Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc cảnh giác với website giả mạo, lừa nộp phí

Thời gian gần đây, một số doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam nhận được yêu cầu từ phía khách hàng Trung Quốc về Giấy chứng nhận đăng ký của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, đăng ký và nộp phí thông qua 2 website: www.gacc.app và www.aqsiq.net.

Nghị định thư về kiểm dịch thực vật với dưa hấu tươi giữa Cục Bảo vệ thực vật và Tổng cục Hải quan Trung Quốc được ký kết.
Nghị định thư về kiểm dịch thực vật với dưa hấu tươi giữa Cục Bảo vệ thực vật và Tổng cục Hải quan Trung Quốc được ký kết.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam, thời gian qua, đặc biệt là trong năm 2023 đã có nhiều nhóm hàng nông sản của Việt Nam như gạo, cà phê, hạt điều, trái cây các loại đã tận dụng được những cơ hội mở cửa thị trường và giá tăng cao để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ vậy, trong 11 tháng của năm 2023, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu duy nhất trong số các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam có tăng trưởng 6,2%, đạt giá trị gần 156 tỷ USD.

Tuy nhiên, theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam thời gian gần đây các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc đã nhận được yêu cầu từ phía khách hàng Trung Quốc về Giấy chứng nhận đăng ký của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, đăng ký và nộp phí thông qua 2 website: www.gacc.app và www.aqsiq.net có dấu hiệu giả mạo và lừa đảo doanh nghiệp khi sử dụng tên viết tắt tiếng Anh của các cơ quan trực thuộc Tổng cục Hải Quan Trung Quốc trong địa chỉ website. Yêu cầu các doanh nghiệp phải trả phí từ 100 – 1.000 USD để đăng ký giấy tờ chứng nhận mã số xuất khẩu sang thị trường này.

Trước thông tin trên, Văn phòng SPS Việt Nam cho biết, Tổng cục Hải Quan Trung Quốc không yêu cầu về loại giấy tờ này và quy định thu phí trực tuyến, và đồng thời đưa ra khuyến cáo các doanh nghiệp cần truy cập các website chính thức của phía Trung Quốc có đuôi .cn để kiểm tra kết quả đăng ký, tra cứu thông tin liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, mặt khác liên tục cảnh giác với các yêu cầu bất thường trong quá trình giao thương với đối tác.

Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn) cho biết, theo quy định của Hải quan Trung Quốc và Việt Nam, không có chuyện thu phí về việc cấp mã xuất khẩu và cấp giấy chứng nhận cho doanh nghiệp.

“Trong trường hợp nhận được yêu cầu như vậy từ phía khách hàng thì đề nghị các doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với cơ quan đầu mối quốc gia là Văn phòng SPS Việt Nam, chúng tôi sẽ có trách nhiệm để giải đáp các quy định này cho doanh nghiệp. Sắp tới Văn phòng SPS Việt Nam cũng dự kiến xây dựng cổng thông tin sẽ kết nối với các doanh nghiệp thông qua các app để có thông tin chúng tôi sẽ cập nhật và có thể tương tác hai chiều”, ông Nam nói.

Quảng cáo

Khi có những vướng mắc cần phối hợp ngay với các cơ quan chuyên môn xử lý

Hiện Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn) đang đàm phán với phía Trung Quốc để mở cửa cho các nhóm hàng, gồm: Sầu riêng đông lạnh, dừa tươi, ớt, dưa hấu và dược liệu. Vào giữa tháng 12/2023, Nghị định thư về kiểm dịch thực vật với dưa hấu tươi giữa bộ này và Tổng cục Hải quan Trung Quốc được thực hiện trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.

Nhóm hàng còn lại là sầu riêng đông lạnh, ớt, dừa tươi và dược liệu vẫn được đang được 2 nước Việt Nam và Trung Quốc tiến hành đàm phán, nếu đàm phán thuận lợi và đi đến ký Nghị định thư thì kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2024 dự kiến đạt khoảng 6 tỷ USD. Tuy nhiên, do trước đây Trung Quốc đã ký độc quyền với Thái Lan về xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, vì vậy, muốn ký với Việt Nam thì họ sẽ phải cân nhắc mối quan hệ với Thái Lan, cùng với đó là những quy định về điều kiện kỹ thuật chế biến đông lạnh, chất lượng đóng gói... của Việt Nam có đáp ứng được yêu cầu hay không.

Tính đến nay, Trung Quốc đã cấp phép cho 12 mặt hàng rau quả Việt Nam xuất chính ngạch vào Trung Quốc, tuy nhiên, để xuất khẩu nông sản bền vững sang thị trường Trung Quốc, cần tăng cường quy hoạch, cấp mã số chứng nhận vùng trồng, đảm bảo chất lượng để tăng cường xuất chính ngạch. Đây là thời cơ cho các doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động đầu tư sản xuất, cũng như thay đổi tư duy và cách tiếp cận để khai thác tốt hơn tiềm năng của thị trường này.

Theo Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, đến sau ngày 30/6/2023, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đều đã tiến hành đăng ký và được hướng dẫn cụ thể cập nhật hồ sơ trên cổng thông tin của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Sự thay đổi chính sách từ Trung Quốc theo hướng đưa hoạt động thương mại vào chính quy, do đó đòi hỏi nông sản Việt Nam cần hướng đến xuất khẩu qua đường chính ngạch. Hơn nữa, áp lực cạnh tranh sẽ ngày càng lớn, vì các nhà xuất khẩu và các thương gia nhiều nước cũng đang tập trung vào thị trường Trung Quốc sau mở cửa, việc các doanh nghiệp chủ động nắm bắt thông tin, xu hướng và phối hợp hiệu quả với các cơ quan chức năng sẽ là chìa khóa mở rộng xuất khẩu nông sản sang thị trường tỷ dân này.

“Trong bất kỳ trường hợp nào khi có những vướng mắc chúng ta cần phối hợp ngay với các cơ quan chuyên môn để xử lý, cũng như kịp thời thông báo cho Hải quan Trung Quốc về thời gian mà chúng ta sẽ tiến hành kiểm tra thực địa, cũng như trả lời cho phía bạn để tháo gỡ khó khăn đó trong vòng khoảng 2 tuần kể từ khi Trung Quốc nhận được những cảnh báo”, ông Lê Thanh Hòa, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam nói.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Rủi ro thuế quan tác động đến phát hành trái phiếu doanh nghiệp phi tài chính năm 2025

Hoạt động phát hành sẽ duy trì ổn định, tiếp tục dẫn dắt bởi các chủ đầu tư (CĐT) bất động sản (BĐS) nhà ở. Ngành ô tô và điện có thể tăng trưởng mạnh phát hành mới, trong khi các doanh nghiệp BĐS công nghiệp sẽ gặp khó khăn do rủi ro thuế quan.

Lợi suất thấp kỷ lục khiến Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ngừng mua trái phiếu chính phủ Sẽ có 217 nghìn tỷ đồng trái phiếu đáo hạn năm 2025

VARS: Nghị quyết 68 mang đến cơ hội bứt phá cho thị trường bất động sản trong trung và dài hạn

Mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về Phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết xác định rõ kinh tế tư nhân là “một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia”.

Cơn sóng ngầm cổ phiếu bất động sản Ước tính KQKD quý I/2025 của loạt doanh nghiệp bất động sản "hot": Vinhomes có thể tăng trưởng hơn 1.200%, KDH tăng 700%

Những đầu tàu kinh tế tư nhân Vingroup, Thaco, Hòa Phát, FPT… đang đóng góp bao nhiêu vào ngân sách Nhà nước?

Trong năm 2024, Vingroup đã nộp ngân sách Nhà nước hơn 56.000 tỷ đồng, trong khi, Thế Giới Di Động, Hòa Phát, FPT cũng lần lượt đóng góp 19.700 tỷ đồng, 13.400 tỷ đồng và 9.200 tỷ đồng.

Bội thu ngân sách 9 tháng đạt gần 192 nghìn tỷ đồng 11 tháng, thu ngân sách nhà nước vượt 6,3% dự toán năm 2024

GDP 2024 đạt 475 tỷ USD, Việt Nam cần bao lâu để vượt mốc 1.000 tỷ USD?

Dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, quy mô GDP Việt Nam theo giá hiện hành vào năm 1986 ghi nhận ở mức 43 tỷ USD. Đến năm 2008, con số này đã tăng lên mức 125 tỷ USD, cao gấp 3 lần so với thời điểm 1986.

GDP Việt Nam ảnh hưởng ra sao sau quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ? GDP quý I/2025 của Việt Nam tăng 6,93%, cao nhất trong vòng 6 năm

Đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 54/CĐ-TTg ngày 30/4/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Tp.HCM chưa đầu tư mở rộng vành đai 3 giai đoạn 2, dành vốn làm thêm cao tốc khác Bộ GTVT ưu tiên hơn 55.000 tỉ đồng mở rộng ngay 5 tuyến cao tốc này

Thuế đối ứng sẽ làm lãi suất ngân hàng thay đổi như thế nào?

Các chuyên gia cho rằng Ngân hàng Nhà nước vẫn còn dư địa điều hành chính sách tiền tệ. Cụ thể, nhà điều hành sẽ giảm lãi suất, kiểm soát cung tiền để ổn định tỷ giá, lạm phát.

Nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên 16% NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ ra sao trong tháng 1/2025

Cập nhật mới nhất từ Cục Thống kê (Bộ Tài chính) cho thấy, trong tháng 1/2025, Việt Nam xuất sang Mỹ lượng hàng hóa trị giá khoảng 10,49 tỷ USD trong khi nhập khoảng 1,15 tỷ USD.

Kỷ lục mới của kinh tế Việt Nam: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 đạt 786,29 tỷ USD Tổng thống Donald Trump áp thuế 25% đối với tất cả các loại thép, nhôm nhập khẩu

Sắc đỏ bao trùm thị trường hàng hoá sau "cú sốc" thuế quan

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới vừa trải qua một tuần biến động rất mạnh và nhiều bất ngờ. Toàn bộ thị trường năng lượng và kim loại chìm trong sắc đỏ. Chỉ số MXV-Index lao dốc tới hơn 6,5% xuống mức

Mỹ nâng thuế nhập khẩu nhôm, thép từ Canada lên 50%, thị trường hàng hoá tăng mạnh Cổ phiếu GEX tiếp đà “thăng hoa”, VN-Index thoát hiểm phút cuối

Quý I/2025: Tín dụng tăng gấp 2,5 lần cùng kỳ, lãi suất cho vay tiếp tục giảm

Tính đến hết quý I/2025, tăng trưởng tín dụng đạt 3,93% gấp 2,5 lần so với mức 1,42% cùng kỳ năm trước. Lãi suất cho vay tiếp tục giảm 0,4% so với cuối năm 2024 cho thấy nỗ lực của hệ thống ngân hàng trong việc hỗ trợ nền kinh tế

TP. Hồ Chí Minh: Tín dụng năm 2024 tăng 11,34% Nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên 16%