Việt Nam gia nhập top 10 thế giới, tiến vào thị trường 3.000 tỷ USD: Quốc gia số 1 ASEAN "ùn ùn" rót vốn

Cushman & Wakefield nhận định, lĩnh vực này ở Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành "gà đẻ trứng vàng" cho các chủ đầu tư có tầm nhìn và tiềm lực mạnh.

Việt Nam xếp hạng thứ 11 trong top 50 thị trường logistics mới nổi trên thế giới.
Việt Nam xếp hạng thứ 11 trong top 50 thị trường logistics mới nổi trên thế giới.

Việt Nam thăng hạng

Báo cáo của ResearchAndMarkets.com cho biết, quy mô thị trường logistics toàn cầu trong năm 2021 ước đạt 3.215 tỷ USD, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế.

Trong bối cảnh lĩnh vực này đang phát triển nở rộ, Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường logistics mới nổi hấp dẫn nhất toàn cầu.

Theo bảng xếp hạng Emerging Markets Index 2023 mới nhất của nhà cung cấp dịch vụ vận tải và hậu cần kho vận Agility, Việt Nam đã lọt vào top 10 số 50 thị trường logistics mới nổi trên thế giới, tăng 1 bậc so với vị trí số 11 được ghi nhận vào đầu năm nay.

Thông thường, Agility công bố bảng xếp hạng chỉ số các thị trường logistics mới nổi dựa trên 4 tiêu chí gồm: Cơ hội logistics trong nước, cơ hội logistics quốc tế, chỉ số kỹ thuật số, nguyên tắc kinh doanh.

Về cơ hội logistics trong nước (Domestic Logistics Opportunities), Việt Nam được đánh giá 5.02 điểm, đứng thứ 16.

Đối với cơ hội logistics quốc tế (International Logistics Opportunities), Việt Nam xếp hạng 4 thế giới và được đánh giá là quốc gia có tiềm năng phát triển logistics hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

Về nguyên tắc kinh doanh (Business Fundametals) và chỉ số kỹ thuật số (Digital Readiness), Việt Nam lần lượt xếp hạng 19 và 15.

394761678-664701925458065-4130023258927129126-n-5617.png
Bảng xếp hạng Emerging Markets Index 2023 do trang Agility cung cấp

Trong khi đó, theo cuộc khảo sát của Cushman & Wakefield (công ty dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực bất động sản thương mại) năm 2022, hơn 200 đại diện cấp cao từ các công ty đầu tư hàng đầu đã chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư ưu tiên nhất và nhì trong nhóm các thị trường logistics mới nổi. Việt Nam chiếm gần 80% số phiếu bầu cho hai vị trí ưu tiên, theo sau là 75% cho Ấn Độ.

Vì sao Việt Nam trở thành thị trường được ưa thích?

Theo Agility, Việt Nam giành được thứ hạng trên là nhờ có vị trí địa lý thuận lợi. Đây là yếu tố hấp dẫn các doanh nghiệp quốc tế khi họ đang tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Ngoài ra, sự tăng trưởng kinh tế, sản xuất và tiêu dùng trong nước, cũng như sự bùng nổ của thương mại điện tử đã mang lại những cơ hội thực sự cho logistics Việt Nam.

Cùng quan điểm này, Cushman & Wakefield lý giải cụ thể hơn rằng, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng ngoạn mục. Doanh thu thương mại điện tử ghi nhận tăng trưởng ấn tượng trong nửa đầu năm 2023, ước đạt 10,3 tỷ USD - tăng khoảng 25% so với cùng kỳ, chiếm 7,7% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Nhờ sự phát triển của ngành thương mại điện tử mà Việt Nam trở thành điểm đến của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và hậu cần. Điều này khiến nhu cầu về bất động sản logistics chất lượng cao cũng tăng cao theo.

Quảng cáo
logistics2-9651.jpg
Việt Nam là điểm đến đầu tư ưu tiên nhất và nhì trong nhóm các thị trường logistics mới nổi. Ảnh: Hanoi Times

Về ưu thế vị trí địa lý, Cushman & Wakefield cho biết, nối liền với Việt Nam là hành lang kinh tế phía Nam của Trung Quốc, gồm một số vùng nổi bật như Thượng Hải, Hong Kong, Thẩm Quyến, Phúc Kiến và Quảng Đông.

Đây là vùng kinh tế được chọn làm nơi đặt trụ sở của các ông lớn công nghiệp sản xuất, hóa sinh, thương mại và công nghệ điện tử. Trong năm 2021, vùng này đã chiếm hơn 30% tổng GDP của Trung Quốc, đóng vai trò quan trọng trong thu hút đầu tư và phát triển kinh tế logistics.

Bên cạnh đó, Việt Nam còn là quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng khi chi khoảng 5,7% GDP cho lĩnh vực này, và chính phủ Việt Nam có các chính sách thúc đẩy đầu tư hiệu quả.

Tập hợp những yếu tố trên, Cushman & Wakefield nhận định, tiềm năng logistics tại Việt Nam là rất lớn, hoàn toàn có thể trở thành "gà đẻ trứng vàng" cho các chủ đầu tư có tầm nhìn và tiềm lực mạnh.

Singapore đầu tư mạnh vào logistics ở Việt Nam

Nhìn thấy tiềm năng lớn, các tập đoàn hàng đầu thế giới đang dồn dập rót vốn khiến thị trường logistics Việt Nam 'nóng lên từng ngày'. Tốc độ đầu tư này cũng nhằm bắt nhịp với sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng đang đưa Việt Nam thành trung tâm kho vận của thế giới.

Singapore là một trong số các quốc gia đang muốn đẩy mạnh đầu tư logistics tại Việt Nam. Nói riêng trong năm nay, một phái đoàn gồm 30 tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Singapore đã tới Bình Dương hồi tháng 3 để tìm cơ hội đầu tư logistics cùng một số lĩnh vực khác.

logistics1-6313.jpg
Lễ ký Bản ghi nhớ giữa UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn YCH Group Pte. Ltd (Singapore) tại CMM lần thứ 17. Ảnh: VnEconomy

Tới tháng 8, UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn YCH Group Pte. Ltd (Singapore) đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) về đào tạo thực tập sinh Việt Nam trong lĩnh vực chuỗi cung ứng và logistics cũng như hợp tác nghiên cứu thành lập Trung tâm đổi mới sáng tạo tại tỉnh Vĩnh Phúc.

Theo bản ghi nhớ, YCH Group sẽ phối hợp với các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc để học sinh, sinh viên có chuyên ngành đào tạo phù hợp tham gia thực tập tại Dự án Trung tâm logistics ICD Vĩnh Phúc.

Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc là "siêu" dự án do Công ty CP T&Y Superport Vĩnh Phúc (liên doanh giữa Tập đoàn T&T và đối tác Singapore là Tập đoàn YCH) làm chủ đầu tư. Đây được xem là dự án trọng điểm giữa hai quốc gia Việt Nam – Singapore và được Thủ tướng hai nước bấm nút khởi công vào năm 2021 với kỳ vọng trở thành "siêu cảng" đầu tiên của mạng lưới logistics thông minh tại Đông Nam Á.

Sau khi hoàn thành, đây sẽ là một trong những trung tâm logistics lớn nhất miền Bắc, kết nối các khu công nghiệp bằng đường bộ, đường sắt cũng như kết nối với sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), sân bay quốc tế Cát Bi (Hải Phòng) và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, tạo sự đột phá cho lĩnh vực logistics của Việt Nam, đồng thời góp phần kết nối Vĩnh Phúc với các nước trong khối ASEAN và quốc tế.

Mới đây nhất, hơn 60 doanh nghiệp Singapore đã có mặt tại Việt Nam để tham dự một hội nghị kết nối kinh doanh giữa 2 quốc gia, bao gồm những doanh nghiệp đã đầu tư hàng tỷ USD và cả những doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội để rót vốn. Trong số này có tập đoàn SEA (bước chân vào Việt Nam từ năm 2009) - đơn vị đã đầu tư xây dựng Trung tâm phân loại hàng hóa tự động tại Bắc Ninh với năng lực xử lý đến 2,5 triệu bưu kiện mỗi ngày.

"Muốn thương mại điện tử phát triển, thì hệ thống hạ tầng, logistics phải hoàn thiện, đáp ứng tiêu chí nhanh, tin cậy. Đó là lý do chúng tôi đầu tư vào mảng này tại Việt Nam. Nền kinh tế số của Việt Nam rất tiềm năng, khi sẽ đóng góp tới 30% GDP vào năm 2030. Chúng tôi muốn tham gia vào hành trình đó" - Ông Jason Bay, Giám đốc Văn phòng vận hành Tập đoàn Sea (Singapore) nói.

Về phần mình, Việt Nam luôn coi Singapore là một trong những mắt xích quan trọng trong chiến lược phát triển logistics.

Với hệ thống cảng biển lớn và hiện đại bậc nhất thế giới, Singapore luôn nằm trong top những quốc gia phát triển hàng đầu về logistics. Đây là quốc gia đang đứng vị trí thứ nhất về chỉ số phát triển logistics trong khu vực, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB).

Theo Theo Nhịp sống Thị trường Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Vàng SJC vượt 120 triệu đồng, vàng nhẫn tăng vọt phiên đầu tháng 7

Sáng 1/7, giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh. Trong đó, giá vàng miếng SJC tại các doanh nghiệp lớn được niêm yết trên 120 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn được bán ra trong khoảng 116,5 - 118 triệu đồng/lượng.

Sáng 26/6: Giá vàng thế giới và trong nước đồng loạt tăng Giá vàng nhẫn, vàng SJC sáng 27/6 tăng vọt

Chuyện cổ tức ngân hàng: Giữ tiền để lớn hay chia sẻ với cổ đông?

Mùa đại hội cổ đông năm nay, câu chuyện chia cổ tức tiếp tục làm “nóng” nghị trường các ngân hàng. Trong khi một số nhà băng mạnh tay chi hàng nghìn tỷ đồng tiền mặt để tri ân cổ đông, nhiều ngân hàng lại chọn giữ lại toàn bộ lợi nhuận nhằm tăng vốn tự có

Ngân hàng nào sẽ tổ chức đại hội cổ đông tuần này? Hàng loạt ngân hàng tổ chức đại hội cổ đông trong tuần này, nhiều ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, Techcombank, MB...

10 năm doanh nghiệp tư nhân vươn mình

Trong suốt giai đoạn 10 năm vừa qua, các doanh nghiệp tư nhân hàng đầu Việt Nam như Vingroup, FPT, Hòa Phát, Thế Giới Di Động, Vietjet, REE, Hoá chất Đức Giang, Gelex, PNJ… đã ghi dấu ấn mạnh mẽ, với sự tăng trưởng vượt bậc về vốn hóa, doanh thu và lợi nh

Hòa Phát đầu tư sản xuất ván sàn cao cấp, mục tiêu lọt top 3 doanh nghiệp lớn nhất sau 5 năm Cổ phiếu của một doanh nghiệp chăn nuôi heo tăng “bốc đầu” trong ngày VN-Index “bốc hơi” gần 2 điểm

Vì sao VGTA đề xuất không để ngân hàng sản xuất, kinh doanh vàng miếng

Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA) đề xuất không nên để ngân hàng sản xuất, kinh doanh vàng miếng khi bỏ cơ chế độc quyền vàng miếng do lo ngại hệ lụy.

Tổng bí thư Tô Lâm: Xoá bỏ thế độc quyền Nhà nước về thương hiệu vàng miếng Giá vàng miếng SJC tăng nhẹ trong phiên đầu tuần, vàng nhẫn chững giá

Viconship gia tăng ảnh hưởng tại Hải An

Hai lãnh đạo cấp cao của Viconship – ông Nguyễn Xuân Dũng và ông Tạ Công Thông – vừa được đề cử tham gia Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) cho nhiệm kỳ 2023–2028.

Viconship dự chi gần 320 tỷ đồng mua 37,55% vốn tại Vinaship, Dragon Capital rời ghế cổ đông lớn PVD Viconship trở thành cổ đông lớn của Vinaship, TTC Agris muốn mua 40% vốn Betrimex

Quảng Ninh duyệt nhà đầu tư dự án đô thị nghỉ dưỡng gần 1 tỷ USD tại Vân Đồn

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa phê duyệt Công ty TNHH Đầu tư Địa ốc Hải Đăng – thành viên của HDMon Holdings – làm nhà đầu tư thực hiện dự án tổ hợp du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp, sân golf và khu dân cư Monbay Vân Đồn, tổng mức đầu tư gần 25.000 tỷ đồng

Quảng Ninh xử phạt 'ông chủ' dự án quây núi đá vịnh Hạ Long làm 'hòn non bộ' 125 triệu đồng Nikkei phân tích lý do Quảng Ninh trở thành điểm đến được nhà đầu tư nước ngoài yêu thích nhất

Xăng, nước ngọt, điều hòa công suất lớn vào diện chịu thuế

Sáng ngày 14/6, với 94,98% đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), bổ sung một số hàng hóa – dịch vụ vào diện chịu thuế.

Không nhượng bộ ông Trump, Trung Quốc nâng thuế lên 84% trả đũa Mỹ Rủi ro thuế quan tác động đến phát hành trái phiếu doanh nghiệp phi tài chính năm 2025

Quy định quản lý, sử dụng vốn, tài sản của tổ chức tín dụng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 135/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 quy định chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do nhà nước nắm giữ 100%

Lỗ hơn 152 tỷ đồng, công ty tài chính tiêu dùng giảm hơn 1.100 nhân sự, còn 181 người Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

5 tháng năm 2025: CPI tăng 3,21% so với cùng kỳ năm 2024

Theo báo cáo của Cục Thống kê (Bộ Tài chính), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2025 tăng 0,16% so với tháng trước; tăng 1,53% so với tháng 12/2024; và tăng 3,24% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân năm tháng đầu năm 2025, CPI tăng 3,21% so với cùng kỳ n

CPI Việt Nam năm 2024 tăng 3,63%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra CPI Việt Nam tăng gần 1% trong tháng 1, nguyên nhân do đâu?