Chính sách của Ấn Độ tiếp tục là nguyên nhân ảnh hưởng thị trường gạo xuất khẩu sắp tới

Các quyết định của các nước mua gạo trước quý IV/2023, và chính sách của Ấn Độ tiếp tục là nguyên nhân ảnh hưởng thị trường gạo xuất khẩu sắp tới.

Tăng giá gạo là một thách thức lớn cho thương mại gạo toàn cầu

Phát biểu tại Tọa đàm “Tình hình thị trường lúa gạo thế giới” do Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) phối hợp với SS RiceNews tổ chức ngày 6/9, ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch VFA cho biết, lệnh cấm xuất khẩu gạo đột ngột ngày 20/7/2023 của Ấn Độ, tiếp theo là lệnh dừng xuất khẩu gạo của một số nước khiến nhu cầu cho mặt hàng lương thực thiết yếu này khan hiếm, đẩy giá gạo tăng mạnh so với thời điểm trước, đã tác động lớn đến thương mại gạo thế giới.

Nhằm thực hiện chỉ đạo của chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, VFA đã phối hợp với UBND các địa phương sản xuất lúa gạo triển khai đồng bộ các nhiệm vụ giải pháp đến các hội viên của VFA và các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo trong cả nước với phương châm tận dụng cơ hội thời cơ thị trường đẩy mạnh xuất khẩu góp phần thúc đẩy tăng trưởng của đất nước, bảo đảm lưu thông, tham gia bình ổn thị trường, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống.

Ông Nam cho biết, trong thời gian tới tình hình sản xuất và thị trường thương mại gạo thế giới dự báo có nhiều biến động do chính sách xuất nhập khẩu gạo của một số nước, diễn biến thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến sản xuất lúa gạo, do đó, vấn đề an ninh lương thực quốc gia hơn lúc nào hết cần được đưa lên hàng đầu.

Tại toạ đàm, ông V Subramanian, đại diện SS RiceNews cho rằng, việc tăng giá gạo hiện nay là một thách thức lớn cho thương mại gạo toàn cầu, nguyên nhân tăng giá gạo do đầu cơ và có quá nhiều đồn đoán. Từ đó, có thể khiến các nhà cung cấp gạo trong chuỗi cung ứng tạo ra làn sóng vỡ nợ, thua lỗ và phức tạp, như bán khống do đang chịu áp lực.

Trong tình huống này chỉ những doanh nghiệp có hàng trong kho mới thành công. Rất nhiều cuộc đàm phán lại, cùng sự chậm trễ trong giao hàng và điều này có nghĩa là chi phí vận chuyển và hậu cần trên toàn chuỗi giá trị đều tăng cao, dẫn đến nhiều rủi ro không lường trước.

Quảng cáo

“Các quyết định của các nước mua gạo trước quý IV/2023, và chính sách của Ấn Độ tiếp tục là nguyên nhân ảnh hưởng thị trường gạo xuất khẩu sắp tới”, ông V Subramanian nhấn mạnh.

anh-toa-dam-8344.jpg
Tọa đàm “Tình hình thị trường lúa gạo thế giới” diễn ra vào ngày 6/9

Hai yếu tố chính tác động đến thị trường lúa gạo

Ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch VFA, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Intimex Group cho biết, có được nguồn thông tin tốt về thị trường thương mại gạo toàn cầu sẽ giúp rất nhiều cho doanh nghiệp. Bởi vai trò chính trị của lúa gạo rất lớn và không ai có thể biết trước được mọi chuyện có thể xảy ra ở các nước xuất khẩu gạo lớn.

VFA cũng đưa ra cảnh báo vụ Hè Thu 2023 giá lúa gạo sẽ không xuống mà tăng lên nhưng các doanh nghiệp cho rằng giá gạo rồi sẽ xuống nên hợp đồng ký bán gạo giá tương đối, khi Ấn Độ quyết định cấm xuất khẩu gạo thị trường giá gạo bật lên khá cao. Nếu để ý kỹ sẽ thấy, từ năm 2022, Ấn Độ đã cấm xuất khẩu gạo… Và cuộc xung đột Nga – Ukraine là cơ hội để họ làm tiếp tục làm là rất cao. Thực tế họ làm rất nhanh và quyết liệt.

Để tránh rủi ro, ông Nam cho biết, doanh nghiệp rất cần các công ty dự báo thị trường cung cấp thông tin kịp thời, trung thực và các số liệu phải sao sát thị trường để VFA có thể trao đổi với các thành viên trong hiệp hội cũng như cung cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất lúa gạo.

Mặt khác, VFA rất quan tâm đến các bình luận của các chuyên gia kinh doanh lúa gạo hàng đầu trên thế giới về nhận định thị trường của từng nước, cơ hội và rủi ro để doanh nghiệp có thể nhìn thấy được vấn đề có khả năng xảy ra để đưa ra các tính toán, hạn chế thấp nhất những rủi ro cho doanh nghiệp.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Năm 2024, thanh khoản thị trường chứng khoán đạt 21.100 tỷ đồng/phiên, tăng 19,9%

Báo cáo tại Hội nghị tổng kết đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước năm 2024, kế hoạch triển khai nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước năm 2025, Bộ Tài chính cho biết, năm 2024, thị trường chứng khoán có biến động với các

Chuyên gia: 80% khả năng chứng khoán Việt Nam tăng điểm trước Tết Nguyên đán Chứng khoán châu Á thắng đậm trong năm 2024: “Phép màu AI” giúp cả một thị trường tăng gần 30%

10 sự kiện nổi bật của ngành Tài chính năm 2024

Năm 2024, ngành Tài chính thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách trong bối cảnh thế giới và trong nước có nhiều biến động khó lường, nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Những sự kiện quan trọng nào sẽ diễn ra trong tuần đầu tiên của năm 2024? KAFI, FTS, MBS, VND có thể đối mặt với rủi ro tái cấp vốn khi các sự kiện tiêu cực xảy ra

Sang năm 2025, những trường hợp sau sẽ được miễn thuế, phí khi sang tên Sổ đỏ

Sang tên Sổ đỏ là cách gọi thông thường của người dân để chỉ thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất (chỉ có đất), quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất (có đất và nhà ở hoặc các tài sản khác gắn liền

Lạm phát vẫn cao vượt kỳ vọng, Goldman Sachs hạ dự báo số đợt hạ lãi suất của Fed Ngược dòng số đông, chuyên gia tại Standard Chartered nhận định Fed sẽ hạ lãi suất vào tháng sau

Dự báo xu hướng tỷ giá, lãi suất huy động, lãi suất cho vay trong năm 2025

VCBS dự báo tỷ giá USD/VND biến động trong khoảng 3% cho cả năm 2025; mặt bằng lãi suất huy động sẽ ổn định đi ngang và lãi suất cho vay vẫn có sự phân hóa giữa các ngành nghề và một số doanh nghiệp.

Ngân hàng điều chỉnh lãi suất cho vay năm 2025 như thế nào? Giá vàng giảm đột ngột sau thông tin về lãi suất của Fed

Top 10 nền kinh tế đứng đầu về dự trữ ngoại hối quốc tế

Ngày 20/12/2024, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) công bố báo cáo cập nhật về tình hình dự trữ ngoại hối quốc tế tính đến cuối quý III/2024. Theo đó, top 10 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự trữ ngoại hối quốc tế lớn nhất thế giới bao gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Th

S&P 500 khép lại tuần tốt nhất năm, nhà đầu tư hoan nghênh dữ liệu kinh tế tích cực Trung Quốc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng do tăng trưởng kinh tế suy giảm

Tổng kim ngạch XNK năm 2024 đạt kỷ lục mới, chạm mốc gần 800 tỷ USD

Theo Bộ Công thương, năm 2024, xuất nhập khẩu là điểm sáng nổi bật và là một trong những động lực chính của tăng trưởng kinh tế với tổng kim ngạch cả năm đạt kỷ lục mới (gần 800 tỷ USD), tăng 15% so với năm trước và vượt 2,5 lần kế hoạch được giao.

Nghị định thư sầu riêng đông lạnh được phê duyệt sẽ thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc tăng lên Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh được ký, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng sẽ tăng thêm 300 triệu USD