QL 14

Bộ GTVT cho biết đã 14 lần gửi công văn cho tỉnh Đắk Lắk, huyện Ea H’leo nhưng đơn vị thị công vẫn không có mặt bằng triển khai dự án cầu 110 trên QL.14. Mặc dù dự án này đã chậm tiến độ hơn 6 năm.

Bộ trưởng Giao thông Vận tải: Việc triển khai các tuyến cao tốc thực hiện theo kiểu “vừa chạy vừa xếp hàng” Công ty của huyền thoại đầu tư Warren Buffett bán ra lượng lớn cổ phiếu Apple
Ảnh minh họa

Tôm Việt Nam trước cơ hội cạnh tranh công bằng với các thị trường khác khi xuất vào Mỹ

Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/4/2024, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 818,359 triệu USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2023. Top 3 thị trường đơn lẻ lớn lần lượt là Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản, đáng chú ý, giá trị xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Mỹ đều tăng riêng Nhật Bản giảm.

Xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc giảm mạnh do không được hưởng ưu đãi thuế quan theo VKFTA
Ảnh sự kiện

Trung Quốc - Asean Beauty business Matching mở ra cơ hội hợp tác trong ngành công nghệ làm đẹp với doanh nghiệp Việt Nam

Với chủ đề “Đẹp không biên giới, hợp tác đôi bên cùng có lợi” sự kiện “Kết nối giao thương ngành làm đẹp Trung Quốc - Asean Beauty business Matching” vừa diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc gặp gỡ, trao đổi và thiết lập mối quan hệ hợp tác mở rộng thị trường và tiếp cận khách hàng mới.

Việt Nam – Trung Quốc: Mở rộng hợp tác và phát triển nguồn nguyên liệu mỹ phẩm từ thiên nhiên Trung Quốc tăng nhập khẩu tôm Việt Nam, giảm nhập từ Ecuador
Ảnh minh họa

Giá cà phê đột ngột giảm mạnh và mất mốc 100.000 đồng/kg

Sau khi tăng mạnh và đạt đỉnh ở mức 134.400 đồng/kg tại Đắk Nông vào ngày 30/4, qua ngày 1/5 giá cà phê đột ngột giảm mạnh suốt tuần qua đến ngày hôm nay (6/5) đã chính thức rời khỏi mốc 100.000 đồng/kg.

Hạn hán nghiêm trọng đe dọa vị trí số 1 về xuất khẩu cà phê Robusta của Việt Nam Nguồn cung hạn chế, sản lượng cà phê xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm sẽ giảm
Ảnh minh họa

Ngành hồ tiêu kỳ vọng đạt mục tiêu xuất khẩu 1 tỷ USD trong năm nay

Ngày 4/5, giá tiêu chính thức đạt mốc 100.000 đồng/kg. Trong bối cảnh giá trong nước liên tục tăng đẩy giá tiêu xuất khẩu tăng theo, tính chung trong 4 tháng đầu năm, giá tiêu xuất khẩu tăng 36,4% so với cùng kỳ năm 2023. Dự báo, thời gian tới giá hồ tiêu tiếp tục tăng giúp mặt hàng này có thể cán mốc xuất khẩu 1 tỷ USD.

Giá hạt tiêu đang tiến về mốc 100.000 đồng/kg, xuất khẩu kỳ vọng ở thị trường Trung Quốc
Ảnh minh họa

Sự bội tín trong thương mại và điều kiện thanh khoản làm khó doanh nghiệp ngành hàng cà phê

Giá cà phê tăng mạnh khiến ngành hàng này đã bộc lộ 2 yếu điểm lớn, đó là sự "bội tín" trong giao dịch và ở lĩnh vực tài chính. Điều này gây bất lợi lớn nhất vì đây là thời điểm thu hoạch rộ cà phê doanh nghiệp rất cần tiền để mua hàng.

Nguồn cung hạn chế, sản lượng cà phê xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm sẽ giảm Hạn hán nghiêm trọng đe dọa vị trí số 1 về xuất khẩu cà phê Robusta của Việt Nam
Ảnh minh họa

Năm 2024, xuất khẩu gạo dự báo tương đương năm 2023 nhưng vẫn đảm bảo được an ninh lương thực

Theo Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, tổng lượng gạo hàng hóa phục vụ xuất khẩu tại đồng bằng sông Cửu Long năm 2024 ước đạt 7,6 triệu tấn, theo đó 6 tháng đầu năm khoảng 4,38 triệu tấn, 6 tháng cuối năm khoảng 3,22 triệu tấn. Như vậy, lượng xuất khẩu gạo năm nay sẽ gần bằng năm 2023.

Bulog mua thêm 300.000 tấn gạo, tín hiệu tích cực cho thị trường trong nước 3 tháng đầu năm 2024, Bulog mở 3 lần thầu mua gạo, mua 1,1 triệu tấn gạo
CPI tháng 4 tăng 0,07% so với tháng trước. Ảnh: Int

Giá xăng dầu là nguyên nhân chính làm CPI tháng 4 tăng

Báo cáo của Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT) phát hành sáng 29/4 cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản tăng 2,81% cùng kỳ.

CPI tháng 3/2024 giảm 0,23% so với tháng trước Nhu cầu mua sắm tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán đẩy CPI tháng 2/2024 tăng 3,98% so với cùng kỳ
Các chuyên gia kỳ vọng xuất khẩu sang Mỹ năm 2024 đạt kỷ lục mới. (Ảnh: Int)

Việt Nam xuất siêu sang Mỹ 22,38 tỷ USD trong quý 1/2024

Theo các chuyên gia, xuất khẩu sang Mỹ triển vọng sáng hơn khi có nhiều yếu tố thuận lợi như tỷ giá hối đoái chênh lệch thuận lợi cho xuất khẩu, nhu cầu các sản phẩm nông nghiệp của thị trường Mỹ tiếp tục lớn...

Xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc giảm mạnh do không được hưởng ưu đãi thuế quan theo VKFTA Nguồn cung hạn chế, sản lượng cà phê xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm sẽ giảm
Ảnh minh họa

Thời tiết nắng nóng làm giảm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm từ sắn cho ngành chế biến thực phẩm

Mặc dù xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tăng mạnh trở lại trong tháng 3/2024, nhưng hiện nay có nhiều nhà máy đã nghỉ hoạt động do nguồn nguyên liệu về không đều. Thời tiết nắng nóng ngay từ đầu tháng 4/2024 khiến nhu cầu sản phẩm từ sắn cho ngành thực phẩm chế biến trực tiếp từ sắn đang giảm dần.

Giá sắn tươi cao, khách mua trả giá bột sắn thấp khiến đầu ra khó khăn
Ảnh minh họa

Việt Nam đang là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Hoa Kỳ

Việt Nam là thị trường cung ứng mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ quan trọng trên thế giới. Điều này thể hiện rõ khi Việt Nam đang là nguồn cung đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Hoa Kỳ. Do năng lực sản xuất và xuất khẩu ngày càng lớn, đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam ngày càng đối mặt nhiều hơn với các vụ việc điều tra, phòng vệ thương mại của thị trường này.

Đồ gỗ Việt Nam chính thức vào sân chơi thiết kế và thương hiệu ngành nội thất toàn cầu
Ảnh minh họa

Xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc giảm mạnh do không được hưởng ưu đãi thuế quan theo VKFTA

Quý đầu năm nay, xuất khẩu tôm tăng 14% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 35% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Kỳ vọng đà tăng trưởng này vẫn duy trì trong quý II/2024 khi tồn kho tại các thị trường giảm, tín hiệu thị trường đã có phần sáng hơn. Tuy nhiên, tại thị trường Hàn Quốc lại có xu hướng ngược lại.

Xuất khẩu tôm chế biến sâu: Hướng đi riêng của ngành Tôm Việt Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Mỹ tăng mạnh, ngành tôm kỳ vọng sớm trở lại đường đua tăng trưởng
Ảnh minh họa

Nguồn cung hạn chế, sản lượng cà phê xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm sẽ giảm

Giá cà phê trong nước ngày 23/4 tăng thêm 1.000 đồng/kg và đang giao dịch quanh mốc 126.000-128.000 đồng/kg, sau khi tăng rất mạnh từ 1.700 – 2.800 đồng lên mức kỷ lục. Tính chung cả tuần vừa qua, giá nội địa đã tăng hơn 10%. Đà tăng của cà phê có thể tiếp diễn trong tuần này, bởi nguồn cung từ Việt Nam đang thấp, trong khi triển vọng vụ mùa tới tiếp tục xấu đi do thời tiết khô hạn.

Doanh nghiệp Việt Nam bán cà phê đầu tiên vào châu Âu với hồ sơ không phá rừng và được đánh giá tốt Giá tăng mạnh doanh nghiệp phải nhập khẩu cà phê từ nước ngoài về cho nhà máy chế biến
Quang cảnh hội thảo

“Chìa khóa” vàng cho cây sầu riêng Tây Nguyên

Cây sầu riêng trên cả nước nói chung và tại tỉnh Đắk Lắk nói riêng có giá trị kinh tế cao so với các loại cây trồng khác, tuy nhiên quy trình canh tác và chăm sóc cũng vô cùng phức tạp. Ngoài quy trình kỹ thuật chuẩn mực thì việc sử dụng phân bón hiệu quả là điều kiện để cây sầu riêng cho sản lượng và chất lượng tốt nhất.

Gần 2.500 nông dân trải nghiệm tại nhà máy sản xuất phân bón Đạm Cà Mau Phân bón Cà Mau: Hành trình tạo dựng một thương hiệu lớn
Chuyển đổi sang năng lượng sạch và tăng trưởng xanh sẽ giúp mang đến thêm nhiều việc làm cho người dân

Chuyển đổi sang năng lượng sạch và tăng trưởng xanh sẽ giúp mang đến thêm nhiều việc làm cho người dân

Chuyển dịch năng lượng là một quá trình lâu dài, đòi hỏi những giải pháp đồng bộ và sự chung tay góp sức của toàn xã hội, thay vì mỗi tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân đơn lẻ, chuyên gia nhận định.

Công ty năng lượng của doanh nhân Nguyễn Hồ Nam báo lỗ hơn 152 tỷ đồng Công ty năng lượng của ông Nguyễn Hồ Nam đạt doanh thu hơn 1.100 tỷ đồng