Theo dữ liệu từ Quỹ tiền tiền tệ quốc tế (IMF), quy mô GDP Việt Nam theo giá hiện hành vào năm 1986 ghi nhận ở mức 43 tỷ USD. Đến năm 2008, sau hơn hai thập kỷ, con số này đã tăng lên mức 125 tỷ USD, cao gần gấp 3 lần so với thời điểm 1986.
Trong giai đoạn tiếp theo, Việt Nam chỉ mất 15 năm để quy mô kinh tế tăng từ mức 100 tỷ USD lên mức 400 tỷ USD. Cụ thể, quy mô GDP của Việt Nam đã đạt 408 tỷ USD vào năm 2022 và đạt 433,7 tỷ USD vào năm 2023.
Sang đến năm 2024, với GDP đạt 476,3 tỷ USD, quy mô kinh tế của Việt Nam năm 2024 cao thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á xếp trên Philippines (462 tỷ USD) và Malaysia (422 tỷ USD). Nếu xét trên thế giới, Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 34 trên thế giới.
IMF dự báo, quy mô kinh tế của Việt Nam năm 2025 ước đạt 491 tỷ USD, xếp thứ 34 trên thế giới và xếp thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia (1,3 tỷ USD), Singapore (564,7 triệu USD), Thái Lan (546,2 triệu USD) và Philippines (497,5 triệu USD).
Đáng chú ý, IMF ước tính, đến năm 2029, quy mô kinh tế của Việt Nam sẽ đạt 627 triệu USD, vượt qua Thái Lan (616 triệu USD) để trở thành nền kinh tế lớn thứ 32 trên thế giới, và thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á. Thứ hạng của Việt Nam tiếp tục được giữ vững trong năm 2030, khi quy mô kinh tế được dự báo sẽ đạt 666,5 triệu USD

IMF ước tính, đến năm 2030, quy mô kinh tế của Việt Nam sẽ đạt 666,5 triệu USD, vượt qua Thái Lan (640 triệu USD) để trở thành nền kinh tế lớn thứ 32 trên thế giới
Còn báo cáo "World Economic League Table 2025" của Trung tâm dự báo, phân tích kinh tế độc lập của Anh (CEBR) đánh giá, thứ hạng quy mô kinh tế của Việt Nam có thể tăng nhanh trong tương lai. Theo đó, CEBR dự báo, đến năm 2029, với quy mô GDP dự kiến đạt 676 tỷ USD, Việt Nam sẽ vươn lên vị trí thứ 33, đuổi kịp Thái Lan (676 tỷ USD) và vượt qua các nền kinh tế khác trong khu vực ASEAN như Singapore (656 tỷ USD), Malaysia (594 tỷ USD).
Và đến năm 2039, CEBR ước tính, quy mô kinh tế của Việt Nam có thể đạt 1.410 tỷ USD. Với kết quả này, quy mô kinh tế Việt Nam sẽ vươn lên vị trí thứ 25, vượt qua các nền kinh tế khác trong khu vực ASEAN như Thái Lan (1.059 tỷ USD), Singapore (982 tỷ USD), Malaysia (1.055 tỷ USD) để lọt nhóm 25 nền kinh tế lớn nhất thế giới.