Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài bởi nền kinh tế kiên cường và mức lương cạnh tranh

Nghiên cứu của HSBC cho thấy, Việt Nam được lựa chọn vai trò là một cứ điểm sản xuất bởi có nền kinh tế kiên cường và mức lương cạnh tranh. Bất chấp những khó khăn trong hiện tại, Việt Nam vẫn là một điểm đến hấp dẫn với doanh nghiệp nước ngoài.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Báo cáo khảo sát về quan điểm của nhà đầu tư nước ngoài về tình hình Đông Nam Á của HSBC cho thấy, doanh nghiệp quốc tế đến từ chín nền kinh tế lớn trên thế giới đang ngày càng lạc quan về triển vọng ở khu vực này, với kỳ vọng hoạt động kinh doanh tăng trưởng 23,2% trong vòng 12 tháng tới – so với mức 20,1% trong khảo sát năm ngoái.

Khảo sát Kết nối Toàn cầu HSBC cũng cho thấy nhóm doanh nghiệp đến từ các nước gần Đông Nam Á hơn, như châu Á và Trung Đông, có hiện diện mạnh mẽ hơn ở Đông Nam Á và mức độ tham vọng cũng lớn hơn xét về mở rộng hoạt động trong khu vực này so với nhóm doanh nghiệp đến từ châu Âu và Mỹ.

Bà Amanda Murphy, Giám đốc Khối khách hàng Doanh nghiệp, Khu vực Nam và Đông Nam Á, HSBC châu Á – Thái Bình Dương chia sẻ: "Những phát hiện này một lần nữa xác nhận thực tế chúng tôi quan sát được từ chính khách hàng của chúng tôi, rằng doanh nghiệp trên khắp thế giới đang ngày càng vững tin hơn vào việc mở rộng quy mô hoạt động ở Đông Nam Á. Chúng tôi cũng như khách hàng doanh nghiệp đều rất hào hứng với Đông Nam Á và chúng tôi luôn chú trọng kết nối doanh nghiệp quốc tế trong mạng lưới toàn cầu của HSBC với các cơ hội ở khu vực đầy năng động này".

Tham vọng tăng trưởng

Khảo sát hé lộ sự khác biệt rõ rệt về tham vọng M&A ở Đông Nam Á của nhóm công ty châu Á – Thái Bình Dương với các công ty đến từ những khu vực khác. Số lượng công ty đến từ Trung Quốc (65%) có khả năng gia tăng tăng trưởng phi tự thân ở Đông Nam Á tới năm 2024 nhiều gấp đôi số công ty đến từ Đức (45%), mặc dù các công ty tham gia khảo sát từ tất cả các thị trường đều kỳ vọng hoạt động này gia tăng trong vòng bốn năm tới và khoảng cách giữa các công ty châu Á và các công ty đến từ nơi khác tham gia khảo sát cũng thu hẹp dần theo thời gian.

Các công ty tham gia khảo sát đã hiện diện trong khu vực có kế hoạch tập trung phát triển ở những nơi họ đã nắm rõ. 36% công ty đang hoạt động tại Singapore kỳ vọng sẽ ưu tiên tăng trưởng ở đó trong vòng hai năm tới, tiếp đến là 27% công ty có hoạt động ở Malaysia và 24% có hoạt động ở Thái Lan.

Các doanh nghiệp đến từ các thị trường ngoại trừ Đức có khả năng ưu tiên Singapore trong số các thị trường hiện tại của họ, phản ánh sức hấp dẫn lâu bền của nước này trong vai trò trung tâm kết nối của khu vực và một trung tâm tài chính.

Xét về cơ hội mới, Indonesia và Malaysia là hai lựa chọn phổ biến nhất đối với các công ty nhắm tới mục tiêu mở rộng sang một thị trường ASEAN hoàn toàn mới trong vòng hai năm tới. Một phần tư các công ty chưa có hiện diện tại Indonesia và một phần tư các công ty đã có hiện diện tại Malaysia có kế hoạch mở rộng hoạt động sang hai nước này trong khoảng thời gian đó.

Sức hấp dẫn của ASEAN

Khảo sát cho thấy các doanh nghiệp quốc tế tiếp tục nhìn nhận ASEAN chủ yếu như một mắt xích kết nối chuỗi cung ứng hơn là một thị trường tiêu dùng tiềm năng, mặc dù tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đầu người của Đông Nam Á đã tăng từ 1.250 USD năm 2000 lên 5.800 USD năm 2023 (theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF).

Nguồn nhân công có tay nghề (27%), nền kinh tế số đang phát triển (26%) và mức lương cạnh tranh (25%) là ba yếu tố hấp dẫn nhất của khu vực này, còn sự gia tăng của tầng lớp trung lưu chỉ đứng thứ chín trên thang đánh giá mức độ quan trọng.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp xác định vấn đề nhân tài vừa là một thách thức vừa là điểm hấp dẫn: chi phí đào tạo (36%) và thiếu nhân sự có tay nghề để thúc đẩy triển khai (cùng 36%) được nhận định là những thách thức hàng đầu với doanh nghiệp đang tìm cách số hóa hoạt động ở ASEAN. Đồng thời, khả năng tuyển dụng nhân tài với mức độ chuyên môn phù hợp cũng là thách thức hàng đầu để trở nên bền vững hơn trong khu vực.

Khi được hỏi lĩnh vực công nghệ nào ASEAN đang dẫn đầu, câu trả lời được chọn nhiều nhất là thương mại điện tử (31%) và thanh toán số (28%), phản ánh mức độ ứng dụng rộng rãi các nền tảng số và ví điện tử ở nhiều quốc gia trong khu vực này.

Bà Amanda Murphy nhận định: "Đông Nam Á rõ ràng là một cứ điểm sản xuất hấp dẫn với chuỗi cung ứng ngày càng tiến bộ và nguồn nhân công có tay nghề cao thu hút các công ty toàn cầu đến với khu vực này. Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng câu chuyện tiêu dùng cũng là một trong những yếu tố cần chú ý đối với doanh nghiệp quốc tế trong bối cảnh ứng dụng số và chi tiêu trong nước gia tăng".

Hiện diện và thương mại

Doanh nghiệp đến từ Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Ấn Độ, Úc và vùng Vịnh GCC bình quân vượt trên nhóm doanh nghiệp đến từ Vương quốc Anh, Pháp, Đức và Mỹ trong một số khía cạnh:

Tỷ lệ doanh nghiệp đạt tăng trưởng tự thân ở ASEAN: 63% so với 45%

Tỷ lệ doanh nghiệp có chuỗi cung ứng phát triển trong khu vực: 62% so với 43%

Tỷ lệ doanh nghiệp theo đuổi tăng trưởng phi tự thân thông qua mua bán và sáp nhập (M&A): 41% so với 24%

Kết quả khảo sát cũng cho thấy các công ty châu Á – Thái Bình Dương và vùng Vịnh GCC tận dụng các Hiệp định Thương mại Tự do (Free Trade Agreement – FTA) nhằm gia tăng hoạt động thương mại với ASEAN hơn so với nhóm công ty đến từ châu Âu và Mỹ. Các công ty đến từ Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Ấn Độ và vùng Vịnh GCC có khả năng sử dụng Hiệp định Thương mại Tự do EU-Singapore, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hơn so với nhóm công ty đến từ châu Âu với mức độ chênh lệch bình quân là 78% so với 59%.

Sức hút của Việt Nam

Nghiên cứu của HSBC cho thấy nền kinh tế kiên cường và mức lương cạnh tranh của Việt Nam (cùng 28%) là hai yếu tố hàng đầu trong thu hút doanh nghiệp nước ngoài. Lực lượng lao động lành nghề (27%) cũng được các công ty quốc tế nhận định là một trong những đặc điểm hấp dẫn của Việt Nam trong vai trò một cứ điểm sản xuất.

Một tỷ lệ tương đương các doanh nghiệp bị thu hút bởi thị trường tiêu dùng đang dần lớn mạnh của Việt Nam, nhấn mạnh sự thịnh vượng của người tiêu dùng đang gia tăng là một đặc điểm hấp dẫn.

Nền kinh tế số đang phát triển của Việt Nam (23%) cũng là một điểm mạnh thu hút doanh nghiệp đến mở rộng hoạt động. Nhiều công ty tham gia khảo sát cho biết họ bị hấp dẫn bởi tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh cao và lĩnh vực khởi nghiệp sôi động của Việt Nam.

"Với tổng dân số hơn 600 triệu người có độ tuổi trung bình là 32 và tốc độ tăng trưởng GDP bình quân ở mức 5%, ASEAN đại diện cho một thị trường hấp dẫn đặc biệt khi thị trường này đang sẵn sàng trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2035. Tăng trưởng này được thúc đẩy nhờ sự năng động, xu hướng số hóa và đặc điểm nhân khẩu học", ông Tim Evans, Tổng Giám đốc của HSBC Việt Nam bổ sung.

Ông Evans nhấn mạnh vốn được biết đến là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, Việt Nam cũng nổi lên trong nhóm những nước có tăng trưởng tốt nhất khu vực ASEAN bởi sự kiên cường của nền kinh tế trong và sau đại dịch Covid-19. Cùng với lực lượng lao động lành nghề chăm chỉ và cơ cấu chi phí cạnh tranh, sự kiên cường này tiếp tục thu hút dòng FDI mạnh mẽ vào Việt Nam.

Tuy nhiên cũng theo ông Evans, câu chuyện của Việt Nam không chỉ xoay quanh FDI và xuất khẩu. Tầng lớp trung lưu đang lớn mạnh cũng là một cơ hội thực sự cho các công ty quốc tế kỳ vọng trở thành một phần của câu chuyện tiêu dùng mà trong đó Việt Nam trở thành thị trường tiêu dùng lớn thứ 10 thế giới vào năm 2030. Bất chấp những khó khăn trong hiện tại, Việt Nam vẫn là một điểm đến hấp dẫn với doanh nghiệp nước ngoài.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ

Cùng chuyên mục Chính sách

Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm: Người mua nhà sẽ được hưởng lợi lớn

Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm: Người mua nhà sẽ được hưởng lợi lớn

Luật Kinh doanh bất động sản 2023 được thông qua có ý nghĩa tích cực, hướng đến bảo vệ lợi ích cho người mua nhà và cũng tạo điều kiện cho người mua có quyền lựa chọn đối với sản phẩm nhà ở.

Từ năm 2025, Luật Đất đai bỏ trường hợp người sử dụng đất là hộ gia đình Luật đất đai có thể có hiệu lực sớm từ 1/7/2024, nhìn lại 6 tác động đến bức tranh bất động sản mà người dân, doanh nghiệp mong chờ
Từ năm 2025, Luật Đất đai bỏ trường hợp người sử dụng đất là hộ gia đình

Từ năm 2025, Luật Đất đai bỏ trường hợp người sử dụng đất là hộ gia đình

Hộ gia đình đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất trước khi luật mới có hiệu lực sẽ có quyền và nghĩa vụ như với cá nhân sử dụng đất.

Luật đất đai có thể có hiệu lực sớm từ 1/7/2024, nhìn lại 6 tác động đến bức tranh bất động sản mà người dân, doanh nghiệp mong chờ Quy định mới nhất về tính thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng nhà đất theo Luật đất đai 2024
Chương trình mới giải ngân được 415 tỷ đồng tại 6 dự án, còn với người mua nhà là hơn 540 triệu đồng tại 2 dự án. (Ảnh: Int)

Mục tiêu phát triển hơn 1 triệu căn nhà ở xã hội vẫn xa vời

Chương trình phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội được quy hoạch vào nguồn vốn ưu đãi 125.000 tỷ đồng đến từ 5 ngân hàng thương mại lớn. Điều bất ngờ là sau 1 năm triển khai, thống kê mới đây từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, với chủ đầu tư - chương trình mới giải ngân được 415 tỷ đồng tại 6 dự án, còn với người mua nhà là hơn 540 triệu đồng tại 2 dự án.

ĐHĐCĐ Phục Hưng Holdings: Đã bước vào làm nhà ở xã hội Phát triển nhà ở xã hội: Vốn vay chưa quan trọng bằng quỹ đất
Chính phủ yêu cầu thanh tra, kiểm tra chuyên ngành ngay thị trường vàng. (Ảnh: Int)

Chính phủ yêu cầu thanh kiểm tra ngay thị trường vàng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng.

Giá vàng khép lại tuần tăng mạnh nhất trong 5 tuần gần nhất Giá vàng thế giới tăng mạnh khi số liệu việc làm Mỹ gây thất vọng
Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương đẩy nhanh xây dựng nghị định mua bán điện trực tiếp

Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương đẩy nhanh xây dựng nghị định mua bán điện trực tiếp

Thường trực Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương nhanh chóng xây dựng Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu và Nghị định quy định cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và khí LNG.

PVOIL đã có thể phát hành hóa đơn điện tử sau sự cố bị tấn công hệ thống Tình trạng thiếu điện sẽ không căng thẳng như năm 2023, triển vọng nhiều doanh nghiệp sẽ tươi sáng hơn
Theo đại diện doanh nghiệp, việc duy trì Quỹ Bình ổn giá xăng dầu khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn (ảnh minh họa)

Kiến nghị bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu vì làm khổ doanh nghiệp

Tại hội nghị lấy ý kiến xây dựng nghị định mới về kinh doanh xăng dầu do Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (VINPA) tổ chức ngày 7/5, lãnh đạo Petrolimex, PVOil đã kiến nghị bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu vì việc duy trì quỹ khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Giá xăng dầu là nguyên nhân chính làm CPI tháng 4 tăng Tháng 3 sắp hết nhưng vẫn còn hơn 5.000 cửa hàng kinh doanh xăng dầu chưa xuất hoá đơn điện tử theo từng lần bán hàng
Chỉ đạo mới nhất về việc chuyển mục đích đất dân cư xây mới tại Tp.HCM

Chỉ đạo mới nhất về việc chuyển mục đích đất dân cư xây mới tại Tp.HCM

Mới đây, Văn phòng UBND Tp.HCM có thông báo kết luận của Phó chủ tịch UBND Tp.HCM Bùi Xuân Cường tại cuộc họp nghe báo cáo về chuyển mục đích sử dụng đất từ các loại đất khác sang đất ở của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tại khu vực quy hoạch nhóm nhà ở trong các đồ án quy hoạch phân khu theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị.

Luật đất đai có thể có hiệu lực sớm từ 1/7/2024, nhìn lại 6 tác động đến bức tranh bất động sản mà người dân, doanh nghiệp mong chờ CEO Vinhomes: "Thị trường bất động sản sẽ hồi phục nhưng không nhanh như kỳ vọng"
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phiên họp thường kỳ tháng 4/2024. Ảnh VGP

Thủ tướng chỉ đạo không tăng giá các mặt hàng đột ngột, cùng thời điểm tăng lương

Một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thời gian tới được Thủ tướng Chính phủ đề cập đến là việc điều chỉnh giá các mặt hàng do nhà nước quản lý, các dịch vụ công, không tăng giá đột ngột, không tăng giá nhiều mặt hàng cùng thời điểm, không tăng giá vào thời điểm tăng lương…

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương nghiên cứu tuyến đường sắt kết nối 2 sân bay lớn nhất cả nước Vàng SJC tiếp tục tăng “nóng” chạm đỉnh 85 triệu đồng/lượng, Thủ tướng lập tức có chỉ đạo
Luật đất đai có thể có hiệu lực sớm từ 1/7/2024, nhìn lại 6 tác động đến bức tranh bất động sản mà người dân, doanh nghiệp mong chờ

Luật đất đai có thể có hiệu lực sớm từ 1/7/2024, nhìn lại 6 tác động đến bức tranh bất động sản mà người dân, doanh nghiệp mong chờ

Sau dự thảo Nghị quyết của Quốc hội cho phép Luật kinh doanh bất động sản sửa đổi và Luật nhà ở sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, thì Luật đất đai 2024 cũng đang trình Chính phủ đề nghị Quốc hội chấp thuận cho phép có hiệu lực từ 1/7.

Quy định mới nhất về tính thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng nhà đất theo Luật đất đai 2024 10 điểm mới của Luật Đất đai và tác động đến người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế
Chính phủ trình Quốc hội xem xét tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng

Chính phủ trình Quốc hội xem xét tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng

Chính phủ vừa có Tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024.

Đề xuất đánh thuế VAT hàng giá trị nhỏ nhập khẩu qua Shopee, Lazada, Tiktok... Bộ trưởng Tài chính nói gì về phản ánh hoàn thuế VAT chậm, gây thiệt hại cho doanh nghiệp?
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân; tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; vi phạm quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm bị phạt tới 90 triệu đồng;... là một số chính sách có hiệu lực từ tháng 5.

PVOIL đã có thể phát hành hóa đơn điện tử sau sự cố bị tấn công hệ thống Tình trạng thiếu điện sẽ không căng thẳng như năm 2023, triển vọng nhiều doanh nghiệp sẽ tươi sáng hơn