VinaCapital: “GDP của Việt Nam sẽ phục hồi lên 6,5% trong năm 2024”

Chuyên gia VinaCapital kỳ vọng tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ tăng lên 6,5% trong năm 2024 nhờ phục hồi trong xuất khẩu.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ông Michael Kokalari
Ông Michael Kokalari

Nhận định được chuyên gia Michael Kokalari, Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường, tập đoàn VinaCapital đề cập trong báo cáo về những điểm nổi bật về kinh tế Việt Nam.

VinaCapital xác định động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong trung hạn và sự phát triển kinh tế ngắn hạn ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Những biến động trong tốc độ tăng trưởng GDP thường là một trong những diễn biến kinh tế ngắn hạn quan trọng nhất đối với thị trường chứng khoán vì sự tăng trưởng GDP thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp.

Ông Michael Kokalari dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ chậm lại từ 8% vào năm 2022 xuống còn 4,7% vào năm 2023 vì 3 nguyên nhân chính.

Một, xuất khẩu và sản xuất sụt giảm trong năm nay do nhu cầu đối với các sản phẩm “Made in Vietnam” giảm. Cụ thể, xuất khẩu của Việt Nam giảm gần 10% so với cùng kỳ trong 9 tháng đầu năm 2023, do xuất khẩu sang Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam giảm gần 20%.

Hai, tăng trưởng tiêu dùng trong nước gần như không thay đổi so với cùng kỳ năm ngoái (không bao gồm chi tiêu của khách du lịch), so với tốc độ tăng trưởng thông thường 8-9% trước COVID. Tâm lý thị trường đã bị ảnh hưởng bởi những thách thức đang diễn ra trên thị trường bất động sản như được thảo luận dưới đây và do xuất khẩu của Việt Nam sụt giảm – dẫn đến tình trạng một số nhà máy có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cắt giảm nhân công (hầu hết hàng xuất khẩu của Việt Nam đều do các công ty FDI sản xuất).

Cuối cùng, lượng khách du lịch nước ngoài đã phục hồi tới gần 70% so với mức trước COVID trong năm nay. Điều này hỗ trợ tăng trưởng GDP năm 2023 của Việt Nam vì du lịch nước ngoài trước đây đã đóng góp khoảng 10% GDP, nhưng hầu như không đóng góp gì cho nền kinh tế Việt Nam trong năm ngoái.

“Chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ phục hồi lên 6,5% trong năm 2024 nhờ phục hồi trong xuất khẩu. Điều này sẽ đi kèm với sự phục hồi sản lượng ngành sản xuất của Việt Nam từ mức không tăng trưởng năm 2023 lên tăng trưởng 8-9% vào năm 2024 – so với mức tăng trưởng trung bình dài hạn 12% của ngành này trước COVID”, chuyên gia nêu.

Sự lạc quan của chuyên gia VinaCapital về phục hồi tăng trưởng GDP của Việt Nam vào năm 2024 nhờ sản xuất bắt nguồn từ việc phân tích nguyên nhân gây ra các vấn đề của ngành sản xuất năm 2023: do các nhà bán lẻ Mỹ và các công ty tiêu dùng khác đã tích lũy quá nhiều hàng hóa vào năm 2022. Lý do là các công ty này đã đặt hàng quá mức trong thời gian gián đoạn chuỗi cung ứng do COVID vào năm 2021 và kỳ vọng bùng nổ chi tiêu sau COVID đã không diễn ra như mong đợi.

Thay vì mua nhiều sản phẩm hơn khi lệnh phong tỏa COVID được dỡ bỏ, người tiêu dùng lại đổ tiền vào các dịch vụ như du lịch và ăn uống ở ngoài. Do vậy, các công ty ở Mỹ đã phải giải quyết lượng hàng tồn kho này trong suốt năm 2023, mức tồn kho sụt giảm với tốc độ nhanh nhất trong gần 10 năm. Đây là yếu tố chính gây sụt giảm xuất khẩu và sản lượng sản xuất của Việt Nam trong năm nay. Tuy nhiên, rất nhiều dữ liệu cho thấy hiện tượng này sắp kết thúc và các đơn hàng xuất khẩu của Việt Nam đang phục hồi.

Bất động sản không phải yếu tố chính làm giảm tăng trưởng GDP

Số lượng bất động sản nhà ở rao bán tại TP.HCM và Hà Nội giảm khoảng 50% so với cùng kỳ trong 9 tháng của năm 2023, trong khi lượng mua nhà mới ở Trung Quốc giảm gần 10% so với cùng kỳ, sau khi đã giảm 25% trong năm 2022 (đo lường trên đơn vị diện tích sàn). Một số nhà đầu tư lo ngại rằng Việt Nam đang phải gánh chịu hậu quả của bong bóng bất động sản, điều này sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế của đất nước trong vài năm tới.

Tuy nhiên, ông Michael Kokalari cho rằng, tình hình thị trường bất động sản Việt Nam hoàn toàn khác so với Trung Quốc, nơi có lượng cung nhà trống quá lớn. Thị trường bất động sản Việt Nam về cơ bản vẫn đang ở mức bình ổn, dù phải hứng chịu những khó khăn ngắn hạn khá nghiêm trọng.

Vị này đề cập, Trung Quốc đã trải qua một chu kỳ “bùng nổ và vỡ” thường thấy của bất động sản, trong đó các ngân hàng cho vay quá mức vào thời kỳ đỉnh cao của thị trường khiến giá nhà tăng cao và dẫn đến thừa nguồn cung. Việt Nam đã trải qua bong bóng bùng nổ và khủng hoảng bất động sản tương tự khiến tình hình kinh tế chạm đáy vào năm 2012. Nhưng kể từ khoảng thời gian đó, Việt Nam chưa trải qua thêm bất kỳ một khủng hoảng vỡ bong bóng bất động sản nào nữa.

Thêm vào đó, tình hình hiện tại chắc chắn không phải là hậu quả của bong bóng bất động sản – điều này được minh chứng bởi tỷ lệ nhà đất trống thực tế của Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn và thấp hơn nhiều so với Trung Quốc.

Thực tế, Việt Nam hiện không có đủ số lượng nhà ở mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của tầng trung lưu. Tầng lớp này cần những căn hộ không quá đắt tiền (tức là những căn hộ có giá khoảng 1.500 USD/m2 phục vụ nhu cầu ở thông thường).

Nút thắt đầu tiên mà các chủ đầu tư đang phải đối mặt để xây thêm nhiều chung cư/đơn vị nhà ở là quy trình phê duyệt và quy hoạch của Việt Nam, vốn đã luôn khắt khe và đặc biệt trong những năm gần đây. Ngoài ra, các chủ đầu tư cũng đang rất cần được hỗ trợ tài chính cho các hoạt động thu mua đất/quỹ đất và xây dựng các dự án – việc này cũng đồng thời làm chậm tiến độ các dự án nhà ở.

Mức lãi suất ở Việt Nam đặc biệt cao (cho tới gần đây) khiến các chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp tục xây dựng các dự án. Việc các chủ đầu tư gặp khó khăn trong quy trình phê duyệt cũng như quy hoạch ảnh hưởng nhiều đến vấn đề vay vốn vì các ngân hàng không hỗ trợ cho các dự án vay mà không có sự phê duyệt từ các cơ quan quản lý.

Ông Michael Kokalari nhận thấy rằng Chính phủ đã có những nỗ lực nhằm giảm bớt những trở ngại mà các nhà phát triển bất động sản đang gặp phải khi xin phê duyệt cần thiết để tiến hành triển khai dự án. Những nỗ lực đó một phần xuất phát từ việc hoạt động phát triển bất động sản ở Việt Nam chậm lại đã làm ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng ở Việt Nam, điều này cũng gây sức ép lên mức chi tiêu của người dân.

Tuy nhiên, phát triển bất động sản chỉ đóng góp một phần nhỏ vào GDP của Việt Nam, vì vậy chuyên gia đánh giá: 1) Lĩnh vực phát triển bất động sản chậm không phải là yếu tố chính làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay (vì tốc độ phát triển bất động sản đã chậm lại kể từ năm ngoái) và 2) Lĩnh vực bất động sản trì trệ có ít tác động đến tăng trưởng GDP của Việt Nam hơn so với Trung Quốc, bởi vì phát triển bất động sản chiếm một phần lớn trong nền kinh tế của quốc gia đó.

Xuất khẩu và sản xuất sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2024

Báo cáo nêu, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam dường như đang hướng tới việc duy trì tỷ giá USD-VND ở mức ổn định để thúc đẩy môi trường kinh tế vĩ mô bình ổn, có lợi cho ổn định tăng trưởng GDP và giúp thu hút dòng vốn FDI. NHNN luôn cố gắng giữ tỷ giá USD-VND biến động không quá 2-3% mỗi năm. Việc giám sát chặt chẽ thị trường tiền tệ và ngoại hối của Việt Nam đã cho thấy rằng khi đạt tới ngưỡng nhất định, NHNN thường sẽ đưa ra quyết định duy trì sự ổn định.

Cuối năm 2022, giá trị USD/DXY Index tăng gần 20% so với đầu năm, điều này buộc NHNN phải tăng lãi suất vào thời điểm đó. Động thái này rõ ràng nhằm mục đích ổn định tiền VND, trong bối cảnh lạm phát lúc đó chỉ ở mức 3%. Hành động của NHNN đã giúp hạn chế tiền VND mất giá ở mức 3% vào năm ngoái.

Vào năm 2023, tăng trưởng GDP của Việt Nam chậm lại bởi các lý do đã nêu trên, dẫn đến NHNN phải mạnh tay cắt giảm lãi suất. Việc giảm lãi suất quyết liệt này là nhờ vào việc tỷ giá USD-VND ổn định trong 6 tháng đầu năm 2023, phần lớn nhờ thặng dư thương mại của Việt Nam tăng mạnh, đạt mức khoảng 7% GDP trong năm nay.

Chuyên gia VinaCapital cho rằng, trong ngắn hạn, một số vấn đề liên quan đến sản xuất và xuất khẩu từ Việt Nam vào Mỹ đã ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP của Việt Nam, vì Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và việc các công ty Mỹ giảm bớt hàng tồn kho đã khiến nhu cầu hàng hóa “Made in Vietnam” sụt giảm. Tuy vậy, VinaCapital cũng nhận thấy những dấu hiệu xuất khẩu và sản xuất phục hồi mạnh mẽ trong năm tới.

Theo Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

CPI tháng 4 tăng 0,07% so với tháng trước. Ảnh: Int

Giá xăng dầu là nguyên nhân chính làm CPI tháng 4 tăng

Báo cáo của Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT) phát hành sáng 29/4 cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản tăng 2,81% cùng kỳ.

CPI tháng 3/2024 giảm 0,23% so với tháng trước Nhu cầu mua sắm tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán đẩy CPI tháng 2/2024 tăng 3,98% so với cùng kỳ
Các chuyên gia kỳ vọng xuất khẩu sang Mỹ năm 2024 đạt kỷ lục mới. (Ảnh: Int)

Việt Nam xuất siêu sang Mỹ 22,38 tỷ USD trong quý 1/2024

Theo các chuyên gia, xuất khẩu sang Mỹ triển vọng sáng hơn khi có nhiều yếu tố thuận lợi như tỷ giá hối đoái chênh lệch thuận lợi cho xuất khẩu, nhu cầu các sản phẩm nông nghiệp của thị trường Mỹ tiếp tục lớn...

Xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc giảm mạnh do không được hưởng ưu đãi thuế quan theo VKFTA Nguồn cung hạn chế, sản lượng cà phê xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm sẽ giảm
Ảnh minh họa

Thời tiết nắng nóng làm giảm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm từ sắn cho ngành chế biến thực phẩm

Mặc dù xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tăng mạnh trở lại trong tháng 3/2024, nhưng hiện nay có nhiều nhà máy đã nghỉ hoạt động do nguồn nguyên liệu về không đều. Thời tiết nắng nóng ngay từ đầu tháng 4/2024 khiến nhu cầu sản phẩm từ sắn cho ngành thực phẩm chế biến trực tiếp từ sắn đang giảm dần.

Giá sắn tươi cao, khách mua trả giá bột sắn thấp khiến đầu ra khó khăn
Ảnh minh họa

Việt Nam đang là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Hoa Kỳ

Việt Nam là thị trường cung ứng mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ quan trọng trên thế giới. Điều này thể hiện rõ khi Việt Nam đang là nguồn cung đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Hoa Kỳ. Do năng lực sản xuất và xuất khẩu ngày càng lớn, đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam ngày càng đối mặt nhiều hơn với các vụ việc điều tra, phòng vệ thương mại của thị trường này.

Đồ gỗ Việt Nam chính thức vào sân chơi thiết kế và thương hiệu ngành nội thất toàn cầu
Ảnh minh họa

Xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc giảm mạnh do không được hưởng ưu đãi thuế quan theo VKFTA

Quý đầu năm nay, xuất khẩu tôm tăng 14% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 35% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Kỳ vọng đà tăng trưởng này vẫn duy trì trong quý II/2024 khi tồn kho tại các thị trường giảm, tín hiệu thị trường đã có phần sáng hơn. Tuy nhiên, tại thị trường Hàn Quốc lại có xu hướng ngược lại.

Xuất khẩu tôm chế biến sâu: Hướng đi riêng của ngành Tôm Việt Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Mỹ tăng mạnh, ngành tôm kỳ vọng sớm trở lại đường đua tăng trưởng
Ảnh minh họa

Nguồn cung hạn chế, sản lượng cà phê xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm sẽ giảm

Giá cà phê trong nước ngày 23/4 tăng thêm 1.000 đồng/kg và đang giao dịch quanh mốc 126.000-128.000 đồng/kg, sau khi tăng rất mạnh từ 1.700 – 2.800 đồng lên mức kỷ lục. Tính chung cả tuần vừa qua, giá nội địa đã tăng hơn 10%. Đà tăng của cà phê có thể tiếp diễn trong tuần này, bởi nguồn cung từ Việt Nam đang thấp, trong khi triển vọng vụ mùa tới tiếp tục xấu đi do thời tiết khô hạn.

Doanh nghiệp Việt Nam bán cà phê đầu tiên vào châu Âu với hồ sơ không phá rừng và được đánh giá tốt Giá tăng mạnh doanh nghiệp phải nhập khẩu cà phê từ nước ngoài về cho nhà máy chế biến
Quang cảnh hội thảo

“Chìa khóa” vàng cho cây sầu riêng Tây Nguyên

Cây sầu riêng trên cả nước nói chung và tại tỉnh Đắk Lắk nói riêng có giá trị kinh tế cao so với các loại cây trồng khác, tuy nhiên quy trình canh tác và chăm sóc cũng vô cùng phức tạp. Ngoài quy trình kỹ thuật chuẩn mực thì việc sử dụng phân bón hiệu quả là điều kiện để cây sầu riêng cho sản lượng và chất lượng tốt nhất.

Gần 2.500 nông dân trải nghiệm tại nhà máy sản xuất phân bón Đạm Cà Mau Phân bón Cà Mau: Hành trình tạo dựng một thương hiệu lớn
Chuyển đổi sang năng lượng sạch và tăng trưởng xanh sẽ giúp mang đến thêm nhiều việc làm cho người dân

Chuyển đổi sang năng lượng sạch và tăng trưởng xanh sẽ giúp mang đến thêm nhiều việc làm cho người dân

Chuyển dịch năng lượng là một quá trình lâu dài, đòi hỏi những giải pháp đồng bộ và sự chung tay góp sức của toàn xã hội, thay vì mỗi tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân đơn lẻ, chuyên gia nhận định.

Công ty năng lượng của doanh nhân Nguyễn Hồ Nam báo lỗ hơn 152 tỷ đồng Công ty năng lượng của ông Nguyễn Hồ Nam đạt doanh thu hơn 1.100 tỷ đồng
Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh, Phó Chủ tịch VOCA tại họp báo

Việt Nam – Trung Quốc: Mở rộng hợp tác và phát triển nguồn nguyên liệu mỹ phẩm từ thiên nhiên

Trong bối cảnh ngành mỹ phẩm toàn cầu không ngừng phát triển, sự kiện giao thương ngành làm đẹp giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ là cầu nối quan trọng, hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển cho các doanh nghiệp hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực nguyên liệu mỹ phẩm thiên nhiên.

Đại chiến mỹ phẩm Trung Quốc: Khi các thương hiệu Châu Âu thèm khát thị trường 1,4 tỷ dân
Ảnh minh họa

Liên tục phá bỏ các đỉnh giá, giá hạt tiêu sắp cán mốc 100.000 đồng/kg

Liên tục phá bỏ các đỉnh giá đã xác lập trước đó, giá hạt tiêu trong nước tiếp tục đi lên và sau 4 phiên liên tiếp tăng giá, vào ngày 22/4, tại các khu vực trồng trọng điểm giá hạt tiêu lập đỉnh mới với 96.500 – 98.000 đồng/kg.

Giá hạt tiêu đang tiến về mốc 100.000 đồng/kg, xuất khẩu kỳ vọng ở thị trường Trung Quốc
Tôm sú - ảnh minh họa

Xuất khẩu tôm chế biến sâu: Hướng đi riêng của ngành Tôm Việt

Tỷ trọng tôm chế biến bảo quản xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản, EU đang có xu hướng tăng và trội hơn so với tôm nguyên liệu, cho thấy tôm Việt Nam đang phát huy được thế mạnh của mình và đang có hướng đi đúng.

Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Mỹ tăng mạnh, ngành tôm kỳ vọng sớm trở lại đường đua tăng trưởng Xuất khẩu tôm có nhiều triển vọng tại thị trường Nhật Bản
Ảnh minh họa

Hạn hán nghiêm trọng đe dọa vị trí số 1 về xuất khẩu cà phê Robusta của Việt Nam

Bên cạnh những biến động giá khó lường, ngành cà phê đang chật vật với hạn hán nghiêm trọng tại Tây Nguyên, Hiệp hội cà phê – Ca cao Việt Nam dự báo sản lượng niên vụ 2024 - 2025 sẽ giảm 15%, đặt ngành hàng này trước nguy cơ mất vị trị số 1 về xuất khẩu cà phê Robusta trên toàn cầu.

Doanh nghiệp Việt Nam bán cà phê đầu tiên vào châu Âu với hồ sơ không phá rừng và được đánh giá tốt Giá tăng mạnh doanh nghiệp phải nhập khẩu cà phê từ nước ngoài về cho nhà máy chế biến
Ảnh minh họa

Gạo Việt Nam sẽ chịu sự cạnh tranh gay gắt từ gạo Thái Lan tại thị trường Philippines

Ba tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo Việt Nam sang Philippines đạt hơn 1 triệu tấn, giúp Philippines tiếp tục là nhà nhập khẩu hàng đầu gạo Việt Nam. Song, mới đây Chính phủ Thái Lan cho biết quyết tâm đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang nước này, khiến gạo Việt Nam đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với gạo Thái Lan tại “Xứ sở vạn đảo”.

Bulog mua thêm 300.000 tấn gạo, tín hiệu tích cực cho thị trường trong nước Thương nhân Philippines tranh thủ mua gạo Việt Nam khi vụ Đông Xuân sắp kết thúc
Ảnh minh họa

Doanh nghiệp Việt Nam bán cà phê đầu tiên vào châu Âu với hồ sơ không phá rừng và được đánh giá tốt

Theo Quy định chống phá rừng châu Âu (EUDR), Ủy ban châu Âu (EC) sẽ cấm nhập khẩu những mặt hàng nông sản sản xuất trên đất có nguồn gốc từ phá rừng và gây suy thoái rừng kể từ sau ngày 31/12/2020. Thời hạn để thực thi EUDR đối với doanh nghiệp có quy mô lớn là tháng 12/2024, đối với doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ là tháng 6/2025.

Giá tăng mạnh doanh nghiệp phải nhập khẩu cà phê từ nước ngoài về cho nhà máy chế biến Sau hơn 20 năm, giá cà phê xuất khẩu đã tăng 10 lần, sản lượng cà phê niên vụ mới tiếp tục giảm
Quang cảnh hội nghị

Giá tăng mạnh doanh nghiệp phải nhập khẩu cà phê từ nước ngoài về cho nhà máy chế biến

Trước tình trạng giá cà phê tăng mạnh và tăng liên tục, gây rủi ro cao cho doanh nghiệp thu mua hàng xuất khẩu, ngày 11/4, Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa) tổ chức Hội nghị Mở rộng ngành hàng cà phê lần thứ I, để có những định hướng, giải pháp và đề nghị cụ thể trong 6 tháng cuối năm niên vụ 2023-2024 và những năm tiếp theo.

Sau hơn 20 năm, giá cà phê xuất khẩu đã tăng 10 lần, sản lượng cà phê niên vụ mới tiếp tục giảm Xuất khẩu cà phê niên vụ 2022-2023 đạt mức cao kỷ lục, đạt 4,08 tỷ USD
Ảnh minh họa

Philippines tiếp tục là nhà nhập khẩu hàng đầu gạo Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024

Với khối lượng gạo nhập khẩu hơn 1 triệu tấn trong 3 tháng đầu năm nay, Philippines tiếp tục là nhà nhập khẩu hàng đầu gạo Việt Nam, bỏ xa thị trường lớn thứ hai Indonesia (226.161 tấn) đến hơn 785.000 tấn gạo. Trong khi đó, Trung Quốc lùi lại vị trí thứ tư sau nhiều năm luôn đứng thứ hai sau Philippines.

Căng thẳng biển Đỏ và dư lượng hóa chất làm giảm lượng gạo xuất khẩu đi châu Âu Bulog mua thêm 300.000 tấn gạo, tín hiệu tích cực cho thị trường trong nước
Ảnh minh họa

Nghị định thư sầu riêng đông lạnh được phê duyệt sẽ thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc tăng lên

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I/2024 ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó sầu riêng tiếp tục là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất vào Trung Quốc.

Căng thẳng logistics tạo lợi thế để rau quả Việt Nam tăng xuất khẩu sang Trung Quốc Kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 5,6 tỷ USD trong năm 2023
Ảnh minh họa

Nguồn cung hạt tiêu toàn cầu phụ thuộc vào lượng xuất khẩu của Việt Nam

Giá hạt tiêu tại các nước sản xuất sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao do nhu cầu thế giới tăng cao, trong khi nguồn cung từ các nước sản xuất Indonesia, Brazil, Malaysia, Campuchia không đủ bù đắp cho lượng hạt tiêu xuất khẩu giảm từ Việt Nam.

Xuất khẩu hồ tiêu năm 2023 sẽ đạt 250.000 tấn, tồn kho chuyển sang 2024 đạt mức thấp nhất trong nhiều năm