ĐÓN SÓNG FDI MỚI

Trong bối cảnh đầu tư toàn cầu sụt giảm và có xu hướng phi toàn cầu hóa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) năm 2023 của Việt Nam vẫn là điểm sáng với tổng số vốn đăng ký đạt 36,61 tỷ USD và vốn thực hiện kỷ lục 23,18 tỷ USD.

GS-TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE) - người đã theo sát hành trình 35 năm thu hút FDI của Việt Nam - đánh giá vốn thực hiện năm 2023 là con số đáng ghi nhận, nhất là khi so sánh với mức sụt giảm của nhiều nước trên thế giới.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang có những lợi thế và cơ hội để được lựa chọn là điểm đến đầu tư của các tập đoàn bán dẫn lớn.

punctuating-titles-language-review-presentation-in-teal-bold-style-1-6612-8154.jpg

Thưa ông, trong bối cảnh kinh tế thế giới nói chung gặp nhiều khó khăn và dòng vốn đầu tư toàn cầu có sự dịch chuyển, ông đánh giá như thế nào về kết quả thu hút vốn FDI mà Việt Nam đạt được trong năm 2023?

Có thể thấy rằng, đầu tư nước ngoài năm 2023 có những khác biệt so với các năm trước. Trước đây, chúng ta thường nói đến toàn cầu hóa nhưng đầu tư nước ngoài trong hai năm 2022 và 2023 có xu hướng là phi toàn cầu hóa, tức là nhiều nước châu Âu (EU), Nga, Mỹ,… có xu hướng hướng về trong nước, chuyển các doanh nghiệp ở nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc về trong nước, sang các nước láng giềng hoặc sang các nước thứ ba ngoài Trung Quốc. Một số nước cũng rất khắt khe trong việc xét hồ sơ với các nhà đầu tư Trung Quốc, đặc biệt là nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin, bán dẫn, thậm chí một số nước hạn chế đến mức thấp nhất đầu tư từ Trung Quốc.

Những điều này đã tạo thành xu thế mới, tạm thời phi toàn cầu hóa đối với đầu tư nước ngoài và ảnh hưởng đến dòng vốn FDI toàn cầu. Theo số liệu của Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), nếu như năm 2019, tổng vốn FDI toàn cầu đạt khoảng 1.500 tỷ USD thì đến năm 2020 đã giảm xuống mức dưới 1.000 tỷ USD, và đến năm 2021 có sự phục hồi mạnh mẽ lên hơn 1.600 tỷ USD nhưng đến năm 2022 lại giảm về 1.300 tỷ USD và năm 2023 cũng không phục hồi được bao nhiêu.

Trong bối cảnh đầu tư toàn cầu giảm và khó khăn như vậy, Việt Nam vẫn thu hút được 36,61 tỷ USD vốn đăng ký và 23,18 tỷ USD vốn thực hiện trong năm 2023. Đây có thể nói là một điểm sáng.

gray-light-professional-static-quote-general-news-twitter-post-3-4674-8530.png

Cũng phải nói thêm rằng, tăng trưởng vốn thực hiện dù chỉ tăng 3,5% so với năm 2022 nhưng so với mức sụt giảm của nhiều nước thì vẫn là con số rất đáng ghi nhận.

Bên cạnh đó, chất lượng các dự án đăng ký cho thấy đã có nhiều hơn các dự án lớn về chế biến, chế tạo, trong đó có các dự án chúng ta rất cần trong lĩnh vực bán dẫn, có những dự án đã bắt đầu thực hiện.

Vậy theo ông đâu là nguyên nhân giúp thu hút FDI của Việt Nam đạt được những con số ấn tượng như vậy?

Xét về nguyên nhân, chúng ta thấy có điểm sáng từ cả nhân tố bên ngoài và cả nhân tố bên trong.

Nhân tố bên ngoài là chúng ta có được nhiều thuận lợi trong việc nâng cấp quan hệ với nhiều nước, trong đó có Mỹ, đặc biệt là từ chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden vào tháng 10 và gần đây là chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Với Mỹ, sau 10 năm thiết lập quan hệ đối tác toàn diện, hai nước đã nâng cấp lên quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Với Trung Quốc không chỉ là quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện mà hai bên cũng đã ký kết đến 36 bản ghi nhớ toàn diện, trong đó có tăng cường đầu tư và thương mại, giảm thiểu các thủ tục phiền hà cho hai bên. Trong thực tế, năm 2023 xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng rất nhanh, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản.

Trong nước, môi trường đầu tư được cải thiện. Chính phủ và các bộ, ngành đã có nhiều giải pháp để cải cách thủ tục hành chính cũng như chuyển hướng sang kinh tế tuần hoàn với nhiều hướng để tăng trưởng xanh, bền vững, chuyển đổi số. Các khu công nghệ cao đã đạt được những con số rất ấn tượng, cả doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước đã hình thành một hệ sinh thái trong các khu công nghệ cao, cải thiện các hạ tầng kỹ thuật số, hạ tầng giao thông, đường cao tốc,… Tất cả những yếu tố đó được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao.

Đặc biệt, chúng ta cũng có sự chuẩn bị cho các lĩnh vực công nghệ cao, nhất là công nghệ bán dẫn, hợp tác với nhiều nhà đầu tư nước ngoài khai thác đất hiếm. Việt Nam có trữ lượng đất hiếm tới 22 triệu tấn, bằng một nửa trữ lượng của Trung Quốc. Năm 2022, chúng ta mới khai thác có 4.500 tấn. Khi hợp tác với Hàn Quốc và một số nước để khai thác đất hiếm thì hy vọng trong tương lai gần Việt Nam có thể khai thác 200-300 nghìn tấn một năm. Như vậy, cũng tương đương sản lượng mà hiện nay Trung Quốc đang cung cấp cho thế giới. Điều này làm cho thị trường đất hiếm và vonfram của thế giới không còn độc quyền của một nước và trở nên cạnh tranh hơn.

Ngoài ra, hiện nay Việt Nam cũng không chỉ xuất khẩu mà còn có lợi thế là thu hút đầu tư để trở thành nước đang có thu nhập thấp nhưng có thể chen chân vào chuỗi các nước tăng trưởng nhanh về công nghệ bán dẫn - công nghệ tương lai của toàn cầu.

punctuating-titles-language-review-presentation-in-teal-bold-style-8593-4958.jpg

Từ những thuận lợi mà ông phân tích, liệu Việt Nam có thể đón đầu được một làn sóng FDI mới từ các tập đoàn bán dẫn hay không?

Hiện nay, chúng ta không thể nói trước được điều gì vì thế giới diễn biến bất thường, các cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine hay gần đây là xung đột tại dải Gaza giữa Israel và Hamas không biết bao giờ mới kết thúc. Các cuộc xung đột này không chỉ ảnh hưởng đến các quốc gia trong khu vực mà còn tác động đến nhiều chuỗi cung ứng trên toàn cầu, ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới.

Năm 2024 chưa ai biết được cả hai cuộc xung đột này có kết thúc hay không, cho nên trong dự báo chúng ta cũng cần phải thận trọng.

Quảng cáo

Thêm nữa là chiến tranh, xung đột kéo dài cũng dẫn đến giá cả hàng hóa biến động, nhất là giá dầu và giá lương thực có xu hướng leo thang… Các nước hiện nay rất thận trọng trong việc đưa ra các dự báo, trước đây người ta thường dự báo tương đối dài hạn, còn hiện nay có thể tháng trước, tháng sau đã thay đổi. Cho nên Việt Nam cũng vậy, cái chúng ta quan tâm là theo dõi diễn biến của tình hình kinh tế, chính trị thế giới, tình hình đầu tư tại các nước để thay đổi nhanh chóng cách ứng xử và có giải pháp thích ứng với tình hình biến động của thế giới, hơn là đưa ra một con số dự báo dài hạn.

Tuy vậy, có những tín hiệu rất lạc quan đối với Việt Nam. Thứ nhất, là các nước và rất nhiều nhà đầu tư kể cả các tập đoàn lớn đều đánh giá trong bối cảnh thế giới phức tạp như vậy Việt Nam là một điểm đến đầy hứa hẹn với các nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ hai, Việt Nam có những lợi thế mà các nước không có, như ổn định chính trị, an toàn cho nhà đầu tư, kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng năm 2023 dù đạt 5,05% nhưng vẫn là mức cao so với khu vực và thế giới, cùng với đó tỷ lệ lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, tỷ giá và dòng tiền tương đối ổn định.

Chúng ta cũng có thu nhập tăng, nhân khẩu trên 100 triệu dân, trong đó tầng lớp trung lưu chiếm 25-30 triệu người. Đây cũng chính là tầng lớp quyết định nhiều đến tiêu dùng trong nước, nhất là các dòng sản phẩm trung và cao cấp như ô tô, smartphone, hàng điện tử,…

Thứ ba, nhiều nhà đầu tư đánh giá nguồn nhân lực của Việt Nam có thể đáp ứng những yêu cầu của công nghệ hiện đại và các ngành công nghiệp hiện đại như công nghệ bán dẫn, điện tử, công nghệ tương lai (AI, thực tế ảo, blockchain, fintech,…) Đặc biệt các nhà đầu tư đánh giá cao cố gắng của Nhà nước và Chính phủ Việt Nam trong việc hoàn thiện thể chế, đầu tư hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật số và chuyển hướng sang tăng trưởng xanh.

von-fdi-3472-4388.png

Các nhà đầu tư cũng đánh giá cao Việt Nam có 17 hiệp định FTA thế hệ mới. Các đối tác từ Mỹ, Trung Quốc qua hai chuyến thăm của hai nguyên thủ quốc gia cũng có thể thấy vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.

Tất cả những yếu tố trên cộng với lợi thế đất hiếm chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến lựa chọn quốc gia đầu tư của các nhà đầu tư, trong đó Việt Nam có thể là một trong những nước được ưu tiên lựa chọn.

Như vậy, rõ ràng Việt Nam đang có những lợi thế nhất định để thu hút dòng FDI mới, nhưng không phải là không có các rào cản, phải không thưa ông?

Như tôi đã nói ở trên, đó mới là những tín hiệu, chúng ta không nên khẳng định vì chúng ta còn cả một năm 2024 phía trước và thế giới còn thay đổi rất nhiều. Hơn nữa, những tín hiệu đó đạt được hay không còn phụ thuộc vào các cải cách của Việt Nam, đặc biệt là các tập đoàn quốc tế bao giờ cũng chú ý đến thời gian giải quyết các thủ tục từ khi đàm phán đến ký kết, cấp giấy chứng nhận đầu tư rồi triển khai dự án,…

pastel-pink-minimalist-quote-instagram-post-7721-6002.png

Hiện nay, các thủ tục của chúng ta tuy là đơn giản hơn nhiều so với trước nhưng vẫn tương đối phiền hà. Đội ngũ cán bộ công chức của Nhà nước tuy được nâng cấp nhưng vẫn còn nhiều cán bộ địa phương, tổ chức không theo kịp hướng của Chính phủ điện tử, Chính phủ kiến tạo, tham nhũng vặt còn phổ biến,…

Nhiều địa phương sau khi phân cấp, lại khá dễ dãi trong cấp phép, chọn lựa dự án, không nâng cao trình độ tổ chức tư vấn xúc tiến, chọn lựa nhà đầu tư, dự án đầu tư,… Cho nên, tất cả những khiếm khuyết đó nếu chúng ta không nhanh chóng khắc phục thì cơ hội sẽ vụt mất.

Tôi tin rằng, tình hình năm 2023 cho thấy Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ rất kiên quyết trong việc tạo các điều kiện để thu hút đầu tư nước ngoài và mong muốn các bộ trưởng, các chủ tịch UBND tỉnh, thành phố cũng theo đà như vậy để thay đổi. Lúc đó, chúng ta có thể tranh thủ được làn sóng mới với chất lượng cao hơn và vốn đầu tư lớn hơn.

Số liệu cho thấy, năm 2023, có tới hơn 70% vốn đầu tư nước ngoài tập trung vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước như TP.HCM, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Hà Nội, Bắc Ninh, Nghệ An, Bình Dương, Đồng Nai. Theo ông các địa phương còn chưa thu hút được FDI cần phải thay đổi ra sao?

Thực tế nhìn vào các tỉnh, thành phố thu hút FDI lớn nhất như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Nghệ An,… có thể thấy ngoài các điều kiện về thể chế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực thì điều quan trọng là ứng xử với nhà đầu tư. Chính quyền của các địa phương này đã nhận ra những nhược điểm trước đây và khắc phục, giải quyết những phiền hà, tạo cơ chế một cửa với những thủ tục rất công khai, minh bạch,… Những người đàm phán của các chính quyền cũng quyết định nhanh, quyết đoán, đáp ứng yêu cầu của các tập đoàn kinh tế khác nhau, từ các khu vực khác nhau.

Tuy vậy, không thể kỳ vọng các tỉnh miền núi cũng có thể thu hút được FDI như các tỉnh đồng bằng. Năm 2023, có 53 tỉnh, thành thu hút được FDI nhưng vốn FDI chỉ tập trung một số tỉnh, thành có cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư,… Cho nên, với các tỉnh miền núi vấn đề quan trọng là phải đầu tư cho hạ tầng giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước, hạ tầng sạch và bồi dưỡng nguồn nhân lực để đáp ứng các nhà đầu tư. Khi đó mới có thể tham gia vào các chuỗi như dệt may, da giày rồi mới tiến đến các chuỗi công nghệ cao.

Nhắc đến chuỗi cung ứng, những năm gần đây năng lực tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam có những chuyển biến ra sao, thưa ông?

Đây là câu chuyện khá dài, nhận định không chính xác cũng không đánh giá được. Công nghiệp phụ trợ của Việt Nam hiện nay có nhiều cấp độ, xe máy thì hầu như 100% là công nghiệp phụ trợ của Việt Nam. Ngành dệt may, da giày của Việt Nam những năm qua có tăng trưởng rất nhanh, hội dệt may đánh giá nhiều doanh nghiệp trong nước đã chen chân top đầu các nước có năng suất cao trong gia công cho các tập đoàn lớn của thế giới. Dần dần chúng ta đã có những mặt hàng xuất khẩu mang thương hiệu Việt Nam.

Tuy nhiên, với công nghiệp ô tô, chúng ta vẫn chủ yếu là lắp ráp, mới có hai doanh nghiệp lớn là VinFast và Thaco, còn lại các doanh nghiệp khác vẫn rất hạn chế. Cho nên với các doanh nghiệp ô tô, việc tham gia vào công đoạn phụ trợ của các doanh nghiệp Việt Nam mới chiếm khoảng 30-40%.

Còn với lĩnh vực công nghệ thông tin thì có hai mức độ, ví dụ như với Samsung, các loại sản phẩm như điện dân dụng (điều hòa, tủ lạnh, máy giặt,…) mang thương hiệu này đã có hàng trăm vendor (nhà cung ứng) cấp 1, cấp 2, cấp 3 là doanh nghiệp Việt Nam. Những vendor này hợp tác với Samsung rất tốt, Samsung đã cử các chuyên gia đến một số doanh nghiệp để thay đổi công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, thay đổi về quản trị, kể cả logistics, hay quá trình sản xuất và tiêu thụ. Hiện nay nhiều sản phẩm của Samsung được tiêu thụ tại TP.HCM là do các doanh nghiệp trong nước sản xuất.

Còn với các chuỗi công nghệ cao như smartphone hay máy tính, máy tính bảng thì rõ ràng 5-6 tháng đã có sản phẩm mới ra đời, điều này chỉ có một số doanh nghiệp lớn may ra có thể làm được còn các doanh nghiệp vốn ít không thể làm được. Cho nên, chỉ có thể làm các vendor cấp 2 với những sản phẩm ít vốn, không đòi hỏi công nghệ quá cao. Chúng ta phải thừa nhận rằng với năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cần phải thực tế và không thể nhận định chung chung được.

Xin cảm ơn ông!

Theo Ấn phẩm Sức mạnh nội lực Copy

Cùng chuyên mục Chính sách

LỄ QUỐC TANG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang trong các ngày 25-26/7.

Áp lực tỷ giá kéo chân thị trường hàng hoá

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc đỏ tiếp tục chiếm ưu thế trong ngày giao dịch hôm qua (24/7). Trong đó, giá của nhiều mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp đồng loạt giảm, dẫn dắt xu hướng suy yếu chung của toàn thị trường. Đóng cửa, chỉ số

Xuất khẩu tại các quốc gia sản xuất chính bùng nổ gây sức ép lên thị trường hàng hoá USD chạm mốc cao nhất 2 tuần, hàng hoá nguyên liệu quay đầu giảm

Kiểm kê đất đai trên phạm vi cả nước từ ngày 1/8

Các bộ và địa phương sẽ thực hiện kiểm kê diện tích các loại đất theo quy định và đối tượng đang quản lý, sử dụng đất quy định tại Điều 6, Điều 7 của Luật Đất đai năm 2024; đồng thời kiểm kê tình hình quản lý, sử dụng đất sân golf, cảng hàng không, sân ba

Quy định mới nhất về tính thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng nhà đất theo Luật đất đai 2024 Luật đất đai có thể có hiệu lực sớm từ 1/7/2024, nhìn lại 6 tác động đến bức tranh bất động sản mà người dân, doanh nghiệp mong chờ

Đề xuất mức phạt tối đa đến 1 tỷ đồng với vi phạm trong kinh doanh bất động sản

Bộ Xây dựng đang xây dựng Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng thay thế Nghị định số 16/2022/NĐ-CP theo hướng đề xuất tăng mức tiền phạt kịch khung 1 tỷ đồng đối với một số hành vi vi phạm.

VIS Rating: Khả năng tiếp cận nguồn vốn mới sẽ giúp doanh nghiệp bất động sản giảm bớt áp lực nợ đáo hạn Thị trường bất động sản “nhen nhóm” tín hiệu phục hồi tích cực

Giá bất động sản có thời điểm vượt xa giá trị thực và khả năng chi trả của người dân

Giai đoạn gần đây, nguồn cung bất động sản suy giảm mạnh, giá bất động sản tăng cao và ngày càng cao; có giai đoạn, thời điểm sốt bất động sản "ảo" đã vượt xa giá trị thực; mất cân đối cung - cầu trong các phân khúc; lượng cung nhà ở phù hợp với khả năng

"Sức khoẻ" thị trường bất động sản Việt Nam tốt hơn thị trường Trung Quốc? Trái phiếu bất động sản còn "đất sống"?

ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á và Thái Bình Dương

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế cho châu Á đang phát triển và Thái Bình Dương trong năm 2024 lên 5,0% so với mức dự báo trước đó là 4,9%, do xuất khẩu tăng của khu vực đã bổ sung cho nhu cầu nội địa vững vàng. Triển vọ

Lạm phát được kiểm soát, phù hợp để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Gần 70% doanh nghiệp EuroCham lạc quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong dài hạn

Sẽ thực hiện bình ổn giá nếu mức độ biến động mặt bằng giá lớn

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 85/2024/NĐ-CP (Nghị định 85) quy định chi tiết một số điều của Luật Giá, trong đó, quy định cụ thể về việc thực hiện bình ổn giá.

Kiến nghị bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu vì làm khổ doanh nghiệp Goldman Sachs: Trung Quốc cần bơm khoảng 276 tỷ USD vào thị trường để bình ổn giá bất động sản

Rà soát, gỡ vướng cho 154 dự án điện mặt trời từng bị thanh tra

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Công Thương rà soát, cập nhật vào kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII các dự án điện tái tạo đã khắc phục theo kết luận thanh tra.

Vay nợ lớn, loạt công ty điện mặt trời và điện gió báo lãi giảm, thậm chí lỗ trong 6T2023 Bộ Công thương: “Không thể phát triển một các ngẫu hứng hay ồ ạt điện mặt trời áp mái”