Việt Nam nên làm gì khi xuất khẩu dệt may sụt giảm, thua Bangladesh?

Theo Chủ tịch Vinatex, Bangladesh có hai điểm hơn Việt Nam và Trung Quốc một cách rõ rệt đó là giá và thuế quan.

8 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 26,1 tỷ USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2022 - Ảnh minh họa.
8 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 26,1 tỷ USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2022 - Ảnh minh họa.

Theo số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, trong tháng 8/2023, xuất khẩu dệt may đạt gần 3,6 tỷ USD, giảm 6% so với tháng 7 và giảm 21,5% so với tháng 8/2022. Lũy kế 8 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 26,1 tỷ USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2022.

Thống kê cũng cho thấy tất cả mặt hàng dệt may đều tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm may mặc đạt 20,5 tỷ USD, giảm 16% so với cùng kỳ và chiếm 78,5% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may 8 tháng đầu năm.

det-may-6577.png

Kim ngạch xuất khẩu dệt may 8 tháng sụt giảm chủ yếu là do lực cầu từ các thị trường chủ lực như EU, Mỹ, và Hàn Quốc đều sụt giảm. Sụt giảm đơn hàng hiện cũng là tình trạng chung của nhiều nước xuất khẩu dệt may lớn trên thế giới, ngoại trừ Bangladesh.

Vấn đề của ngành dệt may hiện nay là giá và thuế quan

Chia sẻ tại diễn đàn Kinh tế - xã hội 2023 vừa diễn ra, ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, 8 tháng đầu năm, trong số các quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu dệt may chỉ có Bangladesh tăng trưởng 5,7%, ngay cả Trung Quốc cũng suy giảm 10%.

Ông Trường thông tin, tháng 8 vừa qua, Hiệp hội các nhà nhập khẩu dệt may Hoa Kỳ có làm một bản đánh giá để lựa chọn quốc gia nhập khẩu dệt may, đưa ra 12 tiêu chí, gồm: Chất lượng, năng lực quản trị, độ ổn định chính trị, khả năng sáng tạo, trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, thuế quan...

"Việt Nam có điểm tổng cao nhất là 47,5/60. Trung Quốc là 42/60. Lý do Trung Quốc sụt giảm hơn là vì họ có câu chuyện về trách nhiệm xã hội và lao động nên bị đánh giá thấp. Bangladesh thực tế chỉ có 39/60. Cả về chất lượng, thời gian giao hàng, đặc biệt là trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững họ chỉ đạt 2/5 nhưng Việt Nam đạt 4/5, vì Bangladesh hiện vẫn chưa có hệ thống bảo hiểm xã hội, cả người lao động và sử dụng lao động đều không đóng và lương tối thiểu chỉ 74 USD”, ông Trường nói.

Tuy nhiên, theo ông Trường, Bangladesh có hai điểm hơn Việt Nam và Trung Quốc một cách rõ rệt đó là giá và thuế quan. “Giá của họ được đánh giá là tốt nhất thế giới (đạt 4,5/5 điểm) và thuế quan, vì họ là nước nghèo được miễn thuế đi vào châu Âu. Chính vì thế Bangladesh duy trì được tăng trưởng tốt nhất bằng lợi thế giá rẻ khi cầu thấp”.

ong-le-tien-truong-3538.jpg
Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Vinatex - Ảnh: Media Quốc hội

Từ thực tế trên, Chủ tịch Vinatex nhấn mạnh hai vấn đề với ngành dệt may hiện nay là giá và thuế quan, không phải vấn đề về phát triển bền vững.

Do đó, cần nhận định rõ vấn đề sụt giảm của 2023 là ngắn hạn, phải tìm giải pháp ngắn hạn. Còn ứng dụng công nghệ, đổi mới và phát triển bền vững là câu chuyện của trung và dài hạn. Phải áp dụng các giải pháp rất phù hợp cho tình hình này, không thể đem giải pháp trung hạn dài hạn giải quyết cho vấn đề ngắn hạn.

Để vượt qua khó khăn ngắn hạn về sụt giảm cầu, theo Chủ tịch Vinatex cần nỗ lực cả từ phía doanh nghiệp như tiết giảm chi phí, tăng năng suất, tìm giải pháp tiếp cận thị trường từ những thị trường khó nhất, nhỏ nhất mà Bangladesh không làm được; cả từ phía vĩ mô như câu chuyện cân đối lãi suất, tỷ giá, cách tiếp cận vốn…

“12 năng lực cạnh tranh cốt lõi, ta tốt đến 10 thứ nhưng không có đơn hàng, thua lỗ thì chỉ hai năm chúng ta giải tán, không còn cơ hội để phát triển bền vững, tạo động lực cho trung và dài hạn”, ông Trường nói thêm.

Tất nhiên, theo ông, trong trung hạn và dài hạn, doanh nghiệp không thể đi chệch xu hướng sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn. Đầu tư mới phải theo các tiêu chuẩn xanh, sạch, tiết kiệm lao động, tiết kiệm năng lượng... qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh. Thực hiện theo hướng này, vừa đảm bảo vượt qua được khó khăn ngắn hạn mà vẫn tạo được động lực và nền tảng cho tăng trưởng trong trung hạn và dài hạn.

Quảng cáo

Doanh nghiệp xuất khẩu đối diện những thách thức to lớn

Không chỉ với nhóm doanh nghiệp dệt may, nhìn rộng cả nhóm doanh nghiệp xuất khẩu có thể thấy, trong 8 tháng đầu năm 2023, lần đầu tiên sau nhiều năm, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam đã giảm so với cùng kỳ năm trước. Sự sụt giảm này thể hiện rõ ở các sản phẩm xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam từ sản phẩm điện tử, may mặc, đồ gỗ cho đến thủy hải sản…

Theo thống kê, trong 8 tháng đầu năm 2023 mức độ sụt giảm giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu so với cùng kỳ năm 2022 là 13,1% (trong đó xuất khẩu giảm 10%, nhập khẩu giảm 16,2%).

xnk-575.png

Nhìn nhận về những nguyên nhân đang làm khó các doanh nghiệp sản xuất, ông Đậu Anh Tuấn, Phó tổng thư ký, Trưởng Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI cho rằng, bên cạnh nguyên nhân khách quan từ sự suy giảm của thị trường thế giới, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ giảm gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cũng có nhiều nguyên nhân từ trong nước. Trong đó, chi phí sản xuất kinh doanh cao làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam đang là 1 trong 6 rào cản tiêu biểu.

Ông Tuấn cho biết, theo phản ánh của các doanh nghiệp, chi phí kinh doanh tại Việt Nam hiện nay vẫn còn cao, nằm ở 4 nhóm chính, gồm: Các chi phí có liên quan đến lao động; chi phí tài chính cho Nhà nước ngoài thuế; chi phí vốn; và chi phí vận tải, logistics.

Về chi phí liên quan lao động được chia thành hai nhóm là chi phí nằm trong sự thoả thuận giữa hai bên và chi phí không nằm trong thoả thuận giữa hai bên mà buộc phải chi do quy định của pháp luật. Đối với khoản chi đầu tiên, các doanh nghiệp sẵn sàng chi trả nhiều hơn để có được chất lượng và số lượng người lao động tốt hơn trên thị trường. Tuy nhiên, các khoản bắt buộc theo quy định của pháp luật Việt Nam tương đối cao, gồm bảo hiểm xã hội (BHXH), kinh phí công đoàn.

Theo quy định hiện tại của Việt Nam, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH và các khoản quỹ bắt buộc khác với tổng là 17% mức lương tháng của người lao động. Tỷ lệ đóng này cộng tính thêm phần đóng của người lao động là 25%, cộng thêm các khoản bảo hiểm y tế và các khoản khác đã lên đến 32%. Đây là mức đóng BHXH cao nếu so với một số quốc gia trong khu vực như Malaysia (cao nhất là 13%), Indonesia (từ khoảng 10 - 12%), Philippines (8%) và Thái Lan (5%)…

Ông Tuấn cho biết thêm, mức lương tối thiểu tại Việt Nam cũng có xu hướng tăng mạnh trong nhiều năm trở lại nay. Lương tối thiểu của Bangladesh là 74,8 USD/người/tháng. Trong khi của Việt Nam là 198,5USD/người/tháng. Kinh phí công đoàn 2% quỹ tiền lương là gánh nặng riêng có của doanh nghiệp đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

“Với mức chi phí bắt buộc lao động cao như vậy làm giảm tính cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, làm chúng ta khó thu hút vốn đầu tư để tạo việc làm cho hàng triệu người đến tuổi lao động mỗi năm”, Trưởng Ban Pháp chế VCCI đánh giá.

Thứ hai, chi phí vốn của doanh nghiệp Việt Nam rất cao. Từ cuối 2022 cho đến đầu năm 2023, lãi suất của Việt Nam có biến động tăng mạnh, dù hiện nay đã có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, đó là lãi suất ngắn hạn, còn về dài hạn lãi suất trung bình của đồng tiền Việt Nam luôn cao hơn vài điểm phần trăm so với lãi suất của các đồng tiền khác trong khu vực. Điều này xuất phát từ rủi ro kinh doanh tại Việt Nam vẫn cao, an ninh tài chính tiền tệ mặc dù được cải thiện nhưng vẫn kém so với các nước xung quanh, xếp hạng tín nhiệm quốc gia vẫn còn thấp.

Thứ ba, ngoài các khoản thuế, các doanh nghiệp Việt Nam tuỳ từng ngành hàng còn phải nộp thêm các khoản tài chính ngoài ngân sách, điều này cũng khiến doanh nghiệp bị đội chi phí kinh doanh.

Cuối cùng là chi phí vận tải và logistics của Việt Nam vẫn cao do hệ thống hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, hoàn thiện, mức độ kết nối giao thông chưa tốt. Mặc dù Chính phủ rất nỗ lực trong việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông quốc gia, song tình trạng chi phí vận tải cao vẫn sẽ kéo dài trong nhiều năm nữa, đặc biệt là ở khu vực miền Nam.

dau-anh-tuan-6430.jpg
Ông Đậu Anh Tuấn, Phó tổng thư ký, Trưởng Ban Pháp chế VCCI - Ảnh: Media Quốc hội

Theo ông Đậu Anh Tuấn, rào cản về chi phí kinh doanh cao này làm giảm tính cạnh tranh và khả năng tích lũy vốn của nền kinh tế Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là khả năng thu hút vốn đầu tư, khả năng tạo việc làm của nền kinh tế. Ví dụ lĩnh vực dệt may, Việt Nam đang bị Bangladesh vượt qua rất nhanh. Một trong những lý do vì hàng hoá của Bangladesh rẻ hơn, chi phí nhân công của họ thấp hơn, gồm cả lương tối thiểu và các khoản phải đóng khác.

Các chi phí cao cũng khiến Việt Nam có nguy cơ bị mất đơn hàng cho các quốc gia khác. Doanh nghiệp không đầu tư mới, tình trạng các doanh nghiệp phải cắt giảm lao động tăng lên. Kết quả là chúng ta phải lo xử lý một bộ phận lớn người lao động mất việc làm, và việc này còn khó khăn hơn rất nhiều so với việc bảo đảm đời sống của những người lao động có việc làm.

“Nền kinh tế Việt Nam vẫn thiếu vốn, chúng ta cần cạnh tranh thu hút vốn, nhưng nếu các chi phí lao động quá cao thì dòng vốn sẽ không chảy vào nước ta. Trong bối cảnh các chính sách thu hút đầu tư mà Việt Nam áp dụng từ trước đến nay như ưu đãi thuế đang bị chặn lại do chính sách thuế tối thiểu toàn cầu, thì việc thu hút vốn để tạo đủ việc làm cho nền kinh tế vẫn phải là mục tiêu hàng đầu”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Theo Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Chuyên gia: Tỷ giá USD/VND sẽ dao động trong khoảng 25.100

Sự ổn định của nền kinh tế nhiều khả năng được duy trì và cải thiện sẽ là cơ sở để ổn định tỷ giá hối đoái trong những tháng cuối năm nay, tuy nhiên rủi ro là vẫn còn...

TS Cấn Văn Lực: Các động lực tăng trưởng đang phục hồi, thời kỳ căng thẳng nhất của tỷ giá đã qua Tỷ giá trung tâm nhích nhẹ, đồng USD thế giới bật tăng

Quý II/2024, Hà Nội không có nguồn cung căn hộ nào giá dưới 45 triệu đồng/m2

Trong quý II, thị trường căn hộ tại Hà Nội không có nguồn cung mới nào dưới 45 triệu đồng/m2. Nguồn cung căn hộ diện tích nhỏ, tầm 3 tỷ đồng cũng rất hiếm. Với tầm tiền này, muốn mua nhà, khách hàng phải tìm đến các dự án thuộc các tỉnh lân cận như Hưng Y

Giá mua và cho thuê căn hộ sẽ tăng nhưng với tốc độ chậm Hà Nội quy định chỉ tiêu dân số cho căn hộ chung cư thương mại 45-70 m2 có 2 người ở

Kim loại quý "đắt hàng" trước kỳ vọng FED sớm cắt giảm lãi suất

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới giao dịch sôi động trong tuần vừa qua (1/7 – 7/7). Trong đó, nhiều mặt hàng quan trọng đã ghi nhận đà tăng mạnh mẽ. Đóng cửa tuần, sắc xanh chiếm ưu thế đã hỗ trợ chỉ số M

Giá kim loại quý tăng mạnh trước thềm Mỹ công bố loạt dữ liệu kinh tế quan trọng Đồng USD suy yếu kéo dòng tiền đầu tư chảy mạnh vào kim loại quý

Tài khoản chứng khoán mở mới sụt giảm

Số lượng tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong nước đã tăng thêm 106.580 tài khoản trong tháng 6/2024, thấp hơn 25.000 tài khoản so với mức tăng của tháng 5 trước đó. Tổng số lượng tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong nước tính đến cuối tháng 6

Việt Nam có hơn 7,2 triệu tài khoản chứng khoán cá nhân sau năm 2023 Tài khoản chứng khoán giảm mạnh tháng thứ 2 liên tiếp, công ty chứng khoán tiếp tục đóng hàng trăm nghìn tài khoản

Thị trường hàng hóa trầm lắng trong ngày nghỉ lễ Quốc khánh Mỹ

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu diễn biến khá trầm lắng trong ngày hôm qua (4/7) khi nhiều mặt hàng đóng cửa nghỉ lễ Quốc khánh Mỹ. Phần lớn các mặt hàng còn lại biến động giằng co tuy nhiên lực mu

Thị trường hàng hoá vẫn trên đà suy yếu Dữ liệu kinh tế Mỹ vững vàng kéo thị trường hàng hoá hồi phục

Kinh tế Nga tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây, chính phủ phải tìm cách 'hãm phanh'

Giới chức Nga đang lo ngại một quả bong bóng bất động sản đang bị thổi phồng trên thị trường tài chính nước này. Do đó, chính phủ sẽ quyết định rút lại một chương trình trợ cấp quy mô lớn.

Nhiều yếu tố hỗ trợ triển vọng kinh tế nửa cuối năm 2024 Lạm phát được kiểm soát, phù hợp để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

Nhiều yếu tố hỗ trợ triển vọng kinh tế nửa cuối năm 2024

Sự phục hồi nhu cầu ngành bán dẫn, tăng trưởng ổn định ở Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á, cũng như khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn sẽ là các yếu tố hỗ trợ cho triển vọng kinh tế Việt Nam trong nửa cuối năm 2024.

Nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới dự kiến giảm tốc trong 2 năm vì một lý do 1 loại củ giá rẻ bán đầy chợ Việt đang làm "điêu đứng" nền kinh tế quốc gia lớn thứ 5 thế giới, giá tăng 165% chỉ trong một năm qua

Cục Hàng không yêu cầu các hãng bay bổ sung tàu bay, có chính sách ưu đãi về giá vé

Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không rà soát, điều chỉnh cách thức hiển thị thông tin, làm rõ những khoản mục cấu thành mà khách hàng phải trả trong giá vé thể hiện, không gây nhầm lẫn cho hành khách trong khi mua vé.

Người dân không còn "đi du lịch bằng mọi giá", cổ phiếu các hãng hàng không sẽ ra sao? Hãng hàng không nào bay đúng giờ nhất 11 tháng năm 2023?

Giá dầu nối dài đà tăng do căng thẳng Trung Đông gia tăng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc tuần giao dịch 24 – 30/6, thị trường hàng hoá ghi nhận nhiều mặt hàng có mức biến động lớn. Mặc dù xu hướng giá trái chiều ở 4 nhóm mặt hàng, nhưng lực bán áp đảo hơn đã kéo chỉ số MXV-Index giảm 0,06% x

Giá dầu suy yếu, chỉ số giá hàng hoá rời mức đỉnh hơn một năm Thời tiết bất lợi khiến nguồn cung khan hiếm và giá dầu tăng đẩy giá cao su tự nhiên tăng cao

GDP quý II/2024 tăng trưởng tích cực, ước đạt 6,93%

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2024 tăng trưởng tích cực, với tốc độ tăng ước đạt 6,93% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, GDP tăng 6,42%.

Standard Chartered điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 GDP danh nghĩa của Trung Quốc được dự báo sẽ ngang bằng với Mỹ trong 2024 và vượt qua trong thập kỷ tới

Thị trường ngày 29/6: Giá dầu giảm nhẹ, đồng, quặng sắt tăng, lúa mì giảm 16% trong tháng

Phiên cuối tuần, giá dầu giảm nhẹ nhưng tính chung cả tháng tăng 6%, lạm phát của Mỹ hạ nhiệt khiến vàng thay đổi ít, đồng tăng. Lúa mì giảm 16% trong tháng.

Thị trường rực lửa, VN-Index “bốc hơi” gần 30 điểm phiên đầu tuần Dữ liệu kinh tế Mỹ vững vàng kéo thị trường hàng hoá hồi phục