Doanh nghiệp ngành gạo kêu khó tiếp cận vốn tín dụng nhất là nguồn vốn lưu động

Với giá lúa hiện nay khoảng 8.500 đồng/kg, tăng khá nhiều so với thời điểm cuối năm 2022 là cơ sở để người nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long tập trung đầu tư cho vụ Thu Đông 2023.

Giá gạo 5% tấm của Việt Nam hiện đang ở mức 643 USD/tấn, cao hơn gạo cùng loại của Thái Lan khoảng 13 USD/tấn. Giá lúa, gạo tăng cao được xem là cơ hội tốt để ngành lúa gạo đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu để thêm thu nhập và mang ngoại tệ về cho đất nước.

Kế hoạch xuống giống vụ Thu Đông ban đầu là 650.000 ha, tuy nhiên Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã khuyến khích các địa phương ở Đồng bằng Sông Cửu Long tăng diện tích xuống giống vụ Thu Đông thêm 50.000 ha nâng diện tích vụ Thu Đông lên 700.000 ha. Theo tính toán, nếu tăng thêm 50.000 ha, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có thêm khoảng 300.000 tấn lúa phục vụ xuất khẩu.

Thiếu vốn sản xuất, nông dân đang bán lúa non

Theo Cục Trồng trọt, các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã gieo sạ 420 ngàn ha/700 ngàn ha diện tích kế hoạch, và đã thu hoạch được 11 ngàn ha.

Mặc dù diện tích vụ Thu Đông 2023 ở Đồng bằng sông Cửu Long chưa xuống giống xong, nhưng ở một số địa phương đang xuất hiện tình trạng thương lái đặt cọc thu mua lúa non, có nhiều nông dân nhận thấy mức giá có lợi, cùng với việc cần vốn sản xuất nên bà con đã chốt giá bán.

cay-dam-6811.jpg
Nông dân tỉnh An Giang cấy lúa - Ảnh minh họa

Một nhà phân tích thị trường lúa gạo cho biết, suốt thời gian qua ngành nông nghiệp nhất là nông dân trồng lúa và doanh nghiệp kinh doanh ngành lúa gạo luôn trong tình trạng “đói” vốn tín dụng, và trong điều kiện tăng diện tích họ lại cần vốn hơn bao giờ hết. Chính vì thiếu vốn nên doanh nghiệp không có hàng tồn kho, dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán.

Quảng cáo

Theo Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, nếu tình trạng bán “lúa non” diễn ra phổ biến thì người nông dân sẽ chịu rủi ro khi giá lúa hiện đang biến động khó lường. Do vậy, bây giờ là thời điểm Ngân hàng Nhà nước cần có nhiều chính sách về tín dụng để phát triển sản xuất kinh doanh nông sản, trong đó có lúa gạo. Bởi thiếu vốn là căn bệnh “kinh niên” của nông dân, nên người nông dân đành mua vật tư nông nghiệp chờ đến thu hoạch lúa trả tiền và chịu để chủ cửa hàng tính % và bây giờ là bán lúa non.

Doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn trong việc huy động nguồn hàng thực hiện hợp đồng

Trong văn bản vừa gửi Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, lệnh cấm xuất khẩu gạo ngày 20/7/2023 của Ấn Độ, tiếp theo là lệnh dừng xuất khẩu gạo của một số nước khiến nhu cầu mặt hàng lương thực thiết yếu này tăng cao, đẩy giá gạo tăng mạnh so với thời điểm trước, đã tác động lớn đến thương mại gạo thế giới. Việt Nam đã tận dụng cơ hội khai thác thị trường, nâng cao hiệu quả cho nông dân trồng lúa. Tuy nhiên, quá trình thực hiện các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp một số khó khăn.

Do giá cả biến động tăng quá nhanh dẫn đến chuỗi cung ứng bị đứt gãy từ nông dân, thương lái (hàng xáo) đến nhà máy xay xát và doanh nghiệp xuất khẩu gạo, nguyên nhân chủ yếu là do tâm lý chờ giá, hợp đồng liên kết bị phá vỡ, các doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn trong việc huy động nguồn hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký.

Do vậy, “vốn tín dụng” đang là vấn đề được các thương nhân quan tâm nhất hiện nay, khi hầu hết đều đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng, nhất là nguồn vốn lưu động. Trong khi đó, thương mại lúa gạo trong những năm gần đây có nhiều biến động, hạn mức tín dụng thấp làm tiến độ thu mua của thương nhân bị ảnh hưởng, thiếu hẳn nguồn vốn mua lúa gạo dự trữ, gối đầu làm giảm hiệu quả kinh doanh và tính cạnh tranh.

Tình hình sản xuất và thương mại gạo thế giới trong thời gian tới dự báo nhiều biến động, rủi ro do chính sách xuất nhập khẩu gạo của một số nước, diễn biến bất thường của khí hậu thời tiết và vấn đề an ninh lương thực quốc gia được đưa lên hàng đầu.

VFA kiến nghị Chính phủ một số giải pháp, trong đó nổi bật là đề nghị bổ sung cơ chế quy định giá sàn xuất khẩu gạo. Bởi theo VFA, nhằm đảm bảo hiệu quả cho nông dân sản xuất lúa, đồng thời đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thương nhân xuất khẩu gạo, đặc biệt giữa các thương nhân đã đầu tư cơ sở sản xuất theo Nghị định 109 và các thương nhân thuê kho theo Nghị định 107.

Về tài chính, tín dụng, VFA kiến nghị Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước xem xét có các cơ chế hỗ trợ về vốn cho các thương nhân nhằm tăng cường nguồn lực tài chính phục vụ hoạt động thu mua lúa gạo, đảm bảo nguồn tồn kho dự trữ lưu thông.

“Để góp phần đảm bảo chất lượng lúa gạo đầu ra đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có cơ chế quản lý chặt chẽ đối với vật tư nông nghiệp đầu vào. Đây là điều kiện quan trọng để xây dựng thành công thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường gạo thế giới, qua đó góp phần thực hiện được mục tiêu “nền nông nghiệp xanh và phát triển bền vững””, Chủ tịch VFA nói.

Theo Lao động & Công đoàn Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp dự báo tăng 15-20% trong năm 2025

Theo FiinRatings dư nợ trái phiếu doanh nghiệp năm 2025 dự báo tăng trong bối cảnh các ngân hàng thương mại sẽ tiếp tục phải đẩy mạnh phát hành tăng vốn cấp 2; nhu cầu và áp lực tái tài trợ, tái cấu trúc vốn tăng cao của nhóm bất động sản, năng lượng...

Nam Long hoàn tất mua lại trước hạn 1.000 tỷ đồng trái phiếu Novaland chuyển đổi trái phiếu 300 triệu USD thành cổ phần với giá cao ngất ngưởng

Ngân hàng "chạy đua" tăng vốn điều lệ

Mùa đại hội cổ đông thường niên năm nay sẽ chứng kiến nhiều kế hoạch tăng vốn mạnh của các ngân hàng nhằm củng cố bộ đệm tài chính, tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động kinh doanh và phát triển bền vững.

NHNN cho phép BIDV tăng vốn điều lệ thêm 1.238 tỷ đồng VietinBank muốn phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 77.670 tỷ đồng

Dự án khu đô thị gần 1 tỷ USD ở Hải Phòng đủ điều kiện huy động vốn

Sở Xây dựng Hải Phòng vừa ký Công văn số 1193/SXD-QLN gửi tới Công ty cổ phần Vinhomes thông báo đủ điều kiện huy động vốn theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 95/2024/NĐ-CP ngày 24/7/2024 của Chính phủ để phát triển nhà ở tại dự án xây dựng Khu đô thị

Một huyện ở Hà Nội được duyệt thu hồi 1.140 ha đất xây 104 dự án trong năm 2025 Hà Nội thu hồi hơn 4.000m2 đất thuộc khu biệt thự Phonix Garden ngay gần dự án Vinhomes Đan Phượng để đấu giá

Tiềm năng lớn khi đầu tư vào cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp

Thị trường bất động sản khu công nghiệp Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới với tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ. Dòng vốn FDI ổn định, nhu cầu thuê đất công nghiệp cao, giá cho thuê tăng đều và làn sóng dịch chuyển sản xuất toàn cầu là những độn

Dõi theo bầu cử Mỹ, nhóm BĐS khu công nghiệp bất ngờ “thăng hoa”: KBC, SIP, Viglacera… tăng mạnh 5-7%, thanh khoản đạt hàng chục triệu cổ phiếu Bắc Giang sắp có thêm khu công nghiệp rộng gần 103 ha với vốn đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng

Thu hẹp khoảng cách với gạo Thái Lan và Ấn Độ, giá gạo Việt Nam trên đà phục hồi?

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã nhích tăng những ngày gần đây, song khả năng phải đến giữa hoặc cuối quý II/2025 mới xác định xu hướng ổn định, khi nhu cầu nhập khẩu của các thị trường lớn tăng.

Giá gạo tại thị trường nội địa Trung Quốc đang rẻ hơn giá gạo xuất khẩu của Việt Nam Giá gạo Việt Nam đang cao nhất trong lịch sử xuất khẩu gạo

2 tháng đầu năm, ngân sách nhà nước thặng dư 206 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, 2 tháng đầu năm, cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) được đảm bảo khi lũy kế thu ước đạt 499,8 nghìn tỷ đồng, lũy kế chi đạt 293,8 nghìn tỷ đồng. Cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng. Cả thu và chi trong 2 tháng đầu năm đều tăng

Bội thu ngân sách 9 tháng đạt gần 192 nghìn tỷ đồng 11 tháng, thu ngân sách nhà nước vượt 6,3% dự toán năm 2024

Vốn giá rẻ liên tục được ngân hàng “bơm” ra nền kinh tế

Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng đang đẩy mạnh triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất, với sản phẩm/dịch vụ “may đo” phù hợp với nh

Ngân hàng Nhà nước bơm hơn 86.000 tỷ vào hệ thống ngân hàng trong tuần qua Giá USD bất ngờ giảm mạnh, NHNN bơm ròng cao kỷ lục

Thuế thu nhập cá nhân: Thu nhập tăng 1, thuế tăng 2, sửa thế nào?

Từ năm 2020 đến 2024, tổng thu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) tăng 72%, trong khi thu nhập bình quân đầu người chỉ tăng 30,2%. Tốc độ tăng thuế không chỉ đi trước một bước mà còn không phản ánh đúng sự thay đổi của thu nhập thực.

Chưa điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân Thu nhập 11 triệu ở Việt Nam phải đóng thuế thu nhập cá nhân, so với các nước khác là cao hay thấp?

UOB: Tăng trưởng GDP 8% hoặc cao hơn là khả thi

Mức tăng trưởng GDP 8% hoặc cao hơn là khả thi nhưng chỉ với xuất khẩu và sản xuất sẽ không đủ để thúc đẩy nền kinh tế đạt mức tăng trưởng vượt trội, do đó, Việt Nam sẽ cần tăng cường đầu tư vốn, đặc biệt từ khu vực đầu tư công.

GDP Việt Nam tăng 7,09% trong năm 2024 Chính phủ yêu cầu tập trung cho mục tiêu GDP 2025 tăng tối thiểu 8%

Mỹ nâng thuế nhập khẩu nhôm, thép từ Canada lên 50%, thị trường hàng hoá tăng mạnh

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động mạnh trong phiên giao dịch ngày hôm qua (11/3). Ngoại trừ giá các mặt hàng trong nhóm nông sản đồng loạt đi xuống, sắc xanh áp đảo trên toàn thị trường. Kết p

Lập kỷ lục hơn 400 tỷ USD hàng hoá được xuất khẩu khắp thế giới, quốc gia nào bỏ nhiều tiền nhất để mua hàng hoá từ Việt Nam trong năm vừa qua? Cổ phiếu Bảo Việt (BVH) tiếp đà "thăng hoa", VN-Index tiến sát mốc 1.280 điểm