Ứng phó thành công với những "cơn gió ngược" của nền kinh tế
Trong bối cảnh hầu hết các nước được các chuyên gia tài chính quốc tế dự báo nền tăng trưởng giảm thì Việt Nam, dù khả năng cao GDP khó đạt mức 6,5% cả năm nay, nhưng dự báo gần đây của ADB công bố vào tháng 9/2023 cho thấy, Việt Nam vẫn sẽ dẫn đầu tăng trưởng ở Đông Nam Á ở mức 5,8% cho năm 2023, giảm so với năm ngoái nhưng vẫn là con số đáng được ghi nhận.
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương chỉ ra 4 “điểm sáng” tích cực mà nền kinh tế Việt Nam vượt qua "cơn gió ngược":
Thứ nhất cao công tác điều hành tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong 9 tháng qua. Đây là sự điều hành linh hoạt, hiệu quả của Ngân hàng Nhà nước đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) tiếp cận vốn thuận lợi, điều hành tỷ giá phù hợp, bảo đảm tính thanh khoản của toàn hệ thống. Thứ 2 là điều hành lạm phát, giá cả thuận lợi cho tăng trưởng. Thứ ba là giải ngân đầu tư công. Năm nay là năm có lượng vốn đầu tư công cao nhất từ trước đến nay. Kết quả giải ngân vốn đầu tư công sau 9 tháng đạt 51% là kết quả rất đáng khích lệ.
Trong rất nhiều năm qua, hiếm có năm nào sau 9 tháng kết quả giải ngân đạt được trên 50% bởi chúng ta thường dồn giải ngân vào những tháng cuối năm. Cuối cùng, điểm nổi bật trong năm nay khi bối cảnh thế giới nhiều biến động thì đất nước đã đạt nhiều kết quả rất tốt về đối ngoại. Đây là nội dung rất quan trọng trong điều hành kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng cả năm.
PGS.TS Vũ Minh Khương, Giảng viên cao cấp trường chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học quốc gia Singapore cho rằng: Thực lực kinh tế Việt Nam tăng lên mạnh mẽ: thứ nhất là điều hành của Chính phủ, truyền lửa và cam kết của Chính phủ, tác động đến cả các ông lớn như Samsung, Intel... Điểm nữa là xuất khẩu gạo – rất bản lĩnh, không chỉ vì mình mà còn vì cả thế giới. Về điều hành vĩ mô, trong bối cảnh còn nhiều rủi ro mà điều hành tỉ giá lên – xuống rất tốt. Sự điều hành của Chính Phủ giúp tâm thế của các địa phương tăng lên rất mạnh
Từ nhận định của các chuyên gia và từ khảo sát-phân tích khoa học của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc quốc gia của ADB tại Việt Nam cho rằng: Trên thực tế chúng ta nhìn thấy điều kiện bên ngoài khó khăn hơn, nhu cầu đối với hàng công nghiệp, xuất khẩu hàng hóa giảm, giá hàng hóa cao và điều kiện tài chính toàn cầu bị thắt chặt là các nguyên nhân chính dẫn đến tốc độ tăng trưởng chậm hơn.
Trong bối cảnh đó, theo dự báo gần đây của ADB công bố vào tháng 9/2023 cho thấy, Việt Nam vẫn sẽ dẫn đầu tăng trưởng ở Đông Nam Á ở mức 5,8% cho năm 2023, giảm so với năm ngoái nhưng vẫn là con số đáng được ghi nhận. Chúng ta hãy chú ý đến cách nền kinh tế và Chính phủ Việt Nam ứng phó với những thách thức, điều hành kinh tế vĩ mô và đạt được những thành quả.
ADB đánh giá cao những phản ứng chính sách chủ động của Chính phủ, cân bằng ổn định kinh tế vĩ mô với hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy đầu tư công. Các chính sách kinh tế vĩ mô bao gồm các biện pháp tài chính và tiền tệ. Cho đến nay, Chính phủ đã đi đúng hướng và kịp thời.
Hướng đến những ngành kinh tế mới nổi
Đứng trước những khó khăn thách thức hiện nay như: Hiện nay, tình hình lạm phát giá cả toàn cầu còn nhiều biến động. Cầu thế giới vẫn đang ở mức thấp trong khi nền kinh tế của nước ta đang trên đà phát triển và sản lượng xuất khẩu của chúng ta rất nhiều, do vậy chúng ta đang phụ thuộc vào diễn biến của thế giới.
Các DN đang phải đối diện với 2 vấn đề lớn. Đó là khi càng tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu thì lại phải đua theo những tiêu chí, tiêu chuẩn mà thế giới đã đặt ra như; tiêu chí xanh, tiêu chuẩn các-bon, rác thải, bảo vệ môi trường trong sản phẩm xuất khẩu của mình. Do đó, để chiến thắng, họ phải quan tâm đến vấn đề này. Hiện nhiều DN đã quan tâm đến vấn đề này, và Nhà nước cũng rất muốn đồng hành cùng các DN.
PGS.TS Vũ Minh Khương nhận định, hiện giờ cái khó rất lớn của thế giới là tăng trưởng sẽ có ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Tại sao? Không phải chỉ vấn đề nhu cầu thế giới suy giảm. Rõ ràng mô hình mở rộng theo kiểu cũ (thêm 1 nhà máy may, thêm 1 nhà máy thép) hết rồi, bây giờ phải làm sao nâng cấp, cất cánh lên, nhưng không thể ngày một ngày hai được. Đây là vấn đề chúng ta phải suy nghĩ, đòi hỏi vai trò của Chính phủ trong thời gian sắp tới.
TS Khương đã đề cập, có lẽ mô hình truyền thống không phù hợp với bối cảnh hiện nay nữa. Do đó chúng ta phải nghĩ đến mô hình mới, tiếp cận những cái mới. Chúng ta thấy rằng, chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Việt Nam đã mở ra những cơ hội mới, lĩnh vực, ngành nghề mới cho nền kinh tế. Và chỉ có những cái mới mới mang lại những động lực mới cho kinh tế, trong đó nhấn mạnh đến xu thế hiện nay là sản xuất bán dẫn.
Một ngành khoa học vừa là nghiên cứu, phát triển, sản xuất rất toàn diện, là cơ hội rất lớn cho chúng ta hướng tới các điều kiện mà mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ được nâng cấp, thu hút các DN lớn đến Việt Nam.