Giá tăng mạnh doanh nghiệp phải nhập khẩu cà phê từ nước ngoài về cho nhà máy chế biến

Trước tình trạng giá cà phê tăng mạnh và tăng liên tục, gây rủi ro cao cho doanh nghiệp thu mua hàng xuất khẩu, ngày 11/4, Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa) tổ chức Hội nghị Mở rộng ngành hàng cà phê lần thứ I, để có những định hướng, giải pháp v

Quang cảnh hội nghị
Quang cảnh hội nghị

Giá cà phê tăng nhanh, tăng cao nhất qua các năm

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Vicofa cho biết trong 6 tháng đầu vụ cà phê 2023-2024 có nhiều biến động, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất, chế biến, thu mua cung ứng và kinh doanh xuất khẩu. Giá cà phê tăng nhanh, tăng cao nhất qua các năm và tăng liên tục từ đầu vụ tạo nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong việc huy động vốn vay ngân hàng, và tìm nguồn cung hàng thu mua. Bên cạnh đó, tốc độ tăng nhanh của giá gắn liền với rủi ro cao cho doanh nghiệp thu mua hàng xuất khẩu thông qua các đại lý.

Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI, có một số đại lý thu mua và doanh nghiệp tại các địa phương có nguyên liệu nhưng không giao hàng đúng thời hạn quy định trong hợp đồng, dù các bên đã bàn bạc và chia sẻ rủi ro, gây thiệt hại lớn cho người mua và làm mất mất uy tín ngành hàng cà phê Việt Nam.

Chia sẻ quan điểm Chủ tịch Vicofa, ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Vicofa cho rằng chỉ mới tháng 10/2023, bán được 60.000 đồng/kg cà phê là ước mơ của nông dân, nếu bán giá 50.000 đồng/kg đã là hạnh phúc, nhưng 5 tháng nay giá cà phê đã tăng lên 100.000 đồng/kg. Chênh lệch giá quá lớn khiến cho bài toán kinh doanh của doanh nghiệp trở nên bất khả thi, nếu không có chiến lược rõ ràng sẽ là tai họa.

Bên cạnh đó, định mức nhà nước cho các doanh nghiệp vay vốn là có hạn, giá cà phê tăng gấp đôi nên hạn mức đã sử dụng hết mà lượng mua vào không bằng một nửa so với nhu cầu để giao các hợp đồng đã ký. Tình trạng này không phải riêng cà phê mà tất cả các hàng hóa nông sản Việt Nam đều gặp phải, vì khi tình hình giá cả biến động tăng, nguồn vốn của doanh nghiệp bị thiếu dẫn đến không đủ tiền mua nguyên liệu tạm trữ đảm bảo thực thi hợp đồng đã ký.

Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới, nhưng đến tháng 5/2023, doanh nghiệp không còn hàng để giao phải đàm phán lùi thời gian giao hàng hoặc đền hợp đồng. Năm nay không xảy ra tình trạng này và tồn kho trong dân không nhiều nhưng họ không hiểu giá cà phê ngày mai sẽ như thế nào, nên hàng hóa không được tung ra thị trường.

Doanh nghiệp FDI nhập khẩu để thay thế cà phê Robusta Việt Nam

Theo ông Nam, chính các nhà xuất khẩu đã góp phần làm cho giá thị trường biến động theo hướng này, vì khi tiền không đủ nhưng họ vẫn phải tranh mua tranh bán, các đơn vị có hợp đồng quá lớn đến hạn xuất phải giao thì giá nào cũng phải mua và đó là lý do giá lên. Nếu như doanh nghiệp có tiền mua bình tĩnh thì giá không thể nào tăng cao như vậy và sẽ giữ được thế ổn định. Tình hình này không chỉ riêng cà phê mà xảy ra ở hầu hết hàng hóa nông sản Việt Nam. Vấn đề hôm nay không chỉ nhìn vào hiện tượng mà còn phải nhìn vào bản chất của câu chuyện, trong đó có công tác điều hành.

Quảng cáo

“Năm nay là năm thách thức đối với các nhà máy sản xuất cà phê, không chỉ Tập đoàn CCL mà các tập đoàn khác đều xem xét vấn đề giá, khi giá cao quá CCL sẽ nhập khẩu cà phê để thay thế cà phê Robusta Việt Nam. Trước đây chúng tôi không hề nghĩ phải nhập khẩu cà phê nước ngoài nhưng bây giờ phải thay đổi chiến lược, nhập khẩu để thay thế cà phê Robusta vì giá cả quá chênh lệch”, Đại diện Công ty TNHH Cà phê Ngon (thành viên Tập đoàn CCL) cho biết.

Đại diện Công ty Nestlé cho hay: “Để đảm bảo nhà máy hoạt động thường xuyên từ năm ngoái Nestlé buộc phải nhập khẩu cà phê thay cho cà phê Việt Nam. Chúng tôi mong muốn nguồn cung ổn định để chúng tôi tiếp tục là nhà thu mua hàng đầu cà phê Việt Nam”.

Bà Nguyễn Hoài Tâm Anh, đại diện Tập đoàn JDE nêu băn khoăn, với vị trí là một nhà mua cà phê lớn nhất ở Việt Nam, dự báo năm nào xuất khẩu có khó khăn xảy ra JDE cũng đã nhìn thấy trước, tuy nhiên năm nay các thương nhân có một tâm lý rất kỳ lạ, họ trì hoãn giao hàng chỗ này nhưng không trì hoãn chỗ khác rồi đem hàng đó chào bán nhà xuất khẩu khác giá cao hơn và các nhà xuất khẩu khác vẫn cứ mua. Như vậy có phải là các nhà xuất khẩu này đang dung túng và khuyến khích họ làm sai không?

Theo ông Lê Đức Huy, Tổng Giám đốc Simexco Đắk Lắk mặc dù giá cà phê tăng cao nhưng hầu hết doanh nghiệp xuất khẩu đều thực hiện các hợp đồng xuất khẩu cà phê. Số liệu xuất khẩu cà phê 3 tháng đầu năm nay đã chứng minh lượng cà phê mà doanh nghiệp Việt Nam cung ứng cho thế giới rất là lớn và đủ kịp tiến độ. Tuy không nhận được hàng mua giá thấp nhưng doanh nghiệp vẫn phải mua giá cao để bù cho hợp đồng giá thấp và họ đều giao hàng hết. Song vẫn có các doanh nghiệp FDI, các thương nhân gặp sự cố đứt gãy chuỗi là do nhà cung ứng nhỏ lẻ, nhà xuất khẩu nhỏ không tôn trọng hợp đồng khiến bên mua gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu.

Cái khó vụ cũ chưa hết, khó khăn vụ mới đã xuất hiện

“Cái khó của vụ mùa 2023-2024 chưa hết thì khó khăn của vụ mùa 2024-2025 đã xuất hiện, ở Đắk Lắk nhiệt độ đang dao động từ 39-40 độ C cây cà phê bị khô héo và bệnh rệp sáp tấn công, sản lượng cà phê vụ mới sẽ như thế nào? Hãy đàm phán và có những cam kết cụ thể với nhau để khép lại nỗi lo của vụ cũ, chuẩn bị đối phó với cái lo của vụ mới. Muốn xuất khẩu cà phê đạt 6 tỷ USD mà sản lượng hàng năm cứ báo giảm từ 10-15%, không khéo Việt Nam phải nhập khẩu cà phê và như vậy sẽ rất là nguy hiểm”, ông Huy cảnh báo.

Phát biểu kết thúc hội nghị, Chủ tịch Vicofa nhấn mạnh, giá cà phê tăng cao từ đầu vụ và tăng liên tục gây rủi ro lớn cho doanh nghiệp thu mua xuất khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp mua xa, bán xa nhiều hợp đồng mua bán không được thực hiện.

Thứ nhất, sản lượng cà phê niên vụ 2023-2024 còn trong dân và các doanh nghiệp không nhiều, tình trạng khô hạn đang xảy ra khốc liệt tại các tỉnh Tây Nguyên, đề nghị các doanh nghiệp hạn chế tối đa việc mua xa, bán xa để tránh rủi ro như đầu vụ vừa qua.

Thứ hai, đối với các tranh chấp hợp đồng mua bán đã xảy ra, đề nghị người mua và người bán nên ngồi lại đàm phán, cùng chia sẻ rủi ro, chia sẻ giá cả cũng như tiến độ và thời gian giao hàng để tránh thiệt hại.

Mặt khác, Vicofa đề xuất ngân hàng tăng hạn mức cho vay và ưu tiên lãi suất cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cà phê. Đối với các địa phương cần tuyên truyền cảnh báo người nông dân, các đại lý, thương lái địa phương hạn chế tối đa việc mua xa, bán xa để tránh rủi ro cao khi giá tăng cao.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Rủi ro thuế quan tác động đến phát hành trái phiếu doanh nghiệp phi tài chính năm 2025

Hoạt động phát hành sẽ duy trì ổn định, tiếp tục dẫn dắt bởi các chủ đầu tư (CĐT) bất động sản (BĐS) nhà ở. Ngành ô tô và điện có thể tăng trưởng mạnh phát hành mới, trong khi các doanh nghiệp BĐS công nghiệp sẽ gặp khó khăn do rủi ro thuế quan.

Lợi suất thấp kỷ lục khiến Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ngừng mua trái phiếu chính phủ Sẽ có 217 nghìn tỷ đồng trái phiếu đáo hạn năm 2025

VARS: Nghị quyết 68 mang đến cơ hội bứt phá cho thị trường bất động sản trong trung và dài hạn

Mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về Phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết xác định rõ kinh tế tư nhân là “một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia”.

Cơn sóng ngầm cổ phiếu bất động sản Ước tính KQKD quý I/2025 của loạt doanh nghiệp bất động sản "hot": Vinhomes có thể tăng trưởng hơn 1.200%, KDH tăng 700%

Những đầu tàu kinh tế tư nhân Vingroup, Thaco, Hòa Phát, FPT… đang đóng góp bao nhiêu vào ngân sách Nhà nước?

Trong năm 2024, Vingroup đã nộp ngân sách Nhà nước hơn 56.000 tỷ đồng, trong khi, Thế Giới Di Động, Hòa Phát, FPT cũng lần lượt đóng góp 19.700 tỷ đồng, 13.400 tỷ đồng và 9.200 tỷ đồng.

Bội thu ngân sách 9 tháng đạt gần 192 nghìn tỷ đồng 11 tháng, thu ngân sách nhà nước vượt 6,3% dự toán năm 2024

GDP 2024 đạt 475 tỷ USD, Việt Nam cần bao lâu để vượt mốc 1.000 tỷ USD?

Dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, quy mô GDP Việt Nam theo giá hiện hành vào năm 1986 ghi nhận ở mức 43 tỷ USD. Đến năm 2008, con số này đã tăng lên mức 125 tỷ USD, cao gấp 3 lần so với thời điểm 1986.

GDP Việt Nam ảnh hưởng ra sao sau quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ? GDP quý I/2025 của Việt Nam tăng 6,93%, cao nhất trong vòng 6 năm

Đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 54/CĐ-TTg ngày 30/4/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Tp.HCM chưa đầu tư mở rộng vành đai 3 giai đoạn 2, dành vốn làm thêm cao tốc khác Bộ GTVT ưu tiên hơn 55.000 tỉ đồng mở rộng ngay 5 tuyến cao tốc này

Thuế đối ứng sẽ làm lãi suất ngân hàng thay đổi như thế nào?

Các chuyên gia cho rằng Ngân hàng Nhà nước vẫn còn dư địa điều hành chính sách tiền tệ. Cụ thể, nhà điều hành sẽ giảm lãi suất, kiểm soát cung tiền để ổn định tỷ giá, lạm phát.

Nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên 16% NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ ra sao trong tháng 1/2025

Cập nhật mới nhất từ Cục Thống kê (Bộ Tài chính) cho thấy, trong tháng 1/2025, Việt Nam xuất sang Mỹ lượng hàng hóa trị giá khoảng 10,49 tỷ USD trong khi nhập khoảng 1,15 tỷ USD.

Kỷ lục mới của kinh tế Việt Nam: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 đạt 786,29 tỷ USD Tổng thống Donald Trump áp thuế 25% đối với tất cả các loại thép, nhôm nhập khẩu

Sắc đỏ bao trùm thị trường hàng hoá sau "cú sốc" thuế quan

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới vừa trải qua một tuần biến động rất mạnh và nhiều bất ngờ. Toàn bộ thị trường năng lượng và kim loại chìm trong sắc đỏ. Chỉ số MXV-Index lao dốc tới hơn 6,5% xuống mức

Mỹ nâng thuế nhập khẩu nhôm, thép từ Canada lên 50%, thị trường hàng hoá tăng mạnh Cổ phiếu GEX tiếp đà “thăng hoa”, VN-Index thoát hiểm phút cuối

Quý I/2025: Tín dụng tăng gấp 2,5 lần cùng kỳ, lãi suất cho vay tiếp tục giảm

Tính đến hết quý I/2025, tăng trưởng tín dụng đạt 3,93% gấp 2,5 lần so với mức 1,42% cùng kỳ năm trước. Lãi suất cho vay tiếp tục giảm 0,4% so với cuối năm 2024 cho thấy nỗ lực của hệ thống ngân hàng trong việc hỗ trợ nền kinh tế

TP. Hồ Chí Minh: Tín dụng năm 2024 tăng 11,34% Nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên 16%