Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài bởi nền kinh tế kiên cường và mức lương cạnh tranh

Nghiên cứu của HSBC cho thấy, Việt Nam được lựa chọn vai trò là một cứ điểm sản xuất bởi có nền kinh tế kiên cường và mức lương cạnh tranh. Bất chấp những khó khăn trong hiện tại, Việt Nam vẫn là một điểm đến hấp dẫn với doanh nghiệp nước ngoài.

Báo cáo khảo sát về quan điểm của nhà đầu tư nước ngoài về tình hình Đông Nam Á của HSBC cho thấy, doanh nghiệp quốc tế đến từ chín nền kinh tế lớn trên thế giới đang ngày càng lạc quan về triển vọng ở khu vực này, với kỳ vọng hoạt động kinh doanh tăng trưởng 23,2% trong vòng 12 tháng tới – so với mức 20,1% trong khảo sát năm ngoái.

Khảo sát Kết nối Toàn cầu HSBC cũng cho thấy nhóm doanh nghiệp đến từ các nước gần Đông Nam Á hơn, như châu Á và Trung Đông, có hiện diện mạnh mẽ hơn ở Đông Nam Á và mức độ tham vọng cũng lớn hơn xét về mở rộng hoạt động trong khu vực này so với nhóm doanh nghiệp đến từ châu Âu và Mỹ.

Bà Amanda Murphy, Giám đốc Khối khách hàng Doanh nghiệp, Khu vực Nam và Đông Nam Á, HSBC châu Á – Thái Bình Dương chia sẻ: "Những phát hiện này một lần nữa xác nhận thực tế chúng tôi quan sát được từ chính khách hàng của chúng tôi, rằng doanh nghiệp trên khắp thế giới đang ngày càng vững tin hơn vào việc mở rộng quy mô hoạt động ở Đông Nam Á. Chúng tôi cũng như khách hàng doanh nghiệp đều rất hào hứng với Đông Nam Á và chúng tôi luôn chú trọng kết nối doanh nghiệp quốc tế trong mạng lưới toàn cầu của HSBC với các cơ hội ở khu vực đầy năng động này".

Tham vọng tăng trưởng

Khảo sát hé lộ sự khác biệt rõ rệt về tham vọng M&A ở Đông Nam Á của nhóm công ty châu Á – Thái Bình Dương với các công ty đến từ những khu vực khác. Số lượng công ty đến từ Trung Quốc (65%) có khả năng gia tăng tăng trưởng phi tự thân ở Đông Nam Á tới năm 2024 nhiều gấp đôi số công ty đến từ Đức (45%), mặc dù các công ty tham gia khảo sát từ tất cả các thị trường đều kỳ vọng hoạt động này gia tăng trong vòng bốn năm tới và khoảng cách giữa các công ty châu Á và các công ty đến từ nơi khác tham gia khảo sát cũng thu hẹp dần theo thời gian.

Các công ty tham gia khảo sát đã hiện diện trong khu vực có kế hoạch tập trung phát triển ở những nơi họ đã nắm rõ. 36% công ty đang hoạt động tại Singapore kỳ vọng sẽ ưu tiên tăng trưởng ở đó trong vòng hai năm tới, tiếp đến là 27% công ty có hoạt động ở Malaysia và 24% có hoạt động ở Thái Lan.

Các doanh nghiệp đến từ các thị trường ngoại trừ Đức có khả năng ưu tiên Singapore trong số các thị trường hiện tại của họ, phản ánh sức hấp dẫn lâu bền của nước này trong vai trò trung tâm kết nối của khu vực và một trung tâm tài chính.

Xét về cơ hội mới, Indonesia và Malaysia là hai lựa chọn phổ biến nhất đối với các công ty nhắm tới mục tiêu mở rộng sang một thị trường ASEAN hoàn toàn mới trong vòng hai năm tới. Một phần tư các công ty chưa có hiện diện tại Indonesia và một phần tư các công ty đã có hiện diện tại Malaysia có kế hoạch mở rộng hoạt động sang hai nước này trong khoảng thời gian đó.

Sức hấp dẫn của ASEAN

Khảo sát cho thấy các doanh nghiệp quốc tế tiếp tục nhìn nhận ASEAN chủ yếu như một mắt xích kết nối chuỗi cung ứng hơn là một thị trường tiêu dùng tiềm năng, mặc dù tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đầu người của Đông Nam Á đã tăng từ 1.250 USD năm 2000 lên 5.800 USD năm 2023 (theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF).

Nguồn nhân công có tay nghề (27%), nền kinh tế số đang phát triển (26%) và mức lương cạnh tranh (25%) là ba yếu tố hấp dẫn nhất của khu vực này, còn sự gia tăng của tầng lớp trung lưu chỉ đứng thứ chín trên thang đánh giá mức độ quan trọng.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp xác định vấn đề nhân tài vừa là một thách thức vừa là điểm hấp dẫn: chi phí đào tạo (36%) và thiếu nhân sự có tay nghề để thúc đẩy triển khai (cùng 36%) được nhận định là những thách thức hàng đầu với doanh nghiệp đang tìm cách số hóa hoạt động ở ASEAN. Đồng thời, khả năng tuyển dụng nhân tài với mức độ chuyên môn phù hợp cũng là thách thức hàng đầu để trở nên bền vững hơn trong khu vực.

Khi được hỏi lĩnh vực công nghệ nào ASEAN đang dẫn đầu, câu trả lời được chọn nhiều nhất là thương mại điện tử (31%) và thanh toán số (28%), phản ánh mức độ ứng dụng rộng rãi các nền tảng số và ví điện tử ở nhiều quốc gia trong khu vực này.

Quảng cáo

Bà Amanda Murphy nhận định: "Đông Nam Á rõ ràng là một cứ điểm sản xuất hấp dẫn với chuỗi cung ứng ngày càng tiến bộ và nguồn nhân công có tay nghề cao thu hút các công ty toàn cầu đến với khu vực này. Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng câu chuyện tiêu dùng cũng là một trong những yếu tố cần chú ý đối với doanh nghiệp quốc tế trong bối cảnh ứng dụng số và chi tiêu trong nước gia tăng".

Hiện diện và thương mại

Doanh nghiệp đến từ Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Ấn Độ, Úc và vùng Vịnh GCC bình quân vượt trên nhóm doanh nghiệp đến từ Vương quốc Anh, Pháp, Đức và Mỹ trong một số khía cạnh:

Tỷ lệ doanh nghiệp đạt tăng trưởng tự thân ở ASEAN: 63% so với 45%

Tỷ lệ doanh nghiệp có chuỗi cung ứng phát triển trong khu vực: 62% so với 43%

Tỷ lệ doanh nghiệp theo đuổi tăng trưởng phi tự thân thông qua mua bán và sáp nhập (M&A): 41% so với 24%

Kết quả khảo sát cũng cho thấy các công ty châu Á – Thái Bình Dương và vùng Vịnh GCC tận dụng các Hiệp định Thương mại Tự do (Free Trade Agreement – FTA) nhằm gia tăng hoạt động thương mại với ASEAN hơn so với nhóm công ty đến từ châu Âu và Mỹ. Các công ty đến từ Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Ấn Độ và vùng Vịnh GCC có khả năng sử dụng Hiệp định Thương mại Tự do EU-Singapore, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hơn so với nhóm công ty đến từ châu Âu với mức độ chênh lệch bình quân là 78% so với 59%.

Sức hút của Việt Nam

Nghiên cứu của HSBC cho thấy nền kinh tế kiên cường và mức lương cạnh tranh của Việt Nam (cùng 28%) là hai yếu tố hàng đầu trong thu hút doanh nghiệp nước ngoài. Lực lượng lao động lành nghề (27%) cũng được các công ty quốc tế nhận định là một trong những đặc điểm hấp dẫn của Việt Nam trong vai trò một cứ điểm sản xuất.

Một tỷ lệ tương đương các doanh nghiệp bị thu hút bởi thị trường tiêu dùng đang dần lớn mạnh của Việt Nam, nhấn mạnh sự thịnh vượng của người tiêu dùng đang gia tăng là một đặc điểm hấp dẫn.

Nền kinh tế số đang phát triển của Việt Nam (23%) cũng là một điểm mạnh thu hút doanh nghiệp đến mở rộng hoạt động. Nhiều công ty tham gia khảo sát cho biết họ bị hấp dẫn bởi tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh cao và lĩnh vực khởi nghiệp sôi động của Việt Nam.

"Với tổng dân số hơn 600 triệu người có độ tuổi trung bình là 32 và tốc độ tăng trưởng GDP bình quân ở mức 5%, ASEAN đại diện cho một thị trường hấp dẫn đặc biệt khi thị trường này đang sẵn sàng trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2035. Tăng trưởng này được thúc đẩy nhờ sự năng động, xu hướng số hóa và đặc điểm nhân khẩu học", ông Tim Evans, Tổng Giám đốc của HSBC Việt Nam bổ sung.

Ông Evans nhấn mạnh vốn được biết đến là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, Việt Nam cũng nổi lên trong nhóm những nước có tăng trưởng tốt nhất khu vực ASEAN bởi sự kiên cường của nền kinh tế trong và sau đại dịch Covid-19. Cùng với lực lượng lao động lành nghề chăm chỉ và cơ cấu chi phí cạnh tranh, sự kiên cường này tiếp tục thu hút dòng FDI mạnh mẽ vào Việt Nam.

Tuy nhiên cũng theo ông Evans, câu chuyện của Việt Nam không chỉ xoay quanh FDI và xuất khẩu. Tầng lớp trung lưu đang lớn mạnh cũng là một cơ hội thực sự cho các công ty quốc tế kỳ vọng trở thành một phần của câu chuyện tiêu dùng mà trong đó Việt Nam trở thành thị trường tiêu dùng lớn thứ 10 thế giới vào năm 2030. Bất chấp những khó khăn trong hiện tại, Việt Nam vẫn là một điểm đến hấp dẫn với doanh nghiệp nước ngoài.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Chính sách

Apple, TikTok, Meta, Google… nộp thuế hơn 6.200 tỷ đồng tại Việt Nam

Theo số liệu của Tổng cục Thuế, chỉ trong 8 tháng đầu năm, tổng số thuế mà các nhà cung cấp nước ngoài như Google, Facebook... nộp cho Việt Nam đạt 6.234 tỉ đồng, vượt dự toán năm.

KIDO đầu tư kênh giải trí và bán hàng livestream trên Tiktok, mục tiêu giúp doanh nghiệp thu trăm tỷ mỗi ngày Đề xuất đánh thuế VAT hàng giá trị nhỏ nhập khẩu qua Shopee, Lazada, Tiktok...

Hạn chế phương tiện lưu thông trên Cầu Chương Dương từ 8h30 sáng ngày 10/9

Để đảm bảo an toàn cho người và các phương tiện qua cầu, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội thông báo, từ 8h30 sáng nay (ngày 10/9) hạn chế phương tiện lưu thông trên Cầu Chương Dương.

Hà Nội thu hồi, bãi bỏ 153 dự án chậm triển khai Dấu ấn nhà phát triển dự án KITA Group tại khu biệt thự “hàng hiệu” của Hà Nội

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Việc trúng đấu giá tăng cao so với giá khởi điểm là đúng thực tế”

Xu hướng tăng giá chung của thị trường bất động sản đang trên đà phục hồi, và một lượng giá giao dịch tăng trưởng tốt trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp từ đầu năm 2024, đặc biệt là đối với các bất động sản có pháp lý rõ ràng, được đầu tư hạ tầng kỹ thu

Bộ Tài chính: Bảng giá đất hiện tại được tiếp tục áp dụng đến hết 2025 Chuyên gia nói gì về bảng giá đất của Tp.HCM, ai là người “chịu trận”?

Cắt giảm tối đa thủ tục hành chính trong xây dựng và mua bán nhà ở xã hội

Đây là một trong những nội dung được nêu ra tại Quyết định số 927/QĐ-TTg được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 24/5/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát t

Tp.HCM kiến nghị cho phép nhà ở riêng lẻ được xây tối đa 1 tầng hầm Ngân hàng Nhà nước sẽ sửa gói tín dụng 120.000 tỷ đồng mua nhà ở xã hội

Năm nay, người lao động đi làm ngày lễ 2/9 sẽ được tính lương như thế nào? Có phải đóng thuế TNCN?

Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định, người lao động trong ngày Quốc khánh sẽ được nghỉ 2 ngày và hưởng nguyên lương (ngày 2/9 dương lịch và 1 ngày liền kề trước hoặc sau).

Gia tăng quyền năng nữ lao động trong các khu công nghiệp Lần thứ 2 Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Công điện số 82/CĐ-TTg ngày 21/8/2024 chỉ đạo các cơ quan liên quan kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.

Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM nói gì về bảng giá đất mới sắp áp dụng Bộ Tài chính: Bảng giá đất hiện tại được tiếp tục áp dụng đến hết 2025