Tốc độ tăng GDP 2023 không đạt, Thủ tướng lý giải nguyên nhân và giải pháp

Theo Thủ tướng, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tốc độ tăng GDP dự kiến không đạt kế hoạch đề ra do tác động, ảnh hưởng nặng nề từ bên ngoài và những hạn chế, bất cập từ bên trong, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn...

Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày Báo cáo giải trình, làm rõ thêm một số vấn đề được các đại biểu Quốc hội quan tâm - Ảnh: Quốc hội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày Báo cáo giải trình, làm rõ thêm một số vấn đề được các đại biểu Quốc hội quan tâm - Ảnh: Quốc hội.

Sáng 8/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày Báo cáo giải trình, làm rõ thêm một số vấn đề được các đại biểu Quốc hội quan tâm và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Cập nhật về tình hình kinh tế, Thủ tướng cho biết, lạm phát tiếp tục được kiểm soát; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 10 tháng tăng 3,2%. Khu vực công nghiệp phục hồi tích cực, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10 tăng 5,5% so với tháng trước và tăng 4,1% so với cùng kỳ. Xuất khẩu nông sản 10 tháng đạt trên 43 tỷ USD, riêng gạo đạt gần 4 tỷ USD với 7,12 triệu tấn.

10 tháng xuất siêu hơn 24,6 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 25,8 tỷ USD, tăng xấp xỉ 15% so với cùng kỳ. Giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 56,7% kế hoạch, cao hơn 5,5% so với cùng kỳ, và xét về số tuyệt đối là trên 104.000 tỷ đồng.

Dù vậy, Thủ tướng nhìn nhận tình hình kinh tế - xã hội còn những hạn chế, sản xuất kinh doanh vẫn khó khăn; thị trường lao động, việc làm trong một số lĩnh vực suy giảm; tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên cao...

Thủ tướng cũng thông tin về việc 5 chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023 khó đạt kế hoạch đề ra, gồm: tăng trưởng GDP; GDP bình quân đầu người; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội; tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội.

Cụ thể, theo báo cáo của Chính phủ, tốc độ tăng GDP ước đạt trên 5% (kế hoạch là khoảng 6,5%). GDP bình quân đầu người ước đạt 4.316 - 4.364 USD (kế hoạch là khoảng 4.400 USD). Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP ước đạt 24,1 - 24,3% (kế hoạch là khoảng 25,4 - 25,8%). Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội ước đạt 3,8 - 4,3% (kế hoạch là khoảng 5 - 6%). Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội ước đạt 26,8% (kế hoạch là 26,2%).

Quảng cáo

Người đứng đầu Chính phủ cho biết, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tốc độ tăng GDP dự kiến không đạt kế hoạch đề ra là do tác động, ảnh hưởng nặng nề từ bên ngoài và những hạn chế, bất cập từ bên trong, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, trong khi nước ta là nước đang phát triển, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, xuất phát điểm thấp, quy mô còn khiêm tốn, độ mở lớn, sức chống chịu và khả năng cạnh tranh còn hạn chế.

"Tốc độ tăng trưởng GDP không đạt mục tiêu là một yếu tố quan trọng dẫn đến các chỉ tiêu khác như GDP bình quân đầu người, tốc độ tăng năng suất lao động xã hội cũng không đạt được mục tiêu đề ra", Thủ tướng nói.

Bên cạnh đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chịu ảnh hưởng nặng nề từ thị trường quốc tế, tính chung 10 tháng chỉ đạt 0,5% tăng trưởng, dẫn đến chỉ tiêu tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP thấp hơn mục tiêu đề ra.

Đồng thời, áp lực cắt giảm việc làm do sản xuất kinh doanh khó khăn tạo ra sự chuyển dịch lao động sang khu vực nông nghiệp, dẫn đến tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động có việc làm khoảng 26,9%, khó đạt mục tiêu đặt ra (26,2%).

Trong bối cảnh đó, Thủ tướng cho biết, thời gian tới Chính phủ chỉ đạo tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp. Trước hết là tiếp tục ưu tiên thúc đẩy các động lực tăng trưởng (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu); tập trung phát triển mạnh thị trường trong nước; mở rộng xuất khẩu.

Cùng với đó là đẩy mạnh hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công, đồng thời tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư xã hội, đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài.

Đồng thời, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, nhất là mở rộng thị trường, kiên quyết cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh không cần thiết, làm tăng chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp.

Đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo, các ngành, lĩnh vực mới nổi và công nghiệp hỗ trợ. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp.

Ngoài ra, Chính phủ cũng sẽ chỉ đạo tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thúc đẩy liên kết vùng, phát huy vai trò của 6 vùng kinh tế - xã hội tạo các động lực mới cho phát triển nhanh, bền vững.

Theo Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh Copy

Cùng chuyên mục Chính sách

Năm nay, người lao động đi làm ngày lễ 2/9 sẽ được tính lương như thế nào? Có phải đóng thuế TNCN?

Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định, người lao động trong ngày Quốc khánh sẽ được nghỉ 2 ngày và hưởng nguyên lương (ngày 2/9 dương lịch và 1 ngày liền kề trước hoặc sau).

Gia tăng quyền năng nữ lao động trong các khu công nghiệp Lần thứ 2 Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Công điện số 82/CĐ-TTg ngày 21/8/2024 chỉ đạo các cơ quan liên quan kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.

Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM nói gì về bảng giá đất mới sắp áp dụng Bộ Tài chính: Bảng giá đất hiện tại được tiếp tục áp dụng đến hết 2025

Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM nói gì về bảng giá đất mới sắp áp dụng

Liên quan đến việc điều chỉnh giá đất theo Luật Đất đai 2024, ông Đào Quang Dương, Phó Trưởng Phòng Kinh tế đất, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có thông tin về vấn đề này trong buổi họp mới đây.

Bảng giá đất mới (dự kiến) tăng mạnh lên bằng khoảng 70% thị trường Nhà đầu tư liên tục “găm hàng” vì có niềm tin mãnh liệt giá đất sẽ bật tăng mạnh khi các Luật mới có hiệu lực từ 1/8

Bộ Công thương lại có đề xuất mới về giá mua điện mặt trời mái nhà tự dùng dư thừa

Sau khi không nhận được sự đồng thuận với phương án giá mua điện mặt trời mái nhà tự dùng dư thừa phát lên lưới ở mức 671 đồng/ 1kWh, Bộ Công thương vừa có đề xuất mới cho phép thỏa thuận giá mua nhưng không vượt quá giá điện thị trường bình quân năm trước liền kề.

Bộ Công thương: “Không thể phát triển một các ngẫu hứng hay ồ ạt điện mặt trời áp mái” Rà soát, gỡ vướng cho 154 dự án điện mặt trời từng bị thanh tra

Người dân Tp.HCM lo lắng bảng giá đất mới, chi phí đất đai sẽ tính như thế nào từ 1/8?

Hiện nay, các chi cục Thuế tại Tp.HCM chỉ tính tiền sử dụng đất cho những hồ sơ nhận trước ngày 31/7. Đối với các hồ sơ sau ngày 1/8, tức ngày Luật Đất đai năm 2024 bắt đầu có hiệu lực, cơ quan thuế vẫn đang chờ hướng dẫn.

Nhà đầu tư liên tục “găm hàng” vì có niềm tin mãnh liệt giá đất sẽ bật tăng mạnh khi các Luật mới có hiệu lực từ 1/8 8 đối tượng này sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất khi Luật chính thức áp dụng từ hôm nay (1/8)

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Sản xuất công nghiệp đang phục hồi mạnh mẽ

Đây là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng về tiến độ phục hồi và tăng trưởng của ngành công nghiệp tại buổi họp báo Chính phủ cung cấp thông tin về tình hình KTXH tháng 7 và 7 tháng đầu năm.

Việt Nam đón làn sóng FDI "thế hệ mới", doanh nghiệp BĐS khu công nghiệp nào sẽ hưởng lợi? Phân khúc bất động sản khu công nghiệp phát triển mạnh nhất trong năm 2023