Có chuỗi tăng 6 phiên liên tiếp, VN-Index vẫn dựa vào ý chí của cổ phiếu Ngân hàng

VN-Index nối dài chuỗi tăng điểm 6 phiên liên tiếp, trong đó 4/6 phiên gần nhất, ngân hàng vẫn là trụ cột chính. Sự luân chuyển nhóm ngành vẫn chưa thực sự xuất hiện trong phiên hôm nay (5/1) khi các mã VCB, STB, MBB, BID, CTG, TCB là nòng cốt giúp vượt q

Định vị thị trường

Ý chí của nhóm cổ phiếu "vua" vẫn là điểm tựa lớn nhất giúp thị trường Việt Nam không đứng trong nhóm giảm tại khu vực châu Á. Các chỉ số trong khu vực như KOSPI (-0,35%), TWSE (-0,17%) vẫn tiếp tục hạ nhiệt còn NIKKEI 225 (+0,27%), KLSE (+0,61%) đã tăng trở lại.

VN-Index có phiên tăng điểm thứ 6 liên tiếp với biên độ vừa phải. Đóng góp chủ đạo tiếp tục đến từ các cổ phiếu Ngân hàng như VCB, TCB, CTG, BID, MBB, STB…

Chất xúc tác

Số liệu về tài khoản nhà đầu tư chứng khoán trong tháng 12 đã ghi nhận tăng trở lại sau 2 tháng liên tiếp sụt giảm do hoạt động rà soát và thanh lọc của các cơ quan chức năng về dữ liệu người tham gia chứng khoán. Cụ thể, trong tháng 12/2023, số lượng tài khoản của nhà đầu tư trong nước đã tăng thêm 39.430 tài khoản trong đó chủ yếu đến từ nhà đầu tư cá nhân với 39.240 tài khoản.

Thông tin cập nhật này có thể khó tác động lớn tới thị trường nhưng ở khía cạnh nào đó vẫn mang giá trị tích cực sau khi HOSE đã có phiên giao dịch đầu tiên đạt trên 1 tỷ USD trong ngày 04/01.

Mức khớp lệnh của sàn trong phiên 5/1 có sự suy giảm so với phiên hôm qua nhưng vẫn tiếp tục duy trì trên mức bình quân 20 phiên, đạt 760 triệu đơn vị. Qua đó, sàn đã có 4 phiên liên tiếp giao dịch trên mức bình quân 20 phiên, trái ngược với chuỗi hụt thanh khoản cuối năm 2023 vừa qua.

3ex-2024-01-05-3834-7081-398.png

Theo thống kê, nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 7,5% giao dịch 2 chiều và họ đã tăng cường hoạt động bán ròng lên gần 420 tỷ đồng. Các mã FUEVFVND (-226 tỷ đồng), VHM (-101 tỷ đồng), MSN (-50 tỷ đồng) là những trường hợp bị rút tiền nhiều nhất.

Vận động thị trường

Quảng cáo

Cuối phiên hôm qua (4/1), động thái ghìm lại của các cổ phiếu ngân hàng đã xuất hiện. Không ít nhà đầu tư đã cho rằng đây là biểu hiện của những đợt chốt lời sớm của dòng tiền lớn khi giá trị giao dịch của HOSE đã được đẩy lên trên 1 tỷ USD.

Tuy nhiên, các diễn biến nối tiếp trong phiên 5/1 chưa xác nhận điều này. Các cổ phiếu ngân hàng thực tế chỉ trùng xuống cho đến trước 14h. Trong khoảng 30 phút cuối cùng của phiên khớp lệnh liên tục, một loạt các mã ngân hàng lại xuất hiện lực kéo lên.

MBB (+1,99%) được kéo lên mức cao nhất phiên để nối dài chuỗi tăng thành 6 phiên liên tiếp. Các mã STB (+2,4%), BID (+1,9%), VIB (+1,5%), CTG (+1,4%), OCB (+1,4%) cũng đều được kéo ngược trong khoảng thời gian này.

Theo thống kê, 5 cổ phiếu đóng góp điểm số nhiều nhất cho VN-Index đều là các mã ngân hàng trong khi đó mã có giá trị giao dịch lớn nhất của HOSE cũng là mã Ngân hàng (cổ phiếu STB).

Nhờ đó, VN-Index đã triệt tiêu được các nhịp rung lắc trong phiên giao dịch để đóng cửa tại 1.154,68 điểm (+0,34%). Tổng giá trị giao dịch của sàn đạt 16.300 tỷ đồng, tương đương 803,27 triệu đơn vị.

screenshot-2024-01-05-161351-9091-1937-6577.png

Dù vậy, thị trường vẫn cần sự luân chuyển về nhóm ngành để ngân hàng có thể tranh thủ nghỉ ngơi và cân bằng lại những áp lực chốt lời đã xuất hiện.

Điều này chưa được ghi nhận khi các nhóm ngành như Chứng khoán, Thép vẫn đang chững lại. Tại nhóm chứng khoán SSI (+1,6%), BSI (+1,6%) là những cổ phiếu có trạng thái tốt nhất trong khi VND, CTS, ORS, FTS, HCM đều chỉ lình xình quanh mức tham chiếu.

Tại nhóm thép, HPG (+0,2%) cũng chỉ đóng cửa trên tham chiếu trong khi HSG (-0,4%), NKG (0%) đều giao dịch trái chiều.

Một số nhóm như cảng biển, nông nghiệp, thủy sản, bất động sản chưa cho hiệu ứng nhóm ngành khi các mã tăng như HNG (+3,3%), ASM (+4,2%), VSC (+2,42%), VHC (+4%) mới chỉ xuất hiện như những điểm sáng cá biệt. Độ rộng của sàn có thể xem là bằng chứng cho hiện tượng này khi số mã giảm có phần nhỉnh hơn so với số mã tăng: 46% mã ghi nhận sắc đỏ so với 38% có sắc xanh.

Kết quả giao dịch của HNX và UPCoM cũng đến từ vấn đề kể trên. Giá trị giao dịch 2 sàn gộp lại chỉ đạt hơn 1.600 tỷ đồng. Thành tích cũng khá hạn chế: HNX-Index tăng 0,09% trong khi UPCoM-Index tăng 0,23%.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Thị trường

Số dư tiền gửi 95.000 tỷ đồng, sẵn sàng tham gia thị trường chứng khoán

Ước tính, số dư tiền gửi khách hàng tại các công ty chứng khoán vào cuối quý II/2024 đạt khoảng 95.000 tỷ đồng, giảm 9.000 tỷ đồng so với con số kỷ lục vào cuối quý I/2024 với 104.000 tỷ đồng.

Tuần sau, Bộ Tài chính công bố dự thảo cuối cùng của thông tư liên quan đến nâng hạng thị trường chứng khoán Dragon Capital dự báo chứng khoán sẽ tiếp tục giằng co và nhiều biến động

Đồng bạc xanh suy yếu, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới hồi phục tích cực

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sau 6 ngày giảm liên tiếp, đóng cửa giao dịch ngày đầu tuần (22/7), sắc xanh đã quay lại thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới. Nhiều mặt hàng nhóm nông sản và nguyên liệu công nghiệp giá đồng loạt phục hồi tí

Kim loại quý đỏ lửa, giá dầu khởi sắc USD phục hồi từ mức đáy 4 tháng, kim loại quý lao dốc

Đất nền phân lô sắp "nóng"?

Quy định về Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh Bất động sản đồng loạt có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều chuyển biến tích cực cho thị trường bất động sản trong thời gian tới. Trong đó, phân khúc đất nền được nhắc đến khá

Nhộn nhịp thị trường đất nền ngoại ô Hà Nội Bán lỗ, chủ đất nền vẫn sợ người mua đổi ý, thấp thỏm lo âu

Chỉ báo Warren Buffett đạt kỷ lục 200%: Tín hiệu cảnh báo nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán

Chỉ báo định giá thị trường chứng khoán được huyền thoại Warren Buffett ưa chuộng vừa đạt mức cao chưa từng có. Con số này cho thấy cổ phiếu có thể đang được định giá quá cao.

Sau khi cao kỷ lục, giá vàng có thể sẽ điều chỉnh trong tuần tới Khối ngoại mua ròng gần 450 tỷ đồng trong ngày thị trường rực lửa

Đồng USD bật tăng mạnh, dầu thô, kim loại quý đồng loạt mất giá

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc đỏ bao trùm thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong tuần giao dịch qua (15 - 21/7). Chỉ số giá hàng hóa toàn bộ 4 nhóm hàng đều sụt giảm. Đóng cửa ngày giao dịch cuối tuần, chỉ số MXV-Index đánh mất 4%

Lạm phát Mỹ hạ nhiệt kéo USD suy yếu, kim loại quý tăng mạnh Kim loại quý đỏ lửa, giá dầu khởi sắc