Đầu ra nào cho 7 triệu tấn gạo trong đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao?

Khi đề án “Phát triển bền vững 1 triệu hec-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng Xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” của Bộ NN-PTNT triển khai, thành công mỗi năm Việt Nam sẽ có khoảng 7 triệu tấn gạo chất lượng cao. Đầu ra toà

Đầu ra nào cho 7 triệu tấn gạo trong đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao? - Ảnh minh hoạ
Đầu ra nào cho 7 triệu tấn gạo trong đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao? - Ảnh minh hoạ

Trong quá trình triển khai đề án “Phát triển bền vững 1 triệu hec-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng Xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”, nhà nước sẽ thực hiện thí điểm các chính sách mới như: Chi trả tín chỉ carbon dựa trên kết quả; tập trung vào sản xuất phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh; phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng tuần hoàn, tận dụng tối đa phụ phẩm từ sản xuất lúa gạo; khai thác đa giá trị, tạo ra nhiều sản phẩm chế biến từ lúa gạo, ... Các thí điểm thành công tại đồng bằng sông Cửu Long sẽ được mở rộng ra toàn quốc, hướng tới mục tiêu đưa “Phát triển xanh, giảm phát thải, chất lượng cao” trở thành thương hiệu của lúa gạo Việt Nam.

Sự thay đổi nhận thức của người sản xuất và kinh doanh lúa gạo; hợp tác công - tư hiệu quả; và sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế như WB, IFC, ADB, IRRI… sẽ là chìa khóa thành công cho đề án. Tuy nhiên, vấn đề mà các doanh nghiệp gạo đang rất quan tâm hiện nay là đầu ra của sản phẩm.

Mỗi năm đề án sẽ sản xuất ra 7 triệu tấn gạo chất lượng cao

Theo tính toán, năng suất sản xuất lúa trung bình ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long là 7 tấn/ha, và 1 triệu hecta lúa chất lượng cao sẽ có khoảng 7 triệu tấn lúa, tương đương 3,5 triệu tấn gạo trong mỗi vụ lúa.

Khu vực này mỗi năm trồng hai vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu, như vậy hàng năm sẽ có 7 triệu tấn gạo chất lượng cao được nông dân làm ra, và tương đương với lượng gạo mà Việt Nam đang xuất khẩu mỗi năm. Đầu ra của 7 triệu tấn gạo này sẽ như thế nào, xuất khẩu bao nhiêu và tiêu dùng nội địa là bao nhiêu?

Một doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, việc Chính phủ quyết định xây dựng phát triển đề án “Phát triển bền vững 1 triệu hec-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng Xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (đề án) của Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn sẽ góp phần nâng cao chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam, góp phần giảm phát thải khí nhà kính, vì vậy, sự ra đời của đề án là một việc làm rất đúng đắn và đúng với xu thế nên được toàn xã hội ủng hộ.

Quảng cáo

Song, cốt lõi của vấn đề là khi đề án này đi vào sản xuất và cho ra sản phẩm thì đầu ra của 7 triệu tấn gạo chất lượng cao vẫn chưa được đề cập đến, thị trường trong nước như thế nào và thị trường xuất khẩu ra sao, đội ngũ bán hàng gồm những ai và ai là người tham gia giải bài toán đầu ra, họ có đủ tầm hay không, vì một lượng gạo lớn như vậy không phải chỉ một hay hai doanh nghiệp có thể làm được.

Mặt khác, chi phí sản xuất lúa trong đề án sẽ cao hơn lúa sản xuất đại trà nên giá bán phải cao hơn, nhưng nếu bán với giá cao rất khó để người tiêu dùng trong nước chấp nhận, nếu xuất khẩu liệu bên mua có chấp nhận giá cao. Vấn đề quan trọng nhất là cần phải xuất khẩu hết lượng gạo này mới đạt được kết quả cuối cùng.

Theo vị này, hiện nay có hai doanh nghiệp đang có ý định tham gia vào đề án, nhưng một trong hai doanh nghiệp này chỉ đang đứng thứ 30 trong top các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam, mỗi năm xuất khẩu khoảng 200.000 đến 300.000 tấn gạo, khi tham gia vào đề án nếu họ không xuất khẩu hết lượng gạo trong đề án thì lượng gạo dư ra sẽ đi về đâu?

"Nếu cộng khối lượng gạo xuất khẩu của cả hai doanh nghiệp này lại chưa được 500.000 tấn gạo/năm. Vậy lượng gạo dôi ra họ sẽ bán như thế nào trong khi đây là hàng chất lượng cao người tiêu dùng phải chấp nhận giá mua cao. Đó là chưa kể có gì để chứng minh đây là hàng chất lượng cao", lãnh đạo doanh nghiệp đặt vấn đề.

Vị này cho rằng, để giải được bài toán đầu ra ổn định cho toàn bộ sản lượng lúa gạo của đề án rất cần có sự hỗ trợ từ bộ chủ quản như Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, các ban ngành làm công tác xúc tiến thương mại và các nhà xuất khẩu gạo, đặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn cùng nhau liên kết thành một chuỗi mới giải quyết được bài toán đầu ra.

Do vậy, việc trước tiên cần phải xác định đường đi của 7 triệu tấn gạo này là những thị trường nào, ở thị trường đó những ai sẽ là người mua hàng và là người bán hàng, và theo quan điểm chung thì hiện nay có 20 doanh nghiệp xuất khẩu gạo hàng đầu Việt Nam, họ đang có thị trường ổn định và hàng năm xuất khẩu một lượng gạo rất lớn, cho nên nhà nước cần tận dụng tốt thị trường của họ, nếu không có họ tham gia thì đầu ra của 7 triệu tấn gạo trong đề án sẽ khó giải quyết được ổn thỏa.

“Muốn giải bài toán đầu ra cho 7 triệu tấn gạo chất lượng cao cần thiết phải có sự tham gia của ít nhất 10 doanh nghiệp xuất khẩu gạo hàng đầu Việt Nam hiện nay, như: Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1), Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2), Intimex, Thành Tín, Quốc tế gia, ... Nếu được 20 doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn tham gia vào chuỗi sản xuất này thì cơ hội thành công sẽ càng cao.

Song, gạo chất lượng cao trong đề án có thể bán như gạo bán buôn từ trước đến nay hay không đó mới là vấn đề”, lãnh đạo doanh nghiệp này nói.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Nhà đầu tư "ôm" đất nền từ thời "sốt" đất ở Quảng Bình, Đà Nẵng, Phú Yên... giờ giá ra sao?

Giai đoạn 2021 - đầu năm 2022 sốt đất cục bộ ở một số tỉnh thành, nhiều nhà đầu tư đi ôm đất nền. Tuy nhiên, sau đó thị trường rơi vào trầm lắng, đất nền giảm giá, nhiều người phải cắt lỗ. Đến nay, ở khu vực miền Trung các tỉnh như Phú Yên, Quảng Bình...

VN-Index tăng gần 12 điểm, cổ phiếu bất động sản “thăng hoa” Bất động sản TP.HCM tăng trưởng dương trở lại, hấp dẫn nhà đầu tư

Bất động sản TP.HCM tăng trưởng dương trở lại, hấp dẫn nhà đầu tư

Vượt qua “vùng đáy”, thị trường bất động sản TPHCM đang dần lấy lại đà phát triển, tốc độ phục hồi tuy chậm nhưng chắc và dự kiến sẽ tăng tốc từ thời điểm cuối năm.

Gần 3.900 doanh nghiệp bất động sản được thành lập mới trong 10 tháng năm 2024 Đua nhau tăng bốc đầu, chuyện gì đang xảy ra với nhóm cổ phiếu bất động sản?

Giá chung cư Hà Nội tăng "sốc" nhưng "mới chỉ là khởi đầu cho một chu kỳ tăng trưởng mới"

Dù giá căn hộ sơ cấp trung bình trong quý 3/2024 đạt ngưỡng 72 triệu đồng/m² (chưa bao gồm VAT & KPBT), nhưng đây chỉ là khởi đầu của một chu kỳ tăng trưởng mới, 2025 thị trường căn hộ sẽ có thêm các dự án “hạng siêu sang” - giống như tại thị trường phía

70% căn hộ chung cư bán được ở Hà Nội có giá trên 4 tỷ đồng Vì sao giá chung cư mới ở Hà Nội liên tục tăng?

Ngân hàng Nhà nước ra chỉ đạo mới cho các ngân hàng về việc hỗ trợ doanh nghiệp

NHNN yêu cầu các TCTD tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ theo chỉ đạo của NHNN trong năm 2024 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh,…

9 tháng đầu năm, 19 DN Nhà nước mang về 50.360 tỷ đồng lãi, hàng loạt "ông lớn" vượt kế hoạch cả năm Tỷ giá USD vượt giá bán can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, đô la tự do tăng chóng mặt

Tiền gửi vẫn chảy mạnh vào ngân hàng

Theo số liệu mới nhất được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố, tính đến hết tháng 8/2024, lượng tiền gửi của dân cư đạt hơn 6,92 triệu tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2023.

Số dư tiền gửi sẵn sàng mua cổ phiếu có quý thứ 2 liên tiếp sụt giảm Loạt quy định mới về lãi suất tiền gửi, rút tiền gửi trước hạn sẽ có hiệu lực trong tháng 11

Người Việt có thể chi gần 50 tỷ USD "chốt đơn" trên các sàn TMĐT vào năm 2028

Theo khảo sát, những người tiêu dùng Việt Nam có thu nhập từ 30 triệu đồng/tháng trở lên gần như không phụ thuộc vào chương trình khuyến mãi, mà có thể mua sắm bất cứ lúc nào có nhu cầu.

Thị trường bất động sản thương mại châu Á - Thái Bình Dương vẫn yếu trong quý 1/ 2024 Bộ trưởng Tài chính: 5 tháng đầu năm thu 50.000 tỷ đồng tiền thuế từ sàn thương mại điện tử

Đồng đô la lên cao nhất 1 năm, tỷ giá USD ngân hàng xác lập kỷ lục mới

Tính từ đầu năm đến nay, giá USD tại các ngân hàng tăng khoảng 1.100 đồng, tương đương mức tăng 4,4%. Riêng trong tháng 10 và tháng 11, VND đã mất hơn 3% giá trị so với USD.

Tỷ giá USD/VND tăng lên mức cao nhất lịch sử, các ngân hàng liên tục niêm yết kịch trần Diễn biến mới của tỷ giá USD/VND sau khi Fed giảm lãi suất

TP. Hồ Chí Minh yêu cầu tăng cường quản lý nhà chung cư

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có ý kiến chỉ đạo về tăng cường thực hiện công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn Thành phố, theo Cổng thông tin điện tử UBND TP. Hồ Chí Minh.

Doanh số bán hàng của Vinhomes, Khang Điền, Nam Long dẫn đầu ngành bất động sản nhờ các dự án mới ra mắt ở Hà Nội và TP.HCM Ít ỏi nguồn cung, một loại hình BĐS tại Tp.HCM liên tục “cháy hàng”