Doanh nghiệp Nhà nước thu gần 500 tỷ mỗi ngày từ bán khoáng sản, một công ty con “làm mưa, làm gió” trên sàn chứng khoán

Doanh nghiệp Nhà nước này có nhiều công ty con đang niêm yết trên sàn chứng khoán, trong đó có một cổ phiếu tăng đến 140% sau một tháng.

Theo báo cáo của Báo cáo của Ban KH tại hội nghị giao ban điều hành sản xuất tháng 1/2025 ngày 2/1, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) dự kiến sản lượng than nguyên khai sản xuất đạt 2,9 triệu tấn; than tiêu thụ 4,3 triệu tấn (trong đó hộ điện 3,7 triệu tấn); bóc đất đá 10,35 triệu m3; mét lò đào mới 19,4 ngàn mét; alumin sản xuất (quy đổi) 126 ngàn tấn; điện sản xuất 960 tr.kWh, điện bán EVN: 850 tr.kWh…

Trước đó, tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2025, TKV lên kế hoạch sản xuất trên 3,8 triệu tấn than nguyên khai, tiêu thụ 50 triệu tấn, nhập khẩu 13,2 triệu tấn. Về các chỉ tiêu tài chính, năm 2025, TKV đặt mục tiêu tổng doanh thu 172.795 tỷ đồng và lãi trước thuế trên 3.400 tỷ đồng.

Năm 2024, TKV ước đạt doanh thu 168.222 tỷ đồng và lợi nhuận dự kiến 6.230 tỷ đồng, vượt 42% kế hoạch năm. Tương ứng, bình quân mỗi ngày trong năm qua TKV thu hơn 460 tỷ đồng. Tiền lương bình quân toàn Tập đoàn ước đạt 17,95 triệu đồng/người/tháng, trong đó, sản xuất than đạt 18,77 triệu đồng/người/tháng.

Trong năm, TKV đã sản xuất 49,4 triệu tấn than thương phẩm; than nguyên khai sản xuất 37,48 triệu tấn; bốc xúc đất đá 143,6 triệu m3. Tổng số mét lò đào đạt 269.999 mét. Than tiêu thụ 46,84 triệu tấn, trong đó cung cấp cho các hộ điện 39,9 triệu tấn. Sản xuất 1,41 triệu tấn Alumin quy đổi, tiêu thụ 1,39 triệu tấn. Tinh quặng đồng 107,2 ngàn tấn, Đồng tấm sản xuất 30,1 ngàn tấn, tiêu thụ 30 ngàn tấn, kẽm thỏi 9,16 ngàn tấn, phôi thép 173,5 ngàn tấn. Sản xuất 9.535 tỷ kWh điện.

Quảng cáo

TKV là Tập đoàn kinh tế Nhà nước, có tiền thân là Tổng Công ty Than Việt Nam được thành lập từ năm 1994. Đến ngày 8/8/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 198/2005/QĐ-TTg và Quyết định số 199/2005/QĐ-TTg tổ chức lại Tổng Công ty Than Việt Nam và các đơn vị thành viên, thành lập Tập đoàn Than Việt Nam, hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con.

Ngày 26/12/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 345/2005/QĐ-TTg thành lập Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam trên cơ sở này. Ngày 25/06/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 989/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ-Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Sau 30 năm phát triển, TKV đã trở thành Tập đoàn kinh tế mạnh với 4 lĩnh vực kinh doanh chính là Than, Khoáng sản, Điện lực và Vật liệu nổ công nghiệp. Tập đoàn hiện có 68 công ty con và đơn vị trực thuộc trong đó có nhiều cái tên đáng chú ý đang niêm yết như Tổng công ty Khoáng sản TKV – CTCP (mã KSV), Tổng Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc TKV – CTCP (mã MVB), Tổng Công ty Điện lực TKV – CTCP (mã DTK), Công ty CP Than Núi Béo – Vinacomin (mã NBC), Công ty CP Than Mông Dương – Vinacomin (mã MDC), Công ty CP Than Cọc Sáu (mã TC6), Công ty CP Than Vàng Danh (mã TVD),…

Trong số này, KSV là cái tên nổi bật nhất khi đang “làm mưa, làm gió” trên sàn chứng khoán. Cổ phiếu này đã tăng 140% trong một tháng trở lại đây. Vốn hóa có thời điểm vượt ngưỡng tỷ USD trước khi quay đầu điều chỉnh về mức 22.500 tỷ đồng như hiện nay.

KSV là công ty con của TKV, hoạt động chính trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, kim loại màu; khoáng sản quý hiếm; kim loại đen,… Ngoài mỏ đất hiếm Đông Pao, Vimico còn được biết đến là đơn vị dẫn đầu cả nước về khai thác và chế biến đồng, với quyền khai thác tại mỏ đồng lớn nhất Việt Nam - mỏ Sin Quyền.

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Thuế đối ứng sẽ làm lãi suất ngân hàng thay đổi như thế nào?

Các chuyên gia cho rằng Ngân hàng Nhà nước vẫn còn dư địa điều hành chính sách tiền tệ. Cụ thể, nhà điều hành sẽ giảm lãi suất, kiểm soát cung tiền để ổn định tỷ giá, lạm phát.

Nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên 16% NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ ra sao trong tháng 1/2025

Cập nhật mới nhất từ Cục Thống kê (Bộ Tài chính) cho thấy, trong tháng 1/2025, Việt Nam xuất sang Mỹ lượng hàng hóa trị giá khoảng 10,49 tỷ USD trong khi nhập khoảng 1,15 tỷ USD.

Kỷ lục mới của kinh tế Việt Nam: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 đạt 786,29 tỷ USD Tổng thống Donald Trump áp thuế 25% đối với tất cả các loại thép, nhôm nhập khẩu

Sắc đỏ bao trùm thị trường hàng hoá sau "cú sốc" thuế quan

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới vừa trải qua một tuần biến động rất mạnh và nhiều bất ngờ. Toàn bộ thị trường năng lượng và kim loại chìm trong sắc đỏ. Chỉ số MXV-Index lao dốc tới hơn 6,5% xuống mức

Mỹ nâng thuế nhập khẩu nhôm, thép từ Canada lên 50%, thị trường hàng hoá tăng mạnh Cổ phiếu GEX tiếp đà “thăng hoa”, VN-Index thoát hiểm phút cuối

Quý I/2025: Tín dụng tăng gấp 2,5 lần cùng kỳ, lãi suất cho vay tiếp tục giảm

Tính đến hết quý I/2025, tăng trưởng tín dụng đạt 3,93% gấp 2,5 lần so với mức 1,42% cùng kỳ năm trước. Lãi suất cho vay tiếp tục giảm 0,4% so với cuối năm 2024 cho thấy nỗ lực của hệ thống ngân hàng trong việc hỗ trợ nền kinh tế

TP. Hồ Chí Minh: Tín dụng năm 2024 tăng 11,34% Nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên 16%

GDP Việt Nam ảnh hưởng ra sao sau quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ?

Mức thuế 46% đối với Việt Nam hay 34% với Trung Quốc giống như một mức trần để các quốc gia bắt đầu đàm phán với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump về các chính sách mà sau đó các mức thuế trần này có thể giảm xuống, chuyên gia SSI cho biết.

Chính phủ yêu cầu tập trung cho mục tiêu GDP 2025 tăng tối thiểu 8% NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp dự báo tăng 15-20% trong năm 2025

Theo FiinRatings dư nợ trái phiếu doanh nghiệp năm 2025 dự báo tăng trong bối cảnh các ngân hàng thương mại sẽ tiếp tục phải đẩy mạnh phát hành tăng vốn cấp 2; nhu cầu và áp lực tái tài trợ, tái cấu trúc vốn tăng cao của nhóm bất động sản, năng lượng...

Nam Long hoàn tất mua lại trước hạn 1.000 tỷ đồng trái phiếu Novaland chuyển đổi trái phiếu 300 triệu USD thành cổ phần với giá cao ngất ngưởng

Ngân hàng "chạy đua" tăng vốn điều lệ

Mùa đại hội cổ đông thường niên năm nay sẽ chứng kiến nhiều kế hoạch tăng vốn mạnh của các ngân hàng nhằm củng cố bộ đệm tài chính, tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động kinh doanh và phát triển bền vững.

NHNN cho phép BIDV tăng vốn điều lệ thêm 1.238 tỷ đồng VietinBank muốn phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 77.670 tỷ đồng