TĂNG TỐC TĂNG TRƯỞNG

Vượt lên những khó khăn, thách thức và xu hướng tăng trưởng chậm lại của kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đứng vững và GDP năm 2023 vẫn thuộc nhóm các nước có mức tăng trưởng cao nhất khu vực cũng như thế giới.

Năm 2023, tăng trưởng kinh tế toàn cầu tiếp tục xu hướng chậm lại, năm sau thấp hơn năm trước. Nếu như năm 2022, tăng trưởng kinh tế toàn cầu ở mức 3,5%, thì năm 2023 theo dự báo của IMF ở mức 3% và theo Ngân hàng Thế giới (WB) chỉ ở mức 2,1%.

Trong khu vực, Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á tháng 12/2023 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng năm 2023 của Indonesia và Philippines lần lượt đạt 5% và 5,7%, trong khi, Singapore đạt 1%, Malaysia dự báo đạt 4,2% và Thái Lan đạt 2,5%.

Giữa bối cảnh bức tranh kinh tế toàn cầu và khu vực nhiều gam màu xám, tăng trưởng GDP năm 2023 của Việt Nam vẫn đạt 5,05%, dù không đạt mục tiêu Nghị quyết của Quốc hội đề ra song vẫn là con số đáng tự hào, giúp Việt Nam thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới.

Mức tăng trưởng này cũng thể hiện nỗ lực rất lớn trong bối cảnh tình hình chung toàn cầu rất khó khăn, nền kinh tế Việt Nam với độ mở lớn vừa chịu nhiều áp lực từ bên ngoài, vừa chịu ảnh hưởng khi các động lực tăng trưởng nội tại của nền kinh tế cũng có dấu hiệu chậm lại.

Trong năm qua, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức 3,25%, thấp hơn mục tiêu Quốc hội đề ra. Đồng thời, thu hút FDI vẫn là “điểm sáng” với số vốn thực hiện đạt kỷ lục hơn 23 tỷ USD, xuất khẩu tiếp tục phát huy được vai trò trụ cột tăng trưởng của nền kinh tế, khu vực nông nghiệp là điểm sáng và là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế trong khó khăn; khu vực dịch vụ phát triển khá sôi động, khu vực công nghiệp và xây dựng từng bước phục hồi.

Cùng với đó, xếp hạng tín nhiệm quốc gia và vị thế quốc tế tiếp tục được cải thiện. Fitch Ratings đã nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+ (từ mức BB), với triển vọng "Ổn định". Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 431 tỷ USD, tăng 1 bậc lên thứ 32/100 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới. Fitch Ratings đánh giá chính sách tài chính tiền tệ của Việt Nam đã hỗ trợ rất nhiều cho nền kinh tế đất nước và dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 6,3% vào năm 2024 và 7% vào năm 2025. Tương tự, HSBC đánh giá kinh tế Việt Nam đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, đặt nền móng cho đà phục hồi, đến năm 2024, tăng trưởng của Việt Nam có thể tăng tốc lên 6,3% và lạm phát bình quân ở mức 3,3%.

quote-fashion-instagram-post-3869-6831.jpg

Tại diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023, đánh giá về tăng trưởng của kinh tế Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng chính nhờ các chính sách, giải pháp đúng đắn, kịp thời, chưa từng có tiền lệ thời gian qua, Việt Nam cơ bản đã vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức trước “những cơn gió ngược” và đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện.

PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cũng nhìn nhận, sau 3 năm trải qua đại dịch COVID và vượt qua khó khăn, nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững, tạo được đà và thế tăng trưởng.

“Thành tích đó chứng tỏ năng lực trụ hạng, khả năng đối mặt các cơn gió ngược rất ấn tượng của nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam xứng đáng với lời khen tặng ‘là ngôi sao sáng giữa bầu trời kinh tế thế giới ảm đạm năm 2023’ cũng như đánh giá tích cực của cộng đồng thế giới về sức hấp dẫn đầu tư và triển vọng tươi sáng”, PGS.TS Trần Đình Thiên nhìn nhận.

Năm 2023, với xu hướng tăng trưởng cải thiện quý sau cao hơn quý trước, sẽ là tiền đề cho sự phục hồi mạnh mẽ hơn của kinh tế Việt Nam trong năm 2024. Dù những khó khăn trong nội tại nền kinh tế của năm 2023 được dự báo kéo dài đến năm 2024, nhưng với quyết tâm ưu tiên của Quốc hội và Chính phủ là tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, các tổ chức quốc tế cũng như các chuyên gia tin tưởng Việt Nam có thể đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2024 từ 6%-6,5% như mục tiêu đề ra.

tit1-282-219.jpg
TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV

Nhìn lại năm 2023 có thể thấy rằng dù đối mặt nhiều thách thức từ những biến động, rủi ro bên ngoài lẫn những khó khăn nội tại, song nền kinh tế Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng trên 5%. Đây là mức tăng trưởng đáng ghi nhận và cho thấy đã có những dấu hiệu phục hồi rõ nét, đặc biệt trong nửa cuối năm, một phần là nhờ xuất khẩu và đầu tư trong và ngoài nước.

Bên cạnh điểm sáng về GDP, tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm qua cũng rất ổn định. Gần đây, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings đã quyết định nâng hạng tín nhiệm cho Việt Nam, triển vọng ổn định, yếu tố này chắc chắn tác động tích cực đến đầu tư, thương mại thời gian tới.Một điểm sáng nữa của kinh tế Việt Nam trong năm 2023 là kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn cũng chuyển biến rất tích cực, đặc biệt trong ngành dệt may ngành điện tử, ngành năng lượng cũng như ngành nông nghiệp đang chuyển biến rất tốt.

six-impossible-things-quote-twitter-post-4-2692-8039.png
Quảng cáo

Cùng với đó, thể chế của Việt Nam đang có nhiều thay đổi tích cực, rất nhiều luật quan trọng đã được Quốc hội thông qua mới đây và chuẩn bị thông qua ví như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Giao dịch điện tử. Ngoài ra, công tác ngoại giao nói chung và ngoại giao kinh tế nói riêng năm vừa qua cũng đã rất thành công.

Tôi tin rằng những điểm sáng của kinh tế Việt Nam năm 2023 sẽ là nền tảng rất tốt để tạo bệ phóng cho tăng trưởng kinh tế trong năm 2024. Do đó, năm tới kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng từ 6%-6,5%, lạm phát hoàn toàn trong tầm kiểm soát khoảng 3,5%- 4%.

Tuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng, trong thời gian tới, cơ hội và thách thức vẫn đan xen. Để lấy lại đà phát triển nhanh và bền vững, đòi hỏi Quốc hội và Chính phủ cần thực hiện nhiều chính sách, giải pháp vừa đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao khả năng chống chịu, củng cố các động lực tăng trưởng truyền thống vừa tạo không gian đủ rộng để khai thác hiệu quả các mô hình, động lực tăng trưởng mới, góp phần quan trọng phục hồi và phát triển nhanh, bền vững và bao trùm trong thời gian tới.

tit2-9935-895.png
Bà Nguyễn Thị Hương – Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê

Năm 2023, dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng nền kinh tế Việt Nam đã đạt được kết quả khả quan cho thấy xu hướng tiếp tục phục hồi với mức tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước.

Trong năm qua, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục là “bệ đỡ” của nền kinh tế; khối ngành dịch vụ đang từng bước phục hồi với điểm sáng là hoạt động du lịch; hoạt động công nghiệp dần phục hồi, chỉ số sản xuất công nghiệp đã có xu hướng tăng nhẹ trở lại.

Bên cạnh đó, Chính phủ nỗ lực đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng. Đồng thời, lạm phát được kiểm soát hiệu quả sẽ giúp ổn định dòng tiền là yếu tố quan trọng cho tăng trưởng kinh tế.

Sang năm 2024, dự báo các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường kinh tế thế giới vẫn còn hiện hữu và tiếp tục tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Hậu quả của đại dịch COVID-19 vẫn còn dai dẳng. Lạm phát ở một số nền kinh tế lớn nhiều khả năng vẫn ở mức cao do tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt. Nợ công tiếp tục gia tăng. Tăng trưởng thương mại toàn cầu tiếp tục xu hướng thấp, chịu ảnh hưởng từ cạnh tranh địa chính trị diễn biến căng thẳng, khó lường. Áp lực từ giá dầu thô, lương thực biến động mạnh, tăng lãi suất kéo dài ở nhiều quốc gia… Khả năng phục hồi của kinh tế toàn cầu chưa rõ ràng.

Ở trong nước, tuy thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng động lực truyền thống còn yếu, động lực mới chưa rõ ràng nên năm 2024 dự báo kinh tế Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Tác động từ sự suy giảm của nền kinh tế thế giới dồn nén từ thời đại dịch tới nay nhiều khả năng vẫn sẽ tiếp tục tác động đến nền kinh tế Việt Nam ít nhất trong nửa đầu năm 2024 trước khi đón nhận những dấu hiệu tích cực, khả quan hơn.

woman-motivational-quote-facebook-post-2-5184-1449.png

Tuy vậy, kinh tế Việt Nam sẽ vẫn có cơ hội phục hồi tích cực hơn nếu các chính sách hỗ trợ được ban hành trong năm 2023 sẽ có tác động rõ nét hơn vào nền kinh tế; các động lực về đầu tư (bao gồm cả đầu tư tư nhân, FDI, đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước), tiêu dùng, du lịch và xuất khẩu tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ; các vấn đề tồn đọng, bất cập kéo dài được tập trung tháo gỡ, chuyển biến tích cực hơn trong năm 2024, nhất là vướng mắc của doanh nghiệp, dự án đầu tư, thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp…

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản sẽ tiếp đà tăng trưởng tích cực trong năm 2023, hiệu quả của chiến lược phát triển nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vừa đảm bảo nguồn cung và an ninh lương thực vừa phát triển nông nghiệp, khai thác, nuôi trồng thủy sản bền vững, hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản dự báo tiếp tục ổn định.

Khu vực công nghiệp và xây dựng dự báo tiếp tục gặp nhiều thách thức trước bối cảnh kinh tế toàn cầu dự báo phục hồi chậm, nhu cầu thế giới yếu, thị trường thế giới thu hẹp, lưu thông và luân chuyển hàng hóa thương mại thế giới còn khó khăn do giá cả tăng, khan hiếm nguyên vật liệu. Đặc biệt ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong nước vẫn phải đối diện với tình trạng đơn hàng giảm, chi phí đầu vào cao. Thị trường bất động sản suy giảm tiếp tục ảnh hưởng đến nhiều ngành sản xuất có liên quan. Bên cạnh đó, nhiều dự án đầu tư công sẽ được đẩy mạnh trong năm 2024 cũng sẽ góp phần cho tăng trưởng của nước ta trong năm tới.

Khu vực dịch vụ dự báo vẫn là điểm sáng trong năm 2024. Một số ngành thương mại có thể duy trì đà tăng trưởng bởi các chính sách thương mại và thúc đẩy tiêu dùng nội địa như: ngành vận tải hàng không, bán buôn bán lẻ, dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ tài chính, dịch vụ du lịch… Các ngành dịch vụ phi thị trường dự báo vẫn ổn định.

Năm 2024 cũng là năm bứt phá của chặng đường kinh tế 5 năm 2021-2025. Do đó, Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương sẽ dốc toàn lực cho chặng đường về đích này. Đây có thể là những thuận lợi mang tính chủ quan nhưng cũng là áp lực lớn cho hoạt động kinh tế của đất nước. Trong bối cảnh thế giới nhiều bất định, Việt Nam cần tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, đây là nền tảng quan trọng để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng như kỳ vọng.

Theo Ấn phẩm Sức mạnh nôi lực Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Bất động sản TP.HCM tăng trưởng dương trở lại, hấp dẫn nhà đầu tư

Vượt qua “vùng đáy”, thị trường bất động sản TPHCM đang dần lấy lại đà phát triển, tốc độ phục hồi tuy chậm nhưng chắc và dự kiến sẽ tăng tốc từ thời điểm cuối năm.

Gần 3.900 doanh nghiệp bất động sản được thành lập mới trong 10 tháng năm 2024 Đua nhau tăng bốc đầu, chuyện gì đang xảy ra với nhóm cổ phiếu bất động sản?

Giá chung cư Hà Nội tăng "sốc" nhưng "mới chỉ là khởi đầu cho một chu kỳ tăng trưởng mới"

Dù giá căn hộ sơ cấp trung bình trong quý 3/2024 đạt ngưỡng 72 triệu đồng/m² (chưa bao gồm VAT & KPBT), nhưng đây chỉ là khởi đầu của một chu kỳ tăng trưởng mới, 2025 thị trường căn hộ sẽ có thêm các dự án “hạng siêu sang” - giống như tại thị trường phía

70% căn hộ chung cư bán được ở Hà Nội có giá trên 4 tỷ đồng Vì sao giá chung cư mới ở Hà Nội liên tục tăng?

Ngân hàng Nhà nước ra chỉ đạo mới cho các ngân hàng về việc hỗ trợ doanh nghiệp

NHNN yêu cầu các TCTD tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ theo chỉ đạo của NHNN trong năm 2024 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh,…

9 tháng đầu năm, 19 DN Nhà nước mang về 50.360 tỷ đồng lãi, hàng loạt "ông lớn" vượt kế hoạch cả năm Tỷ giá USD vượt giá bán can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, đô la tự do tăng chóng mặt

Tiền gửi vẫn chảy mạnh vào ngân hàng

Theo số liệu mới nhất được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố, tính đến hết tháng 8/2024, lượng tiền gửi của dân cư đạt hơn 6,92 triệu tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2023.

Số dư tiền gửi sẵn sàng mua cổ phiếu có quý thứ 2 liên tiếp sụt giảm Loạt quy định mới về lãi suất tiền gửi, rút tiền gửi trước hạn sẽ có hiệu lực trong tháng 11

Người Việt có thể chi gần 50 tỷ USD "chốt đơn" trên các sàn TMĐT vào năm 2028

Theo khảo sát, những người tiêu dùng Việt Nam có thu nhập từ 30 triệu đồng/tháng trở lên gần như không phụ thuộc vào chương trình khuyến mãi, mà có thể mua sắm bất cứ lúc nào có nhu cầu.

Thị trường bất động sản thương mại châu Á - Thái Bình Dương vẫn yếu trong quý 1/ 2024 Bộ trưởng Tài chính: 5 tháng đầu năm thu 50.000 tỷ đồng tiền thuế từ sàn thương mại điện tử

Đồng đô la lên cao nhất 1 năm, tỷ giá USD ngân hàng xác lập kỷ lục mới

Tính từ đầu năm đến nay, giá USD tại các ngân hàng tăng khoảng 1.100 đồng, tương đương mức tăng 4,4%. Riêng trong tháng 10 và tháng 11, VND đã mất hơn 3% giá trị so với USD.

Tỷ giá USD/VND tăng lên mức cao nhất lịch sử, các ngân hàng liên tục niêm yết kịch trần Diễn biến mới của tỷ giá USD/VND sau khi Fed giảm lãi suất

TP. Hồ Chí Minh yêu cầu tăng cường quản lý nhà chung cư

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có ý kiến chỉ đạo về tăng cường thực hiện công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn Thành phố, theo Cổng thông tin điện tử UBND TP. Hồ Chí Minh.

Doanh số bán hàng của Vinhomes, Khang Điền, Nam Long dẫn đầu ngành bất động sản nhờ các dự án mới ra mắt ở Hà Nội và TP.HCM Ít ỏi nguồn cung, một loại hình BĐS tại Tp.HCM liên tục “cháy hàng”