Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế số

Việt Nam thuộc nhóm nước có cước sử dụng dữ liệu (data) rẻ nhất thế giới, đứng thứ 21/237 quốc gia. Đây là thống kê mới nhất của Cable.co.uk vào năm 2023, cước phí trung bình cho 1GB dữ liệu di động chỉ khoảng 0,29USD.

Tại Diễn đàn Kinh tế mới Việt Nam (Vietnam New Economy 2023) với chủ đề: “Các mô hình kinh tế mới tạo đột phá tăng trưởng và phát triển bền vững” được tổ chức mới đây, mô hình kinh tế chia sẻ và kinh tế xanh được nhắc đến như những động lực tăng trưởng quan trọng của kinh tế trong tương lai.

Ông Đỗ Thành Trung, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư gợi mở 5 vấn đề liên quan đến các mô hình kinh tế mới trong thời gian tới.

Thứ nhất, các mô hình kinh tế mới như kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế chia sẻ có sự gắn kết chặt chẽ, hữu cơ với nhau và đều dựa trên một nền tảng quan trọng đó là khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đi cùng với nguồn nhân lực chất lượng cao.

Do vậy, ưu tiên đầu tư cho khoa học, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện tiên quyết để triển khai thực hiện thành công các mô hình kinh tế mới.

Thứ hai, đích đến của các mô hình kinh tế mới tựu chung đều do con người và vì con người, lấy con người là trung tâm nên khi triển khai các mô hình kinh tế mới cần đảm bảo nguyên tắc công bằng, bình đẳng.

Do vậy, cần có lộ trình giảm thiểu các tác động tới các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi trong quá trình này.

Thứ ba, việc triển khai các mô hình kinh tế mới cần có sự phối hợp chặt chẽ, toàn diện của tất cả các bên liên quan. Trong đó, "Nhà nước đóng vai trò dẫn dắt, tạo lập khung khổ thể chế chính sách, hỗ trợ ban đầu và cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò tiên phong, cốt lõi trong quá trình này, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp khởi nghiệp thành công", ông Trung nhấn mạnh.

Thứ tư, việc triển khai các mô hình kinh tế mới luôn cần nắm bắt kịp xu thế tiến bộ của thế giới, đặc biệt là các tiến bộ về khoa học, kỹ thuật, đổi mới sáng tạo. Chính vì vậy, cần tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin.

Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư kêu gọi các doanh nghiệp, tập đoàn quốc tế lớn, doanh nghiệp FDI phát huy vai trò dẫn dắt, hỗ trợ các quốc gia đang phát triển như Việt Nam trong việc tiếp cận, chuyển giao các mô hình, công nghệ mới có tính dẫn dắt và là xu thế của thời đại.

Thứ năm, các quốc gia phát triển, nơi mà các mô hình kinh tế như kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số đang được triển khai mạnh mẽ và rộng khắp cần tiếp tục tăng cường hỗ trợ kỹ thuật, tài chính cho các quốc gia đang phát triển trong việc thúc đẩy triển khai các mô hình kinh tế mới để cùng hướng tới lợi ích chung, mục tiêu chung của toàn cầu về khí hậu và phát triển bền vững.

Mô hình kinh tế chia sẻ đang góp phần quan trọng tạo việc làm cho người dân

Quảng cáo

Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) – ông Nguyễn Hoa Cương đưa ra một số thông tin nổi bật về mô hình kinh tế chia sẻ vốn đã nổi lên như mô hình mới và phát triển rất năng động trong những năm gần đây.

Theo ông Cương, những đại diện nổi bật của kinh tế chia sẻ có thể kể đến là Grab, Gojek và Baemin, sự cạnh tranh đang lên đến mức khốc liệt. Dù Baemin được sự hỗ trợ rất lớn từ các đối tác Hàn Quốc, Be dần dần từ bỏ việc tham gia thị trường trẻ vì sự cạnh tranh quá mạnh mẽ. Dù vậy kinh tế chia sẻ đã mang lại hệ sinh thái rất khác so với toàn bộ nền kinh tế Việt Nam.

“Chúng ta nhìn thấy rất nhiều tài xế công nghệ chạy trên đường, chúng ta nhìn thấy nhiều quán ăn thay đổi hoàn toàn, những quán ăn này không chỉ nuôi sống chính mình mà thậm chí có thể nuôi sống cả khu phố ấy bao gồm những nhà cung cấp và tài xế sống gần đó”, ông Cương nhấn mạnh về việc kinh tế chia sẻ đã ảnh hưởng đến nhiều mặt trong cuộc sống của người dân.

Tuy nhiên, cũng theo ông Cương, bên cạnh những lợi ích này thì cũng có rất nhiều những rủi ro, nổi bật nhất có thể kể đến lợi ích của người tiêu dùng, lợi ích của những bên tham gia trong mối quan hệ lao động. Ngoài ra cũng phải kể đến nhiều biến tướng của kinh tế chia sẻ mà người ta không nghĩ rằng nó sẽ có thể xảy ra.

Thứ nhất, bản chất kinh tế chia sẻ ban đầu là để sử dụng các nguồn tài nguyên sẵn có, tăng hiệu suất sử dụng của tài nguyên, giảm sự lãng phí. Khi mô hình kinh tế chia sẻ xuất hiện, có rất nhiều người và doanh nghiệp mua thật nhiều phương tiện giao thông vận tải mới để tham gia các hình thức kinh tế chia sẻ này, thực tế này cho thấy họ được hưởng lợi từ việc tham gia loại hình này.

Tuy nhiên khi có sự xung đột lợi ích giữa các doanh nghiệp theo hình thức thông thường và doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình kinh tế chia sẻ, cơ quan quản lý thường có xu thế xử lý theo cách truyền thống, điều này có khả năng gây ra triệt tiêu động lực đổi mới sáng tạo, ông Cương phân tích.

Còn với kinh tế số, ông Cương phân tích kinh tế số có thể hiểu bằng nhiều phương diện khác nhau, đó có thể là cố gắng số hóa toàn bộ các nền tảng hoạt động của doanh nghiệp này. Ông Cương khẳng định Việt Nam có rất nhiều đặc điểm thuận lợi để triển khai kinh tế số, ví dụ như Việt Nam thuộc nhóm nước có cước sử dụng dữ liệu (data) rẻ nhất thế giới, cụ thể đứng thứ 21/237 quốc gia, đây là thống kê mới nhất của Cable.co.uk vào năm 2023. Cước phí trung bình cho 1GB dữ liệu di động chỉ khoảng 0,29USD.

Ngoài ra, người Việt Nam sử dụng Internet, đặc biệt mạng xã hội rất nhiều. Người Việt Nam trung bình mỗi ngày sử dụng ít nhất 2,5 tiếng cho mạng xã hội, còn nếu tính việc online nói chung thì mỗi người Việt Nam dành đến 6,5 tiếng/ngày.

Ước tính khoảng 73% các hộ gia đình kết nối Internet cấp độ cao, 77 triệu người dùng Facebook, 62 triệu người dùng YouTube, 55 triệu người dùng Messenger, như vậy có thể nói tiềm năng phát triển kinh tế số ở Việt Nam rất lớn. Người tiêu dùng cũng rất yêu thích công nghệ, có thể thấy trong khoảng thời gian ngắn thì giờ đây khắp nơi người kinh doanh nhỏ lẻ ở chợ, vỉa hè cũng đều đã biết sử dụng mã QR.

Chính phủ rất quan tâm đến kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và cũng đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ. Tuy nhiên kết quả doanh nghiệp đổi mới sáng tạo thực sự xanh không nhiều. Có một thực tế là doanh nghiệp chỉ đủ điều kiện tài chính áp dụng công nghệ xanh đến mức độ nào đó và không thể áp dụng công nghệ xanh ở mức cao hơn. Nhiều doanh nghiệp cũng không muốn mở rộng quy mô quá lớn và chưa thực sự muốn mở rộng thị trường.

Ông Cương chỉ ra có hiện tượng nhiều doanh nghiệp ngại tiếp cận với các chương trình sử dụng ngân sách, có doanh nghiệp được chọn vào danh sách hỗ trợ nhưng họ từ chối không muốn tham gia chương trình này, họ khẳng định để đáp ứng đủ tiêu chí tham gia được chương trình quá khó khăn.

Kinh tế số ở Việt Nam thực sự có tiềm năng phát triển cực kỳ lớn, chính vì vậy cần có cách phù hợp để duy trì động lực phát huy tiềm năng cho mô hình kinh tế này.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Chính sách

Phó Thủ tướng Chính phủ “lệnh” gỡ khó phát triển điện gió ngoài khơi

Để sớm triển khai các dự án điện gió ngoài khơi nhằm bảo đảm thực hiện được mục tiêu Quy hoạch điện VIII đề ra, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn yêu cầu các bộ ngành liên quan giải quyết vướng mắc phát triển điện gió ngoài khơi.

Chuẩn bị triển khai thí điểm 2 dự án điện gió ngoài khơi và hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật Bộ Công an yêu cầu EVN cung cấp hồ sơ 32 nhà máy điện gió, điện mặt trời

ADB: Cần giảm bớt gánh nặng lên chính sách tiền tệ

Theo báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 9 vừa được công bố sáng nay (ngày 25/9), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế tích cực cho Việt Nam, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025. cần thiết

ADB: Châu Á – Thái Bình Dương cần gấp rút ứng phó với tình trạng già hóa dân số ADB cam kết tài trợ khí hậu kỷ lục 10 tỷ USD trong năm 2023

Bộ Xây dựng điểm mặt loạt nguyên nhân đẩy giá bất động sản tăng mạnh

Việc đấu giá quyền sử dụng đất với kết quả trúng đấu giá cao gấp nhiều lần giá khởi điểm sẽ có tác động làm tăng mặt bằng giá đất, giá bất động sản, giá nhà ở của khu vực lân cận và của địa phương…

Gần 5.000 tỷ đồng trái phiếu chảy về nhóm công ty bất động sản trong tháng 8/2024 Các “ông lớn” bất động sản quyết định mức giá của thị trường

Tăng trưởng từ 20-25%/năm, làm sao để quản lý thuế thương mại điện tử?

Trước sự tăng trưởng nhanh từ 20-25%/năm của thị trường thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam, thời gian qua, Tổng cục Thuế đã triển khai nhiều giải pháp lớn để tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động này.

Thép Formosa Hà Tĩnh lỗ gấp đôi lên gần 16.000 tỷ đồng trong năm 2023, 6T2024 khiến Hà Tĩnh giảm thu gần 70% một loại thuế lớn Apple, TikTok, Meta, Google… nộp thuế hơn 6.200 tỷ đồng tại Việt Nam

Thủ tướng: Phấn đấu tới 2025 có 2-3 ngân hàng trong nhóm 100 của châu Á

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu hệ thống ngân hàng thực hiện "6 tăng, 6 giảm, 6 tăng tốc, bứt phá" để cùng đất nước phát triển, phấn đấu đến cuối năm 2025 có ít nhất từ 2-3 ngân hàng thương mại nằm trong nhóm 100 ngân hàng lớn mạnh nhất trong

Thủ tướng chỉ đạo không tăng giá các mặt hàng đột ngột, cùng thời điểm tăng lương Thủ tướng chỉ đạo nóng, thúc tiến độ đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội

Apple, TikTok, Meta, Google… nộp thuế hơn 6.200 tỷ đồng tại Việt Nam

Theo số liệu của Tổng cục Thuế, chỉ trong 8 tháng đầu năm, tổng số thuế mà các nhà cung cấp nước ngoài như Google, Facebook... nộp cho Việt Nam đạt 6.234 tỉ đồng, vượt dự toán năm.

KIDO đầu tư kênh giải trí và bán hàng livestream trên Tiktok, mục tiêu giúp doanh nghiệp thu trăm tỷ mỗi ngày Đề xuất đánh thuế VAT hàng giá trị nhỏ nhập khẩu qua Shopee, Lazada, Tiktok...

Hạn chế phương tiện lưu thông trên Cầu Chương Dương từ 8h30 sáng ngày 10/9

Để đảm bảo an toàn cho người và các phương tiện qua cầu, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội thông báo, từ 8h30 sáng nay (ngày 10/9) hạn chế phương tiện lưu thông trên Cầu Chương Dương.

Hà Nội thu hồi, bãi bỏ 153 dự án chậm triển khai Dấu ấn nhà phát triển dự án KITA Group tại khu biệt thự “hàng hiệu” của Hà Nội

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Việc trúng đấu giá tăng cao so với giá khởi điểm là đúng thực tế”

Xu hướng tăng giá chung của thị trường bất động sản đang trên đà phục hồi, và một lượng giá giao dịch tăng trưởng tốt trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp từ đầu năm 2024, đặc biệt là đối với các bất động sản có pháp lý rõ ràng, được đầu tư hạ tầng kỹ thu

Bộ Tài chính: Bảng giá đất hiện tại được tiếp tục áp dụng đến hết 2025 Chuyên gia nói gì về bảng giá đất của Tp.HCM, ai là người “chịu trận”?

Cắt giảm tối đa thủ tục hành chính trong xây dựng và mua bán nhà ở xã hội

Đây là một trong những nội dung được nêu ra tại Quyết định số 927/QĐ-TTg được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 24/5/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát t

Tp.HCM kiến nghị cho phép nhà ở riêng lẻ được xây tối đa 1 tầng hầm Ngân hàng Nhà nước sẽ sửa gói tín dụng 120.000 tỷ đồng mua nhà ở xã hội

Năm nay, người lao động đi làm ngày lễ 2/9 sẽ được tính lương như thế nào? Có phải đóng thuế TNCN?

Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định, người lao động trong ngày Quốc khánh sẽ được nghỉ 2 ngày và hưởng nguyên lương (ngày 2/9 dương lịch và 1 ngày liền kề trước hoặc sau).

Gia tăng quyền năng nữ lao động trong các khu công nghiệp Lần thứ 2 Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động