Tôm Việt Nam trước cơ hội cạnh tranh công bằng với các thị trường khác khi xuất vào Mỹ

Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/4/2024, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 818,359 triệu USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2023. Top 3 thị trường đơn lẻ lớn lần lượt là Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản, đáng chú ý, giá trị xuất khẩu tôm sang Trung Quốc v

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Giá trung bình nhập khẩu tôm của Mỹ chưa tăng sau 6 tháng

Trong 3,5 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Hồng Kông đạt giá trị 155,313 triệu USD, tăng 50,7% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 19% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Thị trường lớn thứ hai là Mỹ với kim ngạch xuất khẩu đạt 143,384 triệu USD, tăng 11,5 % so với cùng kỳ năm trước, chiếm 17,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Kế đến là thị trường Nhật Bản với kim ngạch xuất khẩu đạt 121,88 triệu USD, giảm 1,9% so với cùng kỳ và chiếm 14,9% tổng giá trị xuất khẩu.

Thị trường Trung Quốc và Hồng Kông, Mỹ đều tăng trưởng 2 con số, riêng Nhật Bản giảm gần 2%, song điều đáng chú ý là giá bán tôm vào Mỹ trong 6 tháng qua không tăng.

Bà Phùng Thị Kim Thu, Chuyên gia thị trường ngành Tôm Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết trong quý I/2024, Mỹ nhập khẩu 182.792 tấn tôm, trị giá 1,4 tỷ USD, tăng 1% về khối lượng nhưng giảm 7% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 3/2024, có 63.495 tấn tôm được thông quan vào Mỹ, trị giá 481,8 triệu USD, tăng 8% về khối lượng, giảm 1% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Giá trung bình là 3,57 USD/pound, giảm 8%, đánh dấu 6 tháng liên tiếp giá tôm nhập khẩu trung bình giảm so với cùng kỳ.

Ấn Độ tiếp tục là nguồn cung tôm lớn nhất vào Mỹ trong 3 tháng đầu năm nay, chiếm 37% thị phần tôm nhập khẩu.

Quảng cáo

Ecuador tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang Mỹ với 56.313 tấn, trị giá 378,8 triệu USD trong quý I/2024; giảm 9% về lượng và 10% về giá trị so với cùng kỳ, nắm giữ 31% thị phần tôm nhập khẩu của Mỹ trong 3 tháng đầu năm.

Indonesia, nguồn cung tôm lớn thứ ba của Mỹ, tiếp tục giảm khi chỉ có 30.916 tấn tôm được thông quan, trị giá 229,4 triệu USD trong 3 tháng đầu năm, giảm 19% về lượng và 27% về giá trị so với cùng kỳ năm trước, giữ 17% thị phần tôm nhập khẩu của thị trường Mỹ.

Nếu được công nhận quy chế kinh tế thị trường, Việt Nam sẽ cạnh tranh công bằng với quốc gia khác

Việt Nam cũng ghi nhận tăng xuất khẩu tôm sang Mỹ trong 3 tháng đầu năm nay. Giá trung bình đạt 4,8 USD/pound, thấp hơn 7% so với tháng 3/2023 nhưng cao hơn 6% so với mức giá 4,52 USD/pound của tháng 2/2024.

“Trong khi chờ kết quả sau quá trình điều tra chống trợ cấp tôm nước ấm đông lạnh của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) từ các nguồn cung tôm lớn cho Mỹ là Ấn Độ, Ecuador và Việt Nam, các doanh nghiệp có thể lựa chọn chiến lược tập trung vào sản phẩm chế biến sâu để xuất sang thị trường này, vì các mặt hàng có giá trị gia tăng sẽ ít bị ảnh hưởng từ thử thách cung - cầu. Có thể tập trung xuất sang Mỹ những mặt hàng không vướng thuế như tôm tẩm bột, tôm chiên hoặc những mặt hàng có thuế nhưng bán được giá tốt”, bà Thu nói.

Đêm ngày 8/5/2024, DOC đã tổ chức phiên điều trần trực tuyến liên quan đến xem xét hồ sơ công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam. Tham gia phiên điều trần có đại diện Chính phủ Việt Nam (Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ) và một số bên liên quan đến vụ việc. Các bên liên quan rất hoan nghênh khi DOC đã tổ chức phiên điều trần. Bởi đây là một bước quan trọng trong quá trình xem xét công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam.

“Nếu được công nhận quy chế kinh tế thị trường, Việt Nam sẽ bình đẳng với các nước, các nền kinh tế; sẽ là đối tác lớn của Mỹ, cạnh tranh công bằng với quốc gia khác; được đối xử công bằng trong tất cả vấn đề thương mại”, bà Kim Thu khẳng định.

Chính phủ Mỹ dự kiến sẽ đưa ra quyết định về vấn đề trên vào tháng 7/2024. Tính tới ngày 15/4/2024, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ đạt 143 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Đề xuất mở rộng các tỷ lệ hạn chế đầu tư của quỹ đại chúng

Bộ Tài chính đề xuất mở rộng hạn chế đầu tư từ 10% lên 15% đối với đầu tư vào chứng khoán của một tổ chức phát hành; từ 30% lên 35% đối với đầu tư vào các công ty trong cùng một nhóm công ty có quan hệ sở hữu với nhau

Thị trường "nhiễu" do cơ cấu ETF, dòng tiền tiếp tục ưu ái Midcap và Penny Cổ phiếu FTS được lọt vào rổ danh mục ETF của VanEck, ước tính được mua thêm 3,2 triệu cổ phiếu

Trung Quốc được dự đoán sẽ 'gom' vàng trở lại, khiến giá vàng tiếp tục phá đỉnh

Kitco News dẫn lời các chuyên gia trong ngành cho biết, nhu cầu vàng của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng lên trong những tháng tới, trong bối cảnh mối lo ngại về diễn biến của nền kinh tế và đồng nội tệ rớt giá.

Ngoài nỗ lực phi đô la hoá của nhiều quốc gia, một nỗi lo ngại 'sâu sắc' đang đẩy giá vàng tăng cao kỷ lục Vàng nhẫn tăng giá, đạt mức cao nhất từ trước đến nay

Đất nền phân lô phía Nam có “đổi chiều” vào cuối năm, đây là dự báo bất ngờ của chuyên gia trong ngành

Thị trường đất nền sẽ chỉ khởi sắc ở những khu vực gần trung tâm các đô thị hoặc vùng ven các đô thị. Còn những đất nền có vị trí vùng sâu, vùng xa sẽ khó hồi phục hay tạo sốt như những năm trước đây.

Giá bất động sản có thời điểm vượt xa giá trị thực và khả năng chi trả của người dân Đề xuất mức phạt tối đa đến 1 tỷ đồng với vi phạm trong kinh doanh bất động sản

KAFI, FTS, MBS, VND có thể đối mặt với rủi ro tái cấp vốn khi các sự kiện tiêu cực xảy ra

VIS Rating đánh giá, thị trường ngành chứng khoán 6 tháng đầu năm tương đối tích cực, tuy nhiên, một số công ty như KAFI, FTS, MBS, VND thường có 20-50% nguồn vốn vay từ khách hàng tổ chức và cá nhân, có thể phải đối mặt với rủi ro tái cấp vốn, bởi khi cá

Tách Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia khỏi EVN, thành lập công ty mới vốn điều lệ 776 tỷ đồng Chân dung tân Chủ tịch công ty có vốn điều lệ 776 tỷ vừa tách khỏi EVN