ADB: Dự báo tăng trưởng năm 2025 của Việt Nam đạt 6,6%

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra dự báo tăng trưởng của Việt Nam tăng lên mức 6,4% trong năm 2024 và 6,6% trong năm 2025, tăng 0,4% so với dự báo trước đó.

Sản xuất, chế biến, chế tạo hàng xuất khẩu phục hồi mạnh mẽ trong năm 2024. Ảnh: Int

Theo báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố sáng nay (11/12), tăng trưởng kinh tế của châu Á - Thái Bình Dương sẽ vẫn ổn định trong năm nay và năm sau. Tuy nhiên, những thay đổi chính sách của Hoa Kỳ trong chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump có khả năng tác động tới triển vọng dài hạn của khu vực.

Tác động có thể được nhận thấy sớm hơn nếu các chính sách được thực hiện sớm hơn và nhanh hơn dự kiến, hoặc nếu các công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ tiến hành nhập khẩu trước để tránh thuế quan tiềm tàng.

Theo báo cáo, các nền kinh tế đang phát triển của châu Á - Thái Bình Dương dự kiến tăng trưởng 4,9% vào năm 2024, thấp hơn một chút so với dự báo 5,0% của ADB hồi tháng 9. Dự báo tăng trưởng năm tới giảm từ 4,9% xuống còn 4,8%, chủ yếu do triển vọng yếu hơn của nhu cầu trong nước ở Nam Á. Dự báo lạm phát của khu vực giảm từ 2,8% xuống 2,7% trong năm nay và giảm từ 2,9% xuống 2,6% vào năm tới, một phần là do giá dầu dự kiến sẽ giảm nhẹ.

Ông Albert Park, Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB nhận định: "Nhu cầu trong nước và xuất khẩu tổng thể mạnh mẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực này. Tuy nhiên, những chính sách dự kiến được chính quyền mới của Hoa Kỳ triển khai có thể làm chậm đà tăng trưởng và thúc đẩy lạm phát ở mức độ nhất định tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc), nhiều khả năng diễn ra sau năm tới, đồng thời tác động tới các nền kinh tế khác ở châu Á - Thái Bình Dương.”

Theo kịch bản rủi ro cao, ADB dự báo những thay đổi chính sách mạnh mẽ của Hoa Kỳ có thể làm giảm nhẹ tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong bốn năm tới ở mức lũy kế 0,5 điểm phần trăm. Thuế quan trên diện rộng có thể ảnh hưởng tới thương mại và đầu tư quốc tế, dẫn tới sự dịch chuyển sang sản xuất trong nước tốn kém hơn.

Quảng cáo

Đồng thời, việc siết chặt nhập cư có thể làm giảm nguồn cung lao động của Hoa Kỳ. Kết hợp với lập trường chính sách tài khóa có khả năng mở rộng hơn dưới thời chính quyền Trump sắp tới, thuế quan và giảm nhập cư có thể khơi lại áp lực lạm phát tại Hoa Kỳ.

Bất chấp quy mô của những thay đổi chính sách dự kiến của Hoa Kỳ, đặc biệt về thuế quan, tác động đối với châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển là hạn chế theo kịch bản rủi ro cao này. Ngay cả khi không có hỗ trợ chính sách bổ sung, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc có thể chỉ giảm trung bình 0,3 điểm phần trăm mỗi năm cho tới năm 2028. Tác động lan tỏa tiêu cực trên toàn khu vực, thông qua thương mại và các liên kết khác, có khả năng sẽ được bù đắp bằng việc chuyển hướng thương mại và dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các nền kinh tế khác.

Trong ngắn hạn, triển vọng của hầu hết các nền kinh tế trong khu vực vẫn tương đối ổn định. Dự báo tăng trưởng cho Trung Quốc được giữ nguyên ở mức 4,8% trong năm nay và 4,5% vào năm tới. Triển vọng của Ấn Độ được điều chỉnh giảm từ 7,0% xuống còn 6,5% trong năm nay và từ 7,2% xuống 7,0% vào năm tới, do tăng trưởng đầu tư tư nhân và nhu cầu nhà ở thấp hơn dự kiến.

Triển vọng tăng trưởng của Đông Nam Á trong năm nay được nâng lên 4,7% từ mức dự báo 4,5% trước đó, nhờ xuất khẩu hàng chế tạo và chi tiêu đầu tư công mạnh hơn. Dự báo cho năm tới được giữ nguyên ở mức 4,7%.

Dự báo tăng trưởng của Việt Nam được điều chỉnh lên mức 6,4% so với dự báo trước đây là 6,0% trong năm 2024; và lên mức 6,6% so với mức 6,2% trong năm 2025. Hoạt động thương mại mạnh hơn dự kiến, sản xuất chế biến chế tạo hàng xuất khẩu phục hồi mạnh mẽ, và việc tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ tài khóa đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong bối cảnh các khó khăn bên ngoài gia tăng, đẩy mạnh đầu tư công và những chính sách hỗ trợ tài khóa và tiền tệ là các biện pháp cần thiết để kích thích hơn nữa cầu nội địa.

Triển vọng tăng trưởng của Cáp-ca-dơ và Trung Á được nâng từ 4,7% lên 4,9% trong năm nay và từ 5,2% lên 5,3% trong năm sau, trong khi dự báo cho Thái Bình Dương không thay đổi ở mức 3,4% trong năm nay và 4,1% vào năm sau.

Ngoài sự không chắc chắn xung quanh những thay đổi chính sách của Hoa Kỳ, rủi ro đối với triển vọng tăng trưởng và lạm phát của châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển bao gồm căng thẳng địa chính trị leo thang cũng như tính dễ đổ vỡ của thị trường bất động sản tiếp diễn ở Trung Quốc.

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Lực bán quay lại thị trường hàng hoá

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), ngày giao dịch hôm qua (14/1), lực bán quay lại chiếm ưu thế và cắt đứt chuỗi tăng ba phiên liên tiếp trước của chỉ số MXV-Index. Đóng cửa, chỉ số giảm 0,39% xuống 2.288 điểm. Đáng chú ý, nhóm nguyên liệu công ng

Việt Nam xuất siêu 24,31 tỷ USD hàng hóa trong 11 tháng đầu năm Cổ phiếu Vietinbank (CTG), Sacombank (STB) được “gom” mạnh trong ngày thị trường “thăng hoa”, VN-Index đạt 1.274,04 điểm

Triển vọng tích cực của ngành Ngân hàng năm 2025

VinaCapital tin rằng, giá cổ phiếu ngành Ngân hàng năm 2025 sẽ tiếp tục tăng tốt nhờ tăng trưởng lợi nhuận mạnh hơn. Bên cạnh đó, mức định giá hấp dẫn (hệ số P/B dự phóng năm 2025 hiện ở mức 1,3 lần ứng với tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) dự phó

Ngành ngân hàng Mỹ tiếp tục chứng kiến nhiều diễn biến bất lợi Táo Quân 2024 thu về ít nhất 21 tỷ đồng tiền quảng cáo ngay trong đêm 30 Tết: Một ông lớn ngành ngân hàng lại chi đến 3 tỷ đồng cho vỏn vẹn hơn 2 phút lên sóng

Bảng giá đất mới tại Tp.HCM đẩy chi phí sử dụng đất tăng cao: Giá bất động sản "leo thang"?

Theo đại diện Savills, bảng giá đất mới Tp.HCM có hiệu lực từ 31/10/2024, người dân được đảm bảo quyền lợi từ mức đền bù sát giá thị trường hơn, trong khi doanh nghiệp phải đối mặt với áp lực từ chi phí sử dụng đất tăng cao, đẩy giá bất động sản leo thang.

Hà Nội rốt ráo chấn chỉnh đấu giá đất Bảng giá đất điều chỉnh của Hà Nội cao nhất lên gần 700 triệu đồng/m2

Giá bất động sản tăng ở hầu hết các phân khúc trong năm 2024

Sự tăng trưởng tốt tại Hà Nội và TP.HCM, một phần đến từ tâm lý muốn đầu tư tại các thành phố lớn, có tính thanh khoản cao thay vì đầu tư dàn trải như giai đoạn trước, một phần đến từ tâm lý sợ giá bán tăng cao nên tranh thủ mua vào ở vùng giá “chấp nhận

Giá bất động sản khó có thể điều chỉnh giảm Doanh nghiệp bất động sản thành lập mới sụt giảm dù thị trường ấm dần

Lãnh đạo NHNN nói về 2 dòng ngoại tệ lớn chảy ra trong năm 2024

Lãnh đạo NHNN đánh giá, trong năm 2024, đồng VND mất giá khoảng 5,03% so với USD, nhưng là mức mất giá thấp so với các nước trong khu vực ASEAN, các nước có xuất khẩu lớn vào Mỹ. Mức mất giá của VND là hợp lý, đảm bảo các chỉ tiêu lớn về vĩ mô.

Ngân hàng Nhà nước bơm hơn 86.000 tỷ vào hệ thống ngân hàng trong tuần qua Doanh nghiệp Nhà nước thu gần 500 tỷ mỗi ngày từ bán khoáng sản, một công ty con “làm mưa, làm gió” trên sàn chứng khoán

Sẽ có kịch bản điều hành giá năm 2025 nhằm kiểm soát lạm phát

Theo Cục Quản lý giá, vẫn còn nhiều yếu tố cả bên ngoài và bên trong tác động đến mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2025. Thời gian tới Ban Chỉ đạo điều hành giá sẽ họp để đưa ra kịch bản điều hành giá cho năm 2025.

Lạm phát tăng vọt, Nga nâng lãi suất lần thứ 6 trong hơn 1 năm, dự kiến tiếp tục tăng thêm Thận trọng kiểm soát lạm phát những tháng cuối năm 2024

Những yếu tố nào tác động đến lạm phát năm 2025?

Theo lãnh đạo Tổng cục Thống kê, những yếu tố về xung đột quân sự, các sắc thuế mới của các nước lớn và các chi phí đầu vào trong nước tăng cao có thể tác động đến lạm phát của Việt Nam năm 2025.

Lạm phát tháng 6 tại Mỹ tăng khớp dự báo, hướng về mốc mục tiêu: Thời điểm Fed cắt giảm lãi suất đang đến gần? Lạm phát tăng vọt, Nga nâng lãi suất lần thứ 6 trong hơn 1 năm, dự kiến tiếp tục tăng thêm

NHNN triển khai thêm biện pháp can thiệp, tỷ giá USD hạ nhiệt

Động thái mới cho thấy kỳ vọng của NHNN về sự ổn định tỷ giá hối đoái quanh mức 25.450 VND, đồng thời xóa bỏ đồn đoán của thị trường về việc NHNN sẽ tăng giá bán can thiệp.

Dự báo xu hướng tỷ giá, lãi suất huy động, lãi suất cho vay trong năm 2025 Tỷ giá USD lại vượt ngưỡng chặn, NHNN tiếp tục bán ngoại tệ can thiệp, giảm hỗ trợ thanh khoản VND