Bộ Công thương lại có đề xuất mới về giá mua điện mặt trời mái nhà tự dùng dư thừa

Sau khi không nhận được sự đồng thuận với phương án giá mua điện mặt trời mái nhà tự dùng dư thừa phát lên lưới ở mức 671 đồng/ 1kWh, Bộ Công thương vừa có đề xuất mới cho phép thỏa thuận giá mua nhưng không vượt quá giá điện thị trường bình quân năm trước liền kề.

Theo đề xuất mới của Bộ Công thương, người dân có điện mặt trời mái nhà dư thừa đẩy lưới có thể đàm phán giá bán điện (theo phần công xuất được phép) nhưng không được vượt quá giá điện thị trường bình quân năm trước liền kề.

Để khuyến khích phát triển năng lượng sạch, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu thí điểm điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu không dùng hết sẽ được bán lên lưới quốc gia.

Tại báo cáo ngày 11/7/2024, Bộ Công Thương đưa ra các phương án giá mua bán, trong đó Bộ này đề xuất trước mắt tạm áp dụng giá mua điện dư phát lên lưới từ 600-700 đồng một kWh, cụ thể ở 671 đồng một kWh (tính theo chi phí tránh được bình quân năm 2023). Mức này thấp hơn 58-63% giá mua các dự án điện tái tạo chuyển tiếp đang áp theo khung giá của Bộ Công Thương (1.587-1.816 đồng một kWh).

Sau khi Bộ Công thương có đề xuất trên, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã yêu cầu Bộ này nghiên cứu cơ chế bù - trừ hoặc theo giá chào bán thấp nhất trên thị trường điện cạnh tranh tại thời điểm mua.

Tại báo cáo ngày 5/8/2024, Bộ Công Thương đề xuất giá mua bán điện dư phát lên lưới của năm hiện tại được áp dụng không vượt quá giá điện năng thị trường bình quân trong năm trước liền kề, do các bên mua bán thỏa thuận.

Theo quy định này, EVN cho biết giá điện năng thị trường bình quân năm 2023 là 1.091,9 đồng một kWh.

Nếu phương án này được áp dụng, mức giá cho điện mặt trời mái nhà có thể thay đổi so với đề xuất trước đó, không cố định ở 671 đồng một kWh (theo EVN tính toán chi phí tránh được bình quân năm 2023).

Quảng cáo

Liên quan tới tỷ lệ lượng điện dư được bán lên lưới, Bộ Công Thương tiếp tục đưa ra hai phương án:

Phương án 1, giữ nguyên như đề xuất trước đó. Tức là, điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu nối lưới, nếu không dùng hết sẽ được bán nhưng không quá 20% công suất tại miền Bắc và 10% tại các khu vực còn lại (gồm cả khu vực Tây Nguyên).

Phương án 2, người dân được bán không quá 10% công suất lắp đặt thực tế, không chia theo vùng miền.

Với cả 2 phương án, EVN sẽ thanh toán cho phần sản lượng điện dư phát lên hệ thống điện quốc gia theo đúng tỉ lệ công suất được quy định.

Bộ Công Thương cho biết họ đề xuất phương án 1. Lý do là phương án này khuyến khích lắp đặt tại miền Bắc, nơi có năng lượng bức xạ thấp nhất trong cả nước. Song, phương án này cũng tạo sự phân biệt giữa các vùng miền nên họ cho rằng phương án 2 sẽ phù hợp với thực tế hơn.

Hiện cả nước có hơn 103.000 dự án điện mặt trời mái nhà, tổng công suất đặt hơn 9.500 MW. Theo Quy hoạch điện VIII, quy mô loại nguồn này đến 2030 thêm 2.600 MW hoặc đạt 50% các tòa nhà công sở, nhà dân.

Tuy nhiên, với nguồn điện mặt trời mái nhà không nối lưới sẽ không giới hạn công suất. Do đó, nhà chức trách sẽ bổ sung quy định để đơn giản tối đa các thủ tục như miễn trừ giấy phép, giải quyết thủ tục đăng ký trong 7 ngày làm việc.

Để đảm bảo an toàn hệ thống, trước đó, lãnh đạo Chính phủ lưu ý cơ quan soạn thảo quy định các biện pháp kiểm soát khi huy động công suất dư lên lưới. Việc này cũng phải giao các công ty điện lực địa phương giám sát, theo từng khu vực, địa bàn.

Do đó, dự thảo lần này cũng bổ sung quy định đơn vị điện lực sẽ nghiệm thu hệ thống đo đếm và thu thập dữ liệu đo đếm từ xa, hệ thống giám sát, điều khiển tại chỗ tại các công trình điện mặt trời mái nhà. Với công suất lắp đặt dưới 100 kW, hệ thống này phải kết nối thông tin với thu thập dữ liệu đo đếm từ xa của cơ quan điện lực. Còn công suất trên 100 kW, hệ thống phải kết nối với cấp điều độ phân phối.

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Chính sách

Hà Nội cho phép nghiên cứu xây lại khu tập thể Thành Công cao tới 40 tầng

Lãnh đạo Hà Nội yêu cầu nghiên cứu phát triển cao tầng hơn đối với không gian "lõi" bố trí chung cư, tái định cư (tối đa 40 tầng), tính toán hài hòa diện tích sàn căn hộ thương mại dôi dư, tạo ra quỹ đất "thương phẩm" thương mại dịch vụ lớn hơn khi xây lạ

Hà Nội sắp có hàng nghìn căn nhà ở xã hội mới mở bán, người mua nhà cần chuẩn bị gì? Điều kiện để sở hữu nhà ở xã hội Hà Nội là gì?

Giải pháp đột phá cho nhà ở xã hội

"Bây giờ không hạn chế sinh con để chống già hóa dân số, nhưng nhà ở chỉ có 10 m2, 15 m2, 20 m2 thì làm sao sinh 3 được? Đây là động lực phát triển dân số chứ không chỉ là vấn đề ăn ở". Từ nhu cầu cấp bách này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đ

Cam kết xây hàng trăm nghìn căn nhà ở xã hội, các “ông lớn” bất động sản đang làm đến đâu? Mục tiêu xây 1 triệu nhà ở xã hội: Khó đủ đường

Hà Nội phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch cải tạo 3 khu tập thể cũ ở quận Đống Đa

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại Khu tập thể Kim Liên, Khu tập thể Trung Tự, Khu tập thể Khương Thượng và phụ cận, tỷ lệ 1/500.

Căn hộ trung cấp và bình dân dẫn dắt thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh quý 3 Căn hộ chung cư dưới 25 triệu đồng/m2 ở Hà Nội gần như “mất tích” trên thị trường

Hàng loạt địa phương vào cuộc, vì sao việc xây nhà ở cho người thu nhập thấp vẫn không đạt kỳ vọng?

Trong năm 2024, cả nước có 28 dự án nhà ở xã hội với quy mô 20.284 căn đã hoàn thành (tăng khoảng 46% so với năm 2023, tương đương khoảng 6.420 căn); 23 dự án với quy mô 25.399 căn đã được cấp phép, khởi công xây dựng (tăng khoảng 13% so với năm 2023, tươ

Đề xuất Thủ tướng họp với các doanh nghiệp để bàn về nhà ở xã hội Hà Nội giao 24.000m2 đất Đông Anh cho Liên danh Handinco và Viglacera để xây dựng nhà ở xã hội

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm thêm 2 Phó Thủ tướng Chính phủ và 4 Bộ trưởng

Tại kỳ họp bất thường lần thứ 9 diễn vào chiều nay (ngày 18/2), đa số đại biểu Quốc hội tán thành thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ và 4 Bộ trưởng các Bộ nhiệm kỳ 2021-2026.

Quốc hội thống nhất tăng ngưỡng tính thuế VAT lên 200 triệu đồng một năm Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư hơn 67 tỷ USD làm đường sắt tốc độ cao Bắc

Bộ Xây dựng yêu cầu thanh tra các dự án nhà ở tăng giá bất thường

Thanh tra Bộ Xây dựng được yêu cầu phối hợp với các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra những dự án bất động sản tăng giá bất thường và xử lý nghiêm vi phạm về nhà ở xã hội.

Nhiều tín hiệu về một thị trường bất động sản hừng “nắng” Chuyên gia dự báo kịch bản thị trường bất động sản 2025

Hà Nội giao 24.000m2 đất Đông Anh cho Liên danh Handinco và Viglacera để xây dựng nhà ở xã hội

UBND Thành phố Hà Nội vừa có quyết định giao đất cho Liên danh Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội và Tổng Công ty Viglacera - CTCP để thực hiện Dự án xây dựng Khu nhà ở xã hội tại huyện Đông Anh.

Tin vui về lãi suất với người vay mua nhà ở xã hội năm 2025 Theo Luật mới, có 6 trường hợp nhà ở không được chứng nhận quyền sở hữu khi cấp sổ đỏ, người dân cần nắm rõ