Đề xuất điện mặt trời dư thừa bán cho EVN giá 671 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất trước mắt tạm áp dụng giá mua điện dư phát lên lưới từ 600-700 đồng một kWh, cụ thể ở 671 đồng một kWh, thấp hơn 58-63% giá mua các dự án điện tái tạo chuyển tiếp đang áp theo khung giá của Bộ Công Thương.

Đề xuất điện mặt trời dư thừa bán cho EVN giá 671 đồng/kWh

Bộ Công Thương mới có đề xuất liên quan đến phương án mua điện dư thừa phát lên lưới của điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.

Theo đó, Bộ Công Thương đưa ra các phương án giá mua bán. Phương án 1, giá mua điện dư thừa tính theo mức bình quân biểu chi phí tránh được hàng năm do Bộ Công Thương ban hành. Biểu phí tránh được là chi phí sản xuất 1 kWh tính theo thời gian sử dụng trong ngày và các vùng, mùa trong năm, áp dụng cho các nhà máy điện nhỏ dùng năng lượng tái tạo chưa có giá riêng, như thủy điện nhỏ.

Phương án 2, lấy bằng giá biên thị trường điện (SMP) từng giờ (không gồm giá công suất thị trường - CAN) và trừ đi chi phí phân phối trên 1 kWh. Đây là giá của tổ máy hay nhà máy cuối cùng tham gia phát điện vào hệ thống.

Tuy nhiên, Bộ Công Thương cho rằng hiện không có phương pháp nào phù hợp để xây dựng giá mua điện dư thừa, nên không có đủ lý luận để lấy giá mua điện dư phát lên lưới quốc gia theo phương án 1 hay 2.

Quảng cáo

Do đó, đề xuất trước mắt tạm áp dụng giá mua điện dư phát lên lưới từ 600-700 đồng một kWh, cụ thể ở 671 đồng một kWh (tính theo chi phí tránh được bình quân năm 2023). Mức này thấp hơn 58-63% giá mua các dự án điện tái tạo chuyển tiếp đang áp theo khung giá của Bộ Công Thương (1.587-1.816 đồng một kWh).

Bộ Công Thương cho biết, giá này có thể điều chỉnh hàng năm để phù hợp từng thời kỳ phát triển của hệ thống điện. Phương án này đơn giản, dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí đầu tư của EVN.

Liên quan tới yêu cầu thí điểm mua sản lượng điện dư tối đa 10% tổng công suất, Bộ Công Thương cho rằng phương án này sẽ có chi phí cao, do người dân phải lắp thêm thiết bị có thể giới hạn lượng điện phát lên lưới (limit export). Điều này sẽ hạn chế khuyến khích đầu tư.

Do đó, Bộ đề xuất phương án mua lại không quá 10% lượng điện trên tổng lượng điện dư phát lên lưới. Việc này nhằm đảm bảo khuyến khích, đơn giản thực hiện, tiết kiệm chi phí đầu tư, tránh tiêu cực, lãng phí nguồn lực xã hội.

Trước đó, để khuyến khích phát triển năng lượng sạch, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu thí điểm điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu không dùng hết sẽ được bán lên lưới quốc gia. Sản lượng bán tối đa 10% tổng công suất. Bộ này cũng được yêu cầu đưa ra giá mua lượng điện dư từ các hệ thống điện mặt trời mái nhà tự dùng.

Cả nước có khoảng 103.000 dự án điện mặt trời mái nhà, tổng công suất đặt hơn 9.500 MW. Theo Quy hoạch điện VIII, quy mô loại nguồn này đến 2030 thêm 2.600 MW hoặc đạt 50% các tòa nhà công sở, nhà dân.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Vốn giá rẻ liên tục được ngân hàng “bơm” ra nền kinh tế

Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng đang đẩy mạnh triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất, với sản phẩm/dịch vụ “may đo” phù hợp với nh

Ngân hàng Nhà nước bơm hơn 86.000 tỷ vào hệ thống ngân hàng trong tuần qua Giá USD bất ngờ giảm mạnh, NHNN bơm ròng cao kỷ lục

Thuế thu nhập cá nhân: Thu nhập tăng 1, thuế tăng 2, sửa thế nào?

Từ năm 2020 đến 2024, tổng thu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) tăng 72%, trong khi thu nhập bình quân đầu người chỉ tăng 30,2%. Tốc độ tăng thuế không chỉ đi trước một bước mà còn không phản ánh đúng sự thay đổi của thu nhập thực.

Chưa điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân Thu nhập 11 triệu ở Việt Nam phải đóng thuế thu nhập cá nhân, so với các nước khác là cao hay thấp?

UOB: Tăng trưởng GDP 8% hoặc cao hơn là khả thi

Mức tăng trưởng GDP 8% hoặc cao hơn là khả thi nhưng chỉ với xuất khẩu và sản xuất sẽ không đủ để thúc đẩy nền kinh tế đạt mức tăng trưởng vượt trội, do đó, Việt Nam sẽ cần tăng cường đầu tư vốn, đặc biệt từ khu vực đầu tư công.

GDP Việt Nam tăng 7,09% trong năm 2024 Chính phủ yêu cầu tập trung cho mục tiêu GDP 2025 tăng tối thiểu 8%

Mỹ nâng thuế nhập khẩu nhôm, thép từ Canada lên 50%, thị trường hàng hoá tăng mạnh

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động mạnh trong phiên giao dịch ngày hôm qua (11/3). Ngoại trừ giá các mặt hàng trong nhóm nông sản đồng loạt đi xuống, sắc xanh áp đảo trên toàn thị trường. Kết p

Lập kỷ lục hơn 400 tỷ USD hàng hoá được xuất khẩu khắp thế giới, quốc gia nào bỏ nhiều tiền nhất để mua hàng hoá từ Việt Nam trong năm vừa qua? Cổ phiếu Bảo Việt (BVH) tiếp đà "thăng hoa", VN-Index tiến sát mốc 1.280 điểm

12 ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất huy động, một cái tên đã giảm tới 2 đợt

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, khoảng 12 ngân hàng đã hạ lãi suất huy động với mức giảm bình quân 0,7%. Riêng Nam A Bank, ngân hàng này đã hai lần giảm lãi suất tiết kiệm trong năm 2025.

Áp lực tỷ giá, lãi suất huy động sẽ ra sao trong năm nay? Ngân hàng Trung ương Nhật Bản nghiêng về khả năng tăng lãi suất trong tháng 1/2025

Thấy gì từ việc tồn kho bất động sản đạt mức kỷ lục

Theo số liệu từ VietstockFinance, tính đến cuối năm 2024, tổng lượng hàng tồn kho của 103 doanh nghiệp bất động sản niêm yết đạt hơn 491 nghìn tỷ đồng, mức cao nhất trong hơn hai thập niên qua.

Chuyên gia dự báo kịch bản thị trường bất động sản 2025 Gần 1.000 doanh nghiệp bất động sản quay lại thị trường tháng đầu năm 2025

Sau sắp xếp hợp nhất, Bộ Xây dựng có 23 đơn vị thực hiện 32 nhiệm vụ

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định số 33/2025/NĐ – CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/3/2025.

Bộ Xây dựng đề xuất thêm gói tín dụng mới cho nhà ở xã hội Bộ Xây dựng điểm mặt loạt nguyên nhân đẩy giá bất động sản tăng mạnh