Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024 có thể đạt từ 6,13% - 6,48%

Tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2024 có thể đạt mức 6,13% theo kịch bản 1 và 6,48% trong kịch bản 2. Cùng với đó, xuất khẩu cả năm dự báo tăng lần lượt 4,02% và 5,19%. Lạm phát bình quân năm 2024 cũng được dự báo lần lượt ở mức 3,94% và 3,72%.

Tăng trưởng kinh tế năm 2024 có thể đạt mức 6,13% theo Kịch bản 1, và 6,48% trong Kịch bản 2 (ảnh minh họa)
Tăng trưởng kinh tế năm 2024 có thể đạt mức 6,13% theo Kịch bản 1, và 6,48% trong Kịch bản 2 (ảnh minh họa)

Đó là thông tin được đưa ra trong Báo cáo Kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng 2024: Cải cách để tăng tốc phục hồi tăng trưởng của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) công bố mới đây.

Cụ thể, báo cáo đưa ra 2 kịch bản dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2024. Kết quả dự báo cho thấy tăng trưởng kinh tế năm 2024 có thể đạt mức 6,13% theo Kịch bản 1, và 6,48% trong Kịch bản 2. Xuất khẩu cả năm dự báo tăng 4,02% trong Kịch bản 1 và tăng 5,19% trong Kịch bản 2. Thặng dư thương mại dự báo tương ứng ở các mức 5,64 tỷ USD và 6,26 tỷ USD. Lạm phát bình quân năm 2024 dự báo lần lượt ở mức 3,94% và 3,72%.

Đại diện nhóm Nghiên cứu của CIEM, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban, Ban Nghiên cứu tổng hợp CIEM cho biết, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2023 tăng 5,05%, thấp hơn 1,45 điểm phần trăm so với mục tiêu đề ra (6,5%). "Kết quả này đã có sự cải thiện giữa các quý và có sự phục hồi tích cực.

Quảng cáo

Đặc biệt, theo các chuyên gia của CIEM, đà phục hồi tăng trưởng kinh tế không đi kèm với gia tăng áp lực lạm phát. Khu vực doanh nghiệp chứng kiến những chuyển biến tích cực trong nửa cuối năm 2023.

Báo cáo của CIEM cũng đánh giá kết quả hai năm thực thi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các văn bản liên quan đến tổ chức thực thi RCEP. Kết quả trong giai đoạn 2018-2023, dù còn cần theo dõi thêm, cho thấy tỷ trọng xuất nhập khẩu của Việt Nam với các quốc gia tham gia Hiệp định RCEP nhìn chung giữ xu hướng giảm. Tỷ lệ tận dụng ưu đãi trong RCEP còn tương đối thấp (0,67%).

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, Việt Nam cần tiếp tục xử lý một số thách thức trong quá trình thực hiện RCEP trong thời gian tới; trong đó, có các thách thức về cải thiện tỷ lệ tận dụng ưu đãi, rủi ro gia tăng nhập siêu với một số đối tác trong RCEP, và bảo đảm chất lượng của các dự án FDI từ khu vực RCEP. Thách thức lớn nhất là tăng cường nhận thức, quán triệt cho các cơ quan, doanh nghiệp về tư duy phù hợp để tiếp cận và khai thác hiệu quả cơ hội từ RCEP.

“Báo cáo “Kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024: Cải cách để tăng tốc phục hồi tăng trưởng” nhấn mạnh việc ưu tiên chính sách cần tiếp tục tập trung vào thúc đẩy phục hồi tăng trưởng kinh tế, trên cơ sở cải thiện vững chắc nền tảng kinh tế vi mô và đổi mới hệ thống thể chế kinh tế theo hướng thân thiện hơn với đổi mới sáng tạo và môi trường, gắn với xử lý hiệu quả những rủi ro trong môi trường kinh tế quốc tế đầy biến động”, các chuyên gia của CIEM cho biết.

Nhìn nhận về thách thức năm 2024, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược cạnh tranh cho rằng, việc hồi phục kinh tế thế giới gặp nhiều trục trặc, khó khăn. Nền kinh tế của nhiều đối tác chiến lược của Việt Nam đi xuống, tăng trưởng kinh tế thế giới khó khăn, trung bình từ 3-3,5%. Bên cạnh đó, lạm phát cao, chính sách tiền tệ của các nước phát triển giảm áp lực nhưng những rủi ro còn rất cao. TS. Võ Trí Thành cũng đề cập tới những vấn đề tích cực trong bối cảnh hiện nay như, vấn đề chuyển đổi số, kinh tế xanh, dịch chuyển cung ứng của các tập đoàn lớn trên thế giới đồng thời đưa ra một số đề xuất để nhóm nghiên cứu cân nhắc.

Ông Dennis Quennet, cố vấn trưởng Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh cho rằng, kinh tế Việt Nam có điều kiện khá thuận lợi để khởi đầu năm 2024. Cũng như các nền kinh tế mới nổi khác trên thế giới, Việt Nam hiện đang hướng tới một nền kinh tế tri thức. Để đạt được điều đó, cần hết sức chú trọng tới chuyển giao công nghệ trong quá trình chuyển dịch, các phương thức đầu tư mới, cũng như quan tâm tới phát triển nguồn nhân lực.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Chính thức chuyển giao bắt buộc CBBank, OCeanBank về Vietcombank (VCB), MB (MBB) chiều 17/10

Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng (CBBank) sẽ chính thức được chuyển giao bắt buộc về với Vietcombank (VCB) và Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương (OceanBank) về với Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) vào chiều 17/10.

Đã định giá xong 3 ngân hàng chuyển giao bắt buộc Chính phủ đã hoàn thiện phương án chuyển giao CBBank và OceanBank: Vietcombank và MB chuẩn bị tiếp nhận ngân hàng 0 đồng?

Cả quý III, TP. Hồ Chí Minh chỉ ghi nhận 60 giao dịch biệt thự thành công

Hiện mức giá trung bình của các dự án nhà ở liền thổ tại TP. Hồ Chí Minh trong quý III/2024 vẫn duy trì ổn định, với mức giá trung bình dao động từ 9.000 – 11.000 USD/m2 cho các dự án thuộc khu đô thị và khoảng 5.500 – 7.000 USD/m2 đối với các sản phẩm nằ

Cải thiện nguồn cung, giá thuê văn phòng của Hà Nội có hấp dẫn hơn Thành phố Hồ Chí Minh? Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh lọt top 15 thành phố tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu

HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 lên 7,0%

Dù siêu bão Yagi để lại nhiều tổn thất về kinh tế trong tháng 9 nhưng với sản xuất công nghiệp trong quý 3/2024 tốt hơn kỳ vọng, HSBC đã nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 lên 7,0% (trước là 6,5%).

HSBC nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024 lên 6,5% Chuyên gia HSBC: Cùng với Ấn Độ, Việt Nam đang củng cố vị thế là nguồn lực sản xuất bổ sung thay Trung Quốc

Vietcombank và MB sẽ được hưởng những ưu đãi gì khi nhận chuyển giao ngân hàng 0 đồng?

Ban lãnh đạo Vietcombank và MB đều cho biết sẽ nhận được nhiều chính sách ưu đãi đặc thù khi nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để hai "ông lớn" này có thể tăng trưởng vượt trội trong những năm tới.

Tiền gửi của người dân vào hệ thống ngân hàng vừa lập kỷ lục chưa từng có Chính phủ đã hoàn thiện phương án chuyển giao CBBank và OceanBank: Vietcombank và MB chuẩn bị tiếp nhận ngân hàng 0 đồng?

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 của Mỹ tăng nóng hơn dự đoán

Theo dữ liệu mới nhất tại báo cáo theo dõi chặt chẽ về lạm phát ở Mỹ từ Cục Thống kê Lao động công bố sáng thứ Năm (giờ Mỹ) cho thấy, mức tăng giá tiêu dùng tính trên cơ sở năm của tháng 9 giảm nhưng giá "lõi" vẫn không suy chuyển.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2024 tăng 0,29% Giá vàng "bất động" chờ đợi thông tin CPI tháng 9 của Mỹ

Ít ỏi nguồn cung, một loại hình BĐS tại Tp.HCM liên tục “cháy hàng”

Trong quý 3/2024, theo Savills Việt Nam nhà phố - biệt thự giá 10 tỉ đồng/căn tại Tp.HCM có 126 giao dịch thành công, chiếm 73% tổng lượng giao dịch biệt thự, nhà phố trong quý.

Cổ phiếu bất động sản bị bán mạnh, VN-Index "bốc hơi" hơn 4 điểm Căn hộ trung cấp và bình dân dẫn dắt thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh quý 3

Chính phủ đã hoàn thiện phương án chuyển giao CBBank và OceanBank: Vietcombank và MB chuẩn bị tiếp nhận ngân hàng 0 đồng?

Trong báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Chính phủ cho biết đã hoàn thiện phương án chuyển giao đối với hai ngân hàng mua lại bắt buộc là Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng (CBBank) và Ngân hàng TNHH MTV Đại dương

Phó Tổng giám đốc ngân hàng muốn bán lượng lớn cổ phiếu Tiền gửi của người dân vào hệ thống ngân hàng vừa lập kỷ lục chưa từng có