Việt Nam – Trung Quốc: Mở rộng hợp tác và phát triển nguồn nguyên liệu mỹ phẩm từ thiên nhiên

Trong bối cảnh ngành mỹ phẩm toàn cầu không ngừng phát triển, sự kiện giao thương ngành làm đẹp giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ là cầu nối quan trọng, hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển cho các doanh nghiệp hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực n

Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh, Phó Chủ tịch VOCA tại họp báo
Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh, Phó Chủ tịch VOCA tại họp báo

Việt Nam sở hữu nguồn nguyên liệu phong phú từ các loại tinh dầu thiên nhiên

Tại buổi họp báo, đại diện Hiệp hội Tinh dầu, Hương liệu và Mỹ phẩm Việt Nam cho biết, trong khuôn khổ nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung ứng nguyên liệu, và tăng cường hợp tác kinh tế khu vực, sự kiện “Kết nối giao thương ngành làm đẹp Trung Quốc – Asian Beauty business Matching” dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 08-09/05/2024 tại khách sạn Rex, số 141 Nguyễn Huệ, Q1, TP. Hồ Chí Minh, do VOCA phối hợp cùng China Beauty tổ chức, quy tụ hơn 300 doanh nghiệp đến từ Quảng Đông (Trung Quốc) và hơn 500 khách mời từ Việt Nam. Sự kiện được kỳ vọng trở thành cầu nối hợp tác tốt nhất cho tất cả các thương hiệu mỹ phẩm Trung Quốc và các nước ASEAN tại Việt Nam.

Tại buổi họp báo, Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh, Phó Chủ tịch VOCA cho biết: “Thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, nhất là trong lĩnh vực nguyên liệu tự nhiên, phù hợp với xu hướng toàn cầu về sản phẩm sạch và bền vững. Việt Nam, với vị thế là quốc gia có đa dạng sinh học cao, sở hữu nguồn nguyên liệu phong phú từ các loại tinh dầu thiên nhiên như sả, gừng ở miền Nam đến quế, hồi ở miền Bắc và Tây Bắc. Điều này không những đem lại lợi thế trong việc cung cấp nguyên liệu chất lượng cao cho thị trường nội địa mà còn cho cả thị trường quốc tế".

Mặc dù tỷ trọng xuất khẩu mỹ phẩm của Việt Nam chỉ đạt khoảng 1/8 so với nhập khẩu, mỗi năm chỉ đạt khoảng 500 – 800 triệu USD, nhưng Việt Nam đang dần thể hiện tiềm năng trở thành một trung tâm sản xuất mỹ phẩm lớn tại châu Á. Việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do đã mở rộng cánh cửa cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các thị trường mới, đồng thời thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp mỹ phẩm trong nước.

Quảng cáo

Theo đại diện Hiệp hội Tinh dầu, Hương liệu, Mỹ phẩm Việt Nam, hiệp hội được xem là một cầu nối trong ngành và đang nỗ lực không chỉ để kết nối các doanh nghiệp Việt Nam với các nhà sản xuất quốc tế như Trung Quốc, mà còn hướng tới mục tiêu giảm thiểu tỷ lệ nhập khẩu nguyên liệu bằng cách khai thác hiệu quả hơn nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước. Điều này không những giúp cải thiện cán cân thương mại mà còn tăng cường độc lập về nguồn cung trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, một lĩnh vực có tiềm năng lớn để phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Hứa hẹn tương lai phát triển bền vững cho ngành công nghiệp mỹ phẩm của cả hai nước

Trong những năm qua, các doanh nghiệp Trung Quốc chủ yếu tập trung vào sản xuất OEM cho thị trường thế giới và nhập nguyên liệu từ các khu vực như Nam Phi, Tây Phi và Nam Mỹ, tuy nhiên chưa có nhiều tiếp xúc với nguồn nguyên liệu mỹ phẩm từ Việt Nam. Chính phủ Trung Quốc đã khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới từ các nước châu Á, trong đó có Việt Nam.

Chính vì thế, sự kiện “Kết nối giao thương ngành làm đẹp Trung Quốc – Asian” nhằm mục đích thúc đẩy giao thương, giới thiệu nhà cung cấp nguyên liệu, nhà sản xuất bao bì và các công ty OEM (Original Equipment Manufacturing) - đơn vị chuyên sản xuất và cung ứng các sản phẩm, các thiết bị theo yêu cầu và thiết kế của đối tác, đơn vị kinh doanh từ cả hai quốc gia. Nổi bật trong chương trình là các gian hàng trưng bày sản phẩm từ các doanh nghiệp Trung Quốc, cung cấp các sản phẩm chăm sóc da, trang điểm, chăm sóc cá nhân và các công cụ, dụng cụ làm đẹp.

Việt Nam, với nguồn nguyên liệu phong phú từ Bắc chí Nam, là điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp Trung Quốc tìm kiếm nguồn nguyên liệu thiên nhiên. Các nguyên liệu như tinh dầu sả, dầu dừa, dầu từ cây chùm ngây là những sản phẩm được nhiều công ty Trung Quốc quan tâm. Đặc biệt, Việt Nam cũng đang dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường mỹ phẩm quốc tế bằng cách khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do.

Chương trình “Kết nối giao thương ngành làm đẹp Trung Quốc – Asian” sẽ chia thành hai khu vực: Khu sảnh sự kiện matching và khu trưng bày VIP, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp từ hai nước giao lưu và kết nối trực tiếp, qua đó không chỉ đẩy mạnh xuất khẩu mà còn giảm thiểu tỷ lệ nhập khẩu nguyên liệu vào Việt Nam, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày càng mở rộng.

Thông qua sự kiện này, Việt Nam và Trung Quốc không chỉ tăng cường được mối quan hệ đối tác mà còn cùng nhau khám phá và phát triển các nguồn nguyên liệu mới, hứa hẹn một tương lai phát triển bền vững cho ngành công nghiệp mỹ phẩm của cả hai nước.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Bất động sản TP.HCM tăng trưởng dương trở lại, hấp dẫn nhà đầu tư

Vượt qua “vùng đáy”, thị trường bất động sản TPHCM đang dần lấy lại đà phát triển, tốc độ phục hồi tuy chậm nhưng chắc và dự kiến sẽ tăng tốc từ thời điểm cuối năm.

Gần 3.900 doanh nghiệp bất động sản được thành lập mới trong 10 tháng năm 2024 Đua nhau tăng bốc đầu, chuyện gì đang xảy ra với nhóm cổ phiếu bất động sản?

Giá chung cư Hà Nội tăng "sốc" nhưng "mới chỉ là khởi đầu cho một chu kỳ tăng trưởng mới"

Dù giá căn hộ sơ cấp trung bình trong quý 3/2024 đạt ngưỡng 72 triệu đồng/m² (chưa bao gồm VAT & KPBT), nhưng đây chỉ là khởi đầu của một chu kỳ tăng trưởng mới, 2025 thị trường căn hộ sẽ có thêm các dự án “hạng siêu sang” - giống như tại thị trường phía

70% căn hộ chung cư bán được ở Hà Nội có giá trên 4 tỷ đồng Vì sao giá chung cư mới ở Hà Nội liên tục tăng?

Ngân hàng Nhà nước ra chỉ đạo mới cho các ngân hàng về việc hỗ trợ doanh nghiệp

NHNN yêu cầu các TCTD tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ theo chỉ đạo của NHNN trong năm 2024 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh,…

9 tháng đầu năm, 19 DN Nhà nước mang về 50.360 tỷ đồng lãi, hàng loạt "ông lớn" vượt kế hoạch cả năm Tỷ giá USD vượt giá bán can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, đô la tự do tăng chóng mặt

Tiền gửi vẫn chảy mạnh vào ngân hàng

Theo số liệu mới nhất được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố, tính đến hết tháng 8/2024, lượng tiền gửi của dân cư đạt hơn 6,92 triệu tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2023.

Số dư tiền gửi sẵn sàng mua cổ phiếu có quý thứ 2 liên tiếp sụt giảm Loạt quy định mới về lãi suất tiền gửi, rút tiền gửi trước hạn sẽ có hiệu lực trong tháng 11

Người Việt có thể chi gần 50 tỷ USD "chốt đơn" trên các sàn TMĐT vào năm 2028

Theo khảo sát, những người tiêu dùng Việt Nam có thu nhập từ 30 triệu đồng/tháng trở lên gần như không phụ thuộc vào chương trình khuyến mãi, mà có thể mua sắm bất cứ lúc nào có nhu cầu.

Thị trường bất động sản thương mại châu Á - Thái Bình Dương vẫn yếu trong quý 1/ 2024 Bộ trưởng Tài chính: 5 tháng đầu năm thu 50.000 tỷ đồng tiền thuế từ sàn thương mại điện tử

Đồng đô la lên cao nhất 1 năm, tỷ giá USD ngân hàng xác lập kỷ lục mới

Tính từ đầu năm đến nay, giá USD tại các ngân hàng tăng khoảng 1.100 đồng, tương đương mức tăng 4,4%. Riêng trong tháng 10 và tháng 11, VND đã mất hơn 3% giá trị so với USD.

Tỷ giá USD/VND tăng lên mức cao nhất lịch sử, các ngân hàng liên tục niêm yết kịch trần Diễn biến mới của tỷ giá USD/VND sau khi Fed giảm lãi suất

TP. Hồ Chí Minh yêu cầu tăng cường quản lý nhà chung cư

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có ý kiến chỉ đạo về tăng cường thực hiện công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn Thành phố, theo Cổng thông tin điện tử UBND TP. Hồ Chí Minh.

Doanh số bán hàng của Vinhomes, Khang Điền, Nam Long dẫn đầu ngành bất động sản nhờ các dự án mới ra mắt ở Hà Nội và TP.HCM Ít ỏi nguồn cung, một loại hình BĐS tại Tp.HCM liên tục “cháy hàng”