3 tháng đầu năm 2024, Bulog mở 3 lần thầu mua gạo, mua 1,1 triệu tấn gạo

Ngày 25/3/2024, Cơ quan thu mua nhà nước Bulog (Indonesia) công bố thông báo mở thầu quốc tế lần 3 trong năm 2024 để mua vào 300.000 tấn gạo 5% tấm. Sáng ngày 27/3, Bulog đã công bố kết quả trúng thầu và Việt Nam thắng 108.000 tấn gạo tại gói thầu này.

Xuất khẩu gạo - ảnh minh họa
Xuất khẩu gạo - ảnh minh họa

Các cuộc đấu thầu mua gạo là nỗ lực của Chính phủ Indonesia nhằm tăng cường nhập khẩu gạo để hạ giá gạo nội địa sau một vụ mùa địa phương kém cỏi do hiện tượng thời tiết El Nino làm giảm lượng mưa, làm giảm sản lượng và gây áp lực lạm phát lương thực.

Yêu cầu của Bulog tại gói thầu này phải là gạo trắng 5% tấm được chọn từ Thái Lan, Việt Nam, Myanmar, Pakistan, Campuchia; gạo có từ niên vụ 2023 – 2024 và được xay xát cách đây không quá 6 tháng. Gạo được đóng gói trong bao 50 kg. Lô hàng được vận chuyển bằng tàu chở hàng rời nhưng việc giao hàng trong container vận chuyển được cho phép ở một số cảng.

Theo Reuters, ngày 25/3, các bên tham gia đấu thầu tiến hành đề xuất giá thầu cho cuộc đấu thầu quốc tế từ Bulog để mua 300.000 tấn gạo và mục đích đưa hàng đến Indonesia trước ngày 31/5/2024.

“Các đề nghị giá ban đầu đã được đưa ra trong ngày 25/3. Các cuộc đàm phán với Bulog sau đó sẽ diễn ra trong các ngày tiếp theo và dự kiến sẽ đưa ra quyết định cuối cùng vào ngày 27/3/2024”, các thương nhân cho biết.

Việt Nam thắng 108.000 tấn tại gói thầu 300.000 tấn gạo của Bulog

Các đề nghị giá ban đầu đã được đưa ra trong cuộc đấu thầu và kết quả cuối cùng đã được Bulog công bố vào lúc 6h30 sáng ngày 27/3/2024.

Theo Reuters, mức giá thấp nhất được đưa ra trong cuộc đấu thầu quốc tế từ Bulog để mua khoảng 300.000 tấn gạo ước tính là 609 USD/tấn, bao gồm chi phí và cước vận chuyển (C&F) đối với gạo có nguồn gốc từ Việt Nam.

Quảng cáo

“Mức chào giá thấp nhất được đưa ra trong cuộc đấu thầu quốc tế từ Bulog để mua khoảng 300.000 tấn gạo, giá ước tính là 609 USD/tấn (C&F) đối với gạo có nguồn gốc từ Việt Nam, được cho là do nhà giao dịch Olam đưa ra. Giá chào thấp nhất từ Thái Lan ước tính ở mức 610 USD/tấn (C&F) từ Công ty Ponglarp. Giá chào thấp nhất đối với gạo từ Pakistan hoặc Myanmar được King Green Natural Foods đưa ra ở mức 619,50 USD/tấn (C&F) cho một số lô hàng”, theo các thương nhân châu Âu.

Tại cuộc đấu thầu này, gạo từ Việt Nam và Thái Lan chiếm ưu thế trong phiên đấu thầu về mặt khối lượng. Theo đó, tổng nguồn gốc gạo từ Việt Nam là 108.000 tấn. Tổng nguồn gốc gạo từ Thái Lan là 117.000 tấn. Tổng nguồn gốc gạo từ Pakistan là 75.000 tấn. Kết quả đấu thầu Bulog cho thấy biên dao động giá thầu doanh nghiệp Việt Nam chỉ có 3 USD/tấn trong khi của Thái Lan là 5,5 USD/tấn.

Các cuộc đấu thầu mua gạo của Bulog tiếp tục diễn ra là một loạt các biện pháp của Chính phủ Indonesia, nhằm tăng nhập khẩu gạo để hạ nhiệt giá gạo nội địa...

Giá gạo - loại lương thực chủ lực của hầu hết trong số 270 triệu người dân Indonesia, đã tăng hơn 16% kể từ năm ngoái do hiện tượng thời tiết El Nino làm giảm lượng mưa trên phần lớn châu Á vào năm 2023, làm giảm sản lượng và gây áp lực lạm phát lương thực. Cuộc đấu thầu này cho thấy tiếp tục nỗ lực của chính phủ Indonesia nhằm tăng cường nhập khẩu gạo để hạ giá gạo nội địa sau một vụ mùa địa phương kém cỏi.

Indonesia đã mua 1,1 triệu tấn gạo/tổng hạn ngạch nhập khẩu 3,6 triệu tấn

Năm 2024, Bulog được cấp hạn ngạch nhập khẩu 2 triệu tấn gạo, nhưng do vụ thu hoạch lớn vào tháng 3 và 4 bị trễ đến 2 tháng nên Chính phủ Indonesia đã phân bổ hạn ngạch nhập khẩu gạo bổ sung 1,6 triệu tấn cho năm nay, sau khi vận chuyển với khối lượng gần kỷ lục vào năm ngoái, do tình trạng khô hạn liên quan đến hình thái thời tiết El Nino khiến việc thu hoạch bị trì hoãn. Như vậy, tổng hạn ngạch nhập khẩu gạo trong năm 2024 của Indonesia lên đến 3,6 triệu tấn gạo, đây là con số không hề nhỏ sau nhiều năm nước này cố gắng đẩy mạnh sản xuất trong nước, giảm phụ thuộc nguồn cung gạo từ nước ngoài.

Để mua được gạo với giá thấp nhất có thể, hình thức nhập khẩu gạo của Indonesia là giao cho Bulog thực hiện mở các gói thầu quốc tế và chỉ trong 3 tháng đầu năm nay, trung bình mỗi tháng Bulog mở thầu/lần.

Theo đó, vào ngày 29/01, Bulog đã mở gói thầu mua 500.000 tấn gạo trắng, loại 5% tấm. Các nguồn gốc cung cấp được chấp nhận, gồm: Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc. Tổng khối lượng gạo Việt Nam trúng thầu Bulog là gần 400.000 tấn gạo trắng loại 5% tấm.

Ngày 27/02, Bulog mở tiếp gói thầu 300.000 tấn gạo, loại 5% tấm nhưng không mời Việt Nam, tại gói thầu này các doanh nghiệp Thái Lan đã thắng áp đảo với 214.500 tấn gạo, Pakistan thắng 92.500 tấn, giá từ 636-645 USD/tấn (CRF). Một doanh nghiệp Thái Lan trúng giá cao nhất 655 USD/tấn giá (CRF) và doanh nghiệp khác bỏ giá thấp nhất 624 USD/tấn (CRF), quy giá FOB là 590 USD/tấn. Dự kiến gạo sẽ được giao trước ngày 30/4.

Vào lần gần đây nhất là vào ngày 25/3, Bulog tiếp tục mở thầu mua 300.000 tấn gạo, tại gói thầu này Việt Nam thắng 108.000 tấn gạo. Như vậy, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2024, Bulog đã mở 3 gói thầu để mua vào tổng cộng 1,1 triệu tấn gạo trong tổng lượng gạo 3,6 triệu tấn dự kiến nhập khẩu trong năm 2024.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Thanh tra chỉ ra loạt sai phạm của Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc, Mỹ phẩm, Thực phẩm TP.Cần Thơ

Qua kiểm tra, Thanh tra phát hiện loạt sai phạm của Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc, Mỹ phẩm, Thực phẩm TP.Cần Thơ về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý thu, chi tài chính.

Đề nghị thanh tra toàn diện công tác phát triển nhà ở xã hội Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

Nguy cơ 'đóng cửa' Dự án tuyến tránh Tp. Hòa Bình vì 'nút thắt' mặt bằng

"Nếu tháng 8/2024, Chủ đầu tư chưa được bàn giao mặt bằng sạch thì nguy cơ "vỡ tiến độ" tuyến tránh Tp. Hòa Bình. Chúng tôi bắt buộc phải 'đóng cửa' và trả lại dự án cho địa phương', ông Vũ Trọng Huấn, Giám đốc Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn tránh TP Hòa Bình chia sẻ.

Sắp chi hơn 6.000 tỷ đồng khởi công tuyến đường sát cạnh sân bay Long Thành Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương nghiên cứu tuyến đường sắt kết nối 2 sân bay lớn nhất cả nước

Căn hộ Tp.HCM tiếp tục tăng giá nửa cuối năm 2024

Theo bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield, xu hướng của thị trường căn hộ Tp.HCM sẽ tiếp tục có chuyển biến tích cực trong nửa cuối năm 2024. Trong đó, các dự án giá tầm trung, chủ đầu tư uy tín đi kèm chính sách bán hàng tốt vẫn là lợi thế.

Giá mua và cho thuê căn hộ sẽ tăng nhưng với tốc độ chậm Trước khi chuyển đến căn hộ chung cư, làm ngay 5 điều này để tránh rủi ro rình rập

“Cuộc đua” của môi giới nửa cuối năm, chọn phân khúc nào để bán?

Những biến động của thị trường bất động sản đã làm thay đổi cách nhà môi giới tiếp cận với dòng sản phẩm chào bán ra thị trường. Yếu tố “ăn chắc mặc bền” được môi giới ưu tiên trong bối cảnh bất động sản còn nhiều thách thức về thanh khoản.

Thị trường bất động sản “nhen nhóm” tín hiệu phục hồi tích cực Giá bất động sản có thời điểm vượt xa giá trị thực và khả năng chi trả của người dân

Áp lực tỷ giá kéo chân thị trường hàng hoá

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc đỏ tiếp tục chiếm ưu thế trong ngày giao dịch hôm qua (24/7). Trong đó, giá của nhiều mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp đồng loạt giảm, dẫn dắt xu hướng suy yếu chung của toàn thị trường. Đóng cửa, chỉ số

Xuất khẩu tại các quốc gia sản xuất chính bùng nổ gây sức ép lên thị trường hàng hoá USD chạm mốc cao nhất 2 tuần, hàng hoá nguyên liệu quay đầu giảm

HSBC nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024 lên 6,5%

Với sự phục hồi đã bắt đầu lan rộng ra ngoài phạm vi thương mại điện tử, HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 lên 6,5% (trước đây: 6%) và giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP năm 2025 ở mức 6,5%.

Chuyên gia HSBC chỉ ra những rủi ro không thể ngó lơ khi lập kế hoạch nghỉ hưu HSBC: Tiềm năng phát triển của ngành xe điện Việt Nam vẫn còn rất lớn

Xuất khẩu nhóm hàng nông sản tăng cao, một mặt hàng duy nhất tăng đến 3 con số

Nửa đầu tháng 7, xuất khẩu nhóm hàng nông sản mang về 898 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hạt tiêu là mặt hàng có mức tăng về giá xuất khẩu cao nhất, tăng 55% so với cùng năm trước, từ 3.686 USD/tấn lên 5.727 USD/tấn. Đây cũng là m

Ngành hồ tiêu kỳ vọng đạt mục tiêu xuất khẩu 1 tỷ USD trong năm nay Xuất khẩu hồ tiêu năm 2023 sẽ đạt 250.000 tấn, tồn kho chuyển sang 2024 đạt mức thấp nhất trong nhiều năm