Vietcombank nắm 4,51% vốn, trở thành cổ đông lớn thứ 2 tại Eximbank sau Gelex

Theo thông báo từ Eximbank vào ngày 10/10, Vietcombank hiện nắm 78,79 triệu cổ phiếu EIB, tương ứng với 4,51% vốn điều lệ và trở thành cổ đông lớn thứ hai tại Eximbank sau Gelex.

Mới đây, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, MCK: EIB, sàn HoSE) đã công bố danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên do cổ đông cung cấp từ thời điểm ngày 1/7/2024 (được cập nhật đến ngày 10/10/2024).

Đáng chú ý, trong danh sách này, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, MCK: VCB, sàn HoSE) là cổ đông lớn thứ 2 của Eximbank với việc sở hữu hơn 78,79 triệu cổ phiếu, tương ứng với 4,51% vốn.

Nguồn: EIB

Cũng theo danh sách này, CTCP Tập đoàn Gelex vẫn là cổ đông lớn nhất, nắm 85,5 triệu cổ phiếu EIB, tương đương 4,9% vốn điều lệ.

Một cổ đông tổ chức khác của Eximbank là CTCP Chứng khoán VIX sở hữu 62,3 triệu cổ phiếu EIB, tương ứng 3,58% vốn.

Về cổ đông cá nhân, bà Lê Thị Mai Loan nắm giữ 17,9 triệu cổ phiếu (1,03%); bà Lương Thị Cẩm Tú sở hữu 19,5 triệu cổ phiếu (1,12%).

Trong một diễn biến khác, Eximbank vừa có thông báo về việc thay đổi đăng ký niêm yết.

Cụ thể, từ ngày 11/10/2024, số lượng chứng khoán sau khi thay đổi niêm yết của Eximbank là 1.868,8 triệu cổ phiếu, tăng hơn 121,85 triệu cổ phiếu so với trước đó.

Lý do thay đổi niêm yết là do doanh nghiệp phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2023. Sau khi hoàn tất đợt thanh toán cổ tức năm 2023, Eximbank đã nâng vốn điều lệ từ 17.469 tỷ đồng lên 18.688 tỷ đồng.

Ngoài ra, ngày 4/10 vừa qua, ngân hàng này cũng tiến hành thanh toán cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông với tỉ lệ 3% (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 300 đồng).

Quảng cáo

Eximbank cũng đã thông báo triệu tập họp ĐHĐCĐ bất thường, dự kiến diễn ra vào ngày 28/11 tới tại Hà Nội. Ngày đăng ký cuối cùng để các cổ đông có quyền tham dự và biểu quyết là 29/10.

Eximbank chưa công bố địa điểm họp cụ thể và sẽ thông báo địa điểm cho cổ đông trong thư mời. Tuy nhiên, nội dung chính của Đại hội là xem xét việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính của ngân hàng và nội dung khác thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ (nếu có).

Cổ đông EIB vừa có phen “toát mồ hôi”

Mới đây, liên quan đến diễn biến thị giá và khối lượng giao dịch của cổ phiếu EIB, các nhà đầu tư vừa có một phen “toát mồ hôi”.

Theo đó, vào ngày 14/10, mạng xã hội bất ngờ lan truyền tài liệu có nội dung kiến nghị về hoạt động tại Eximbank có rủi ro nghiêm trọng, dẫn đến mất an toàn hoạt động và nguy cơ sụp đổ hệ thống Eximbank.

Sau khi thông tin trên được lan truyền, thị trường ngay lập tức phản ứng với thông tin khiến giá cổ phiếu ngân hàng liên tục giảm trong hai phiên 14 và 15/10.

Trong thông cáo mới phát đi, Eximbank khẳng định tài liệu lan truyền trên mạng xã hội nêu trên không phải là văn bản của Ban Kiểm soát Eximbank và không xuất phát từ ngân hàng.

Đây là tài liệu chưa được xác thực, không rõ nguồn gốc. Hiện nay, Eximbank đang đề nghị cơ quan chức năng hỗ trợ xác minh, làm rõ động cơ của hành vi phát tán tài liệu này nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ngân hàng, khách hàng, cổ đông và đối tác.

Đồng thời, ngân hàng cho biết hiện vẫn hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu tài chính đa dạng của khách hàng và đối tác. Các số liệu tài chính của Eximbank luôn được công khai minh bạch và được kiểm toán độc lập theo tiêu chuẩn quốc tế. Các chỉ số tài chính quan trọng hiện đang ở mức an toàn cao và ổn định, đáp ứng tốt các yêu cầu về vốn, thanh khoản và hoàn toàn có khả năng chịu đựng trước các rủi ro thị trường.

Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2024, tổng tài sản của Ngân hàng Eximbank tăng 11% so với đầu năm, tăng 16,9% so với cùng kỳ. Tổng huy động tăng 12,2% so với cùng kỳ và dư nợ tăng 18,9% so với cùng kỳ.

Theo đó, lợi nhuận trước thuế đều tăng qua các quý (trong đó lợi nhuận trước thuế quý 3 tăng 39% so với cùng kỳ). Ngân hàng cũng duy trì tỷ lệ an toàn vốn CAR luôn ở ngưỡng 12 -14%, cao hơn so với ngưỡng 8% theo quy định Ngân hàng nhà nước.

Trước đó, ngay khi thông tin về Eximbank lan truyền trên mạng xã hội, thanh khoản cổ phiếu EIB cao kỷ lục. Hơn 99,7 triệu cổ phiếu EIB, tương đương 5.35% vốn của Eximbank được giao dịch với tổng giá trị 1,827 tỷ đồng. Đây cũng là mức thanh khoản cao nhất trong gần 2 năm trở lại của EIB, kể từ phiên 17/11/2022.

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Lực bán quay lại thị trường hàng hoá

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), ngày giao dịch hôm qua (14/1), lực bán quay lại chiếm ưu thế và cắt đứt chuỗi tăng ba phiên liên tiếp trước của chỉ số MXV-Index. Đóng cửa, chỉ số giảm 0,39% xuống 2.288 điểm. Đáng chú ý, nhóm nguyên liệu công ng

Việt Nam xuất siêu 24,31 tỷ USD hàng hóa trong 11 tháng đầu năm Cổ phiếu Vietinbank (CTG), Sacombank (STB) được “gom” mạnh trong ngày thị trường “thăng hoa”, VN-Index đạt 1.274,04 điểm

Triển vọng tích cực của ngành Ngân hàng năm 2025

VinaCapital tin rằng, giá cổ phiếu ngành Ngân hàng năm 2025 sẽ tiếp tục tăng tốt nhờ tăng trưởng lợi nhuận mạnh hơn. Bên cạnh đó, mức định giá hấp dẫn (hệ số P/B dự phóng năm 2025 hiện ở mức 1,3 lần ứng với tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) dự phó

Ngành ngân hàng Mỹ tiếp tục chứng kiến nhiều diễn biến bất lợi Táo Quân 2024 thu về ít nhất 21 tỷ đồng tiền quảng cáo ngay trong đêm 30 Tết: Một ông lớn ngành ngân hàng lại chi đến 3 tỷ đồng cho vỏn vẹn hơn 2 phút lên sóng

Bảng giá đất mới tại Tp.HCM đẩy chi phí sử dụng đất tăng cao: Giá bất động sản "leo thang"?

Theo đại diện Savills, bảng giá đất mới Tp.HCM có hiệu lực từ 31/10/2024, người dân được đảm bảo quyền lợi từ mức đền bù sát giá thị trường hơn, trong khi doanh nghiệp phải đối mặt với áp lực từ chi phí sử dụng đất tăng cao, đẩy giá bất động sản leo thang.

Hà Nội rốt ráo chấn chỉnh đấu giá đất Bảng giá đất điều chỉnh của Hà Nội cao nhất lên gần 700 triệu đồng/m2

Giá bất động sản tăng ở hầu hết các phân khúc trong năm 2024

Sự tăng trưởng tốt tại Hà Nội và TP.HCM, một phần đến từ tâm lý muốn đầu tư tại các thành phố lớn, có tính thanh khoản cao thay vì đầu tư dàn trải như giai đoạn trước, một phần đến từ tâm lý sợ giá bán tăng cao nên tranh thủ mua vào ở vùng giá “chấp nhận

Giá bất động sản khó có thể điều chỉnh giảm Doanh nghiệp bất động sản thành lập mới sụt giảm dù thị trường ấm dần

Lãnh đạo NHNN nói về 2 dòng ngoại tệ lớn chảy ra trong năm 2024

Lãnh đạo NHNN đánh giá, trong năm 2024, đồng VND mất giá khoảng 5,03% so với USD, nhưng là mức mất giá thấp so với các nước trong khu vực ASEAN, các nước có xuất khẩu lớn vào Mỹ. Mức mất giá của VND là hợp lý, đảm bảo các chỉ tiêu lớn về vĩ mô.

Ngân hàng Nhà nước bơm hơn 86.000 tỷ vào hệ thống ngân hàng trong tuần qua Doanh nghiệp Nhà nước thu gần 500 tỷ mỗi ngày từ bán khoáng sản, một công ty con “làm mưa, làm gió” trên sàn chứng khoán

Sẽ có kịch bản điều hành giá năm 2025 nhằm kiểm soát lạm phát

Theo Cục Quản lý giá, vẫn còn nhiều yếu tố cả bên ngoài và bên trong tác động đến mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2025. Thời gian tới Ban Chỉ đạo điều hành giá sẽ họp để đưa ra kịch bản điều hành giá cho năm 2025.

Lạm phát tăng vọt, Nga nâng lãi suất lần thứ 6 trong hơn 1 năm, dự kiến tiếp tục tăng thêm Thận trọng kiểm soát lạm phát những tháng cuối năm 2024

Những yếu tố nào tác động đến lạm phát năm 2025?

Theo lãnh đạo Tổng cục Thống kê, những yếu tố về xung đột quân sự, các sắc thuế mới của các nước lớn và các chi phí đầu vào trong nước tăng cao có thể tác động đến lạm phát của Việt Nam năm 2025.

Lạm phát tháng 6 tại Mỹ tăng khớp dự báo, hướng về mốc mục tiêu: Thời điểm Fed cắt giảm lãi suất đang đến gần? Lạm phát tăng vọt, Nga nâng lãi suất lần thứ 6 trong hơn 1 năm, dự kiến tiếp tục tăng thêm

NHNN triển khai thêm biện pháp can thiệp, tỷ giá USD hạ nhiệt

Động thái mới cho thấy kỳ vọng của NHNN về sự ổn định tỷ giá hối đoái quanh mức 25.450 VND, đồng thời xóa bỏ đồn đoán của thị trường về việc NHNN sẽ tăng giá bán can thiệp.

Dự báo xu hướng tỷ giá, lãi suất huy động, lãi suất cho vay trong năm 2025 Tỷ giá USD lại vượt ngưỡng chặn, NHNN tiếp tục bán ngoại tệ can thiệp, giảm hỗ trợ thanh khoản VND