Gỡ nút thắt cho phát triển năng lượng tái tạo khi nguồn cung truyền thống nguy cơ cạn kiệt

Theo các chuyên gia với mức tiêu thụ năng lượng lớn như hiện nay, không lâu nữa các nguồn năng lượng truyền thống sẽ cạn kiệt. Bối cảnh đó đòi hỏi cần phải đẩy nhanh hơn nữa việc chuyển đổi sang khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo mới như đi

Việt Nam có tiềm năng lớn để đầu tư thêm các nguồn năng lượng tái tạo mới - Ảnh minh họa.
Việt Nam có tiềm năng lớn để đầu tư thêm các nguồn năng lượng tái tạo mới - Ảnh minh họa.

Rủi ro về an ninh năng lượng khi phụ thuộc vào nguồn năng lượng truyền thống

Tại Diễn đàn triển vọng ngành năng lượng Việt Nam diễn ra ngày 12/10, TS. Chử Đức Hoàng, Chánh văn phòng, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, hiện nay thế giới đang phụ thuộc chủ yếu vào năng lượng truyền thống như dầu mỏ, than đá và khí tự nhiên. Những nguồn năng lượng này đang dần cạn kiệt, đặt ra một mối đe dọa cho việc cung cấp năng lượng ổn định trong tương lai.

Theo ông Chử Đức Hoàng, thế giới chỉ còn 70 - 100 năm để sử dụng 3 loại năng lượng truyền thống. Trong đó, với than đá, tiêu thụ mỗi năm bình quân là 7.320 triệu tấn, trong khi dự trữ than đá ước tính là 891.500 triệu tấn. Dầu mỏ mỗi năm tiêu thụ 35 tỷ thùng, trong khi dự trữ dầu mỏ trên thế giới là 1.480 tỷ thùng. Còn với khí đốt mỗi năm tiêu thụ khoảng 4.000 tỷ m3 trong khi dự trữ khí đốt toàn cầu là 187.100 tỷ m3.

Việc sử dụng các nguồn năng lượng truyền thống cũng gây ra những tác động tiêu cực, gây ô nhiễm môi trường, tác động tới biến đổi khí hậu và phá vỡ sự cân bằng sinh thái; phát sinh sự cố mất an toàn (sập lò, vỡ đập, xả lũ…).

Bên cạnh đó, các nguồn năng lượng này phân bố không đồng đều dẫn đến các cuộc cạnh tranh thương mại trên quy mô toàn cầu, thậm chí đã trở thành những cuộc chiến tranh năng lượng song phương hoặc đa phương.

“Việc phụ thuộc vào một số ít quốc gia sản xuất dầu mỏ, than đá và khí tự nhiên có thể tạo ra những rủi ro về an ninh năng lượng, nhất là khi xảy ra xung đột chính trị hoặc kinh tế”, ông Hoàng nhấn mạnh.

Trong bối cảnh việc sử dụng năng lượng truyền thống đối mặt nhiều thách thức, vị chuyên gia này cho rằng chuyển đổi sang năng lượng sạch là một giải pháp thiết yếu.

hoang-4623.jpg
TS. Chử Đức Hoàng, Chánh Văn phòng, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ - Ảnh: VOV.

Ông Đỗ Tiến Sỹ, Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam cũng cho rằng, chuyển đổi xanh trong lĩnh vực năng lượng đang dần trở thành xu hướng chủ đạo, là một trong những ưu tiên và nhu cầu hàng đầu hiện nay.

Ông cho biết, Việt Nam là một trong những nước có tiềm năng lớn để đầu tư thêm các nguồn năng lượng tái tạo mới như điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối, điện sóng biển và khí sinh học biogas, bên cạnh các nguồn năng lượng sẵn có như điện khí tự nhiên hóa lỏng, thủy điện và điện than.

“Để tận dụng được hết tiềm năng vốn có Việt Nam rất cần có những chính sách khuyến khích để mở rộng thị trường năng lượng tái tạo, thúc đẩy và triển khai công nghệ mới, cung cấp cơ hội thích hợp, cũng như khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo ở tất cả các lĩnh vực quan trọng”, ông Sỹ nói.

Cũng theo ông Sỹ, ngành năng lượng Việt Nam trong những năm gần đây phát triển mạnh trong tất cả các khâu từ thăm dò, đến khai thác, sản xuất, truyền tải, phân phối và xuất nhập khẩu năng lượng. Tuy nhiên, quy mô và hiệu quả ngành năng lượng còn thấp, trạng thái an ninh năng lượng Việt Nam chưa được bảo đảm, hiện tượng “sa thải phụ tải điện” xảy ra thường xuyên vào kỳ cao điểm. Dự trữ dầu quốc gia chưa đủ khả năng bình ổn giá khi xảy ra khủng hoảng giá dầu trên thị trường quốc tế.

Quảng cáo

Nguy cơ thiếu điện hiện hữu

Nói về tình hình tiêu thụ năng lượng tại Việt Nam, ông Hoàng Việt Dũng, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương cho biết, nhu cầu năng lượng trong nước tăng khoảng 10% trong giai đoạn 2001 - 2010, khoảng 7% trong giai đoạn 2011 - 2019 trong khi nhu cầu về điện tăng 13%/năm trong giai đoạn 2001 - 2010 và khoảng 9,71% trong giai đoạn 2011 - 2021.

Cùng với tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ năng lượng, phát thải khí nhà kính từ ngành năng lượng cũng tăng lên đáng kể. Năm 2010, phát thải khí nhà kính từ ngành năng lượng chiếm khoảng 63% tổng phát thải khí nhà kính của Việt Nam nhưng đến năm 2020, con số này tăng lên khoảng 67,7%, và sẽ dự kiến sẽ chiếm khoảng 73,1% và 79,7% vào năm 2030 và 2050 theo kịch bản thông thường.

Ông Dũng dự báo, trong tương lai, các nguồn năng lượng sơ cấp sẽ không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ năng lượng của nền kinh tế, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu năng lượng sơ cấp.

tieu-thu-nang-luong-5685.png
Nguồn: Bộ Công Thương.

Đồng quan điểm, ông Vương Quốc Thăng, Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Chuyên trách ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho hay, tiêu thụ năng lượng thời gian qua tăng tương đối nhanh. Trong đó tiêu thụ năng lượng cuối cùng giai đoạn 2016 - 2020 bình quân với tốc độ khoảng 6,8%/năm. Tỷ trọng của tiêu thụ điện năng trong cơ cấu tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng cũng tăng từ 25,7% từ năm 2015 lên 28,4% vào năm 2020.

Tuy nhiên, theo ông Thăng, hiệu quả sử dụng năng lượng nói chung và điện năng nói riêng trong phát triển kinh tế của Việt Nam còn thấp hơn so với các nước trong khu vực và thế giới. Nhu cầu tiêu thụ năng lượng trên GDP khá cao, cao gấp đôi so với các nước phát triển.

Ông Thăng dự báo, dân số Việt Nam có thể sẽ tăng lên khoảng 104 triệu người vào năm 2030, quy mô nền kinh tế cũng sẽ tăng trưởng khoảng 7%/năm từ nay đến năm 2030, do đó, nhu cầu về năng lượng sẽ tiếp tục tăng nhanh. Riêng nhu cầu điện dự kiến đến năm 2030 sẽ tăng gấp đôi hiện nay.

“Phát triển kinh tế vẫn chủ yếu dựa trên các ngành tiêu thụ nhiều năng lượng nhưng hiệu quả sử dụng năng lượng vẫn chưa được cải thiện rõ rệt. Trong khi đó trữ lượng và sản xuất than, dầu và khí tự nhiên đã và đang suy giảm dần hàng năm; các nguồn thủy điện lớn và vừa đã được khai thác gần hết tiềm năng và dư địa. Đây cũng là một trong những thách thức với an ninh năng lượng của chúng ta", ông Thăng lo ngại.

Để bảo đảm an ninh năng lượng, ông Thăng cho rằng Việt Nam đã và đang phải đối mặt với một số thách thức. Đó là tốc độ tăng cao nhu cầu năng lượng gây sức ép lên kết cấu hạ tầng ngành năng lượng, đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Nguy cơ thiếu điện vẫn hiện hữu nếu không có các giải pháp hữu hiệu và kịp thời. Nguồn cung xăng dầu còn bị động, thiếu hụt và dễ tổn thương từ các tác động bất lợi từ bên ngoài.

Cùng với đó, thách thức về tác động môi trường của các hoạt động cung cấp năng lượng sẽ ngày càng gia tăng do nhu cầu năng lượng trong nước tăng nhanh, đi kèm với sự gia tăng nhanh chóng về tỷ trọng các nguồn nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là than trong cơ cấu nguồn cung năng lượng. Đáng chú ý, việc hạn chế về nguồn cung năng lượng sơ cấp trong nước sẽ dẫn đến sự phụ thuộc ngày càng tăng vào nguồn nhiên liệu nhập khẩu, nhất là nhiên liệu cho phát điện.

Từ những kinh nghiệm quốc tế, ông Vương Quốc Thăng cho rằng, Việt Nam cần khai thác nhanh, an toàn và hiệu quả các nguồn năng lượng gió và mặt trời. Việc đẩy nhanh tiến độ đưa vào vận hành các dự án điện mặt trời với lợi điểm là xây dựng nhanh chóng trong thời gian qua là giải pháp thiết thực để góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Ông Thăng nhấn mạnh để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo cần tập trung giải quyết một số nội dung trọng tâm liên quan về khung pháp lý, cơ sở dữ liệu nói chung và tài nguyên nói riêng; cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, vốn đầu tư, khoa học, công nghệ, vận hành hệ thống ổn định, đánh giá tác động môi trường...

Đặc biệt Việt Nam cần đẩy nhanh việc mở rộng lưới điện truyền tải để bảo đảm tích hợp tỷ trọng năng lượng tái tạo ngày càng cao vào hệ thống điện quốc gia. Cần xây dựng chính sách cụ thể để khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân tham gia đầu tư các dự án năng lượng, nhất là đối với hệ thống truyền tải điện.

Ngoài ra, cần chú trọng đến phát triển các nguồn điện tại chỗ để phục vụ trực tiếp phụ tải khu vực, song song với xây dựng những trung tâm năng lượng, nhất là những trung tâm năng lượng ở những tỉnh, khu vực có lợi thế. Đồng thời, cần đẩy mạnh sử dụng xe điện sẽ làm giảm đáng kể nhu cầu xăng, dầu qua đó góp phần tăng cường an ninh năng lượng.

Theo Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Thuế đối ứng sẽ làm lãi suất ngân hàng thay đổi như thế nào?

Các chuyên gia cho rằng Ngân hàng Nhà nước vẫn còn dư địa điều hành chính sách tiền tệ. Cụ thể, nhà điều hành sẽ giảm lãi suất, kiểm soát cung tiền để ổn định tỷ giá, lạm phát.

Nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên 16% NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ ra sao trong tháng 1/2025

Cập nhật mới nhất từ Cục Thống kê (Bộ Tài chính) cho thấy, trong tháng 1/2025, Việt Nam xuất sang Mỹ lượng hàng hóa trị giá khoảng 10,49 tỷ USD trong khi nhập khoảng 1,15 tỷ USD.

Kỷ lục mới của kinh tế Việt Nam: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 đạt 786,29 tỷ USD Tổng thống Donald Trump áp thuế 25% đối với tất cả các loại thép, nhôm nhập khẩu

Sắc đỏ bao trùm thị trường hàng hoá sau "cú sốc" thuế quan

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới vừa trải qua một tuần biến động rất mạnh và nhiều bất ngờ. Toàn bộ thị trường năng lượng và kim loại chìm trong sắc đỏ. Chỉ số MXV-Index lao dốc tới hơn 6,5% xuống mức

Mỹ nâng thuế nhập khẩu nhôm, thép từ Canada lên 50%, thị trường hàng hoá tăng mạnh Cổ phiếu GEX tiếp đà “thăng hoa”, VN-Index thoát hiểm phút cuối

Quý I/2025: Tín dụng tăng gấp 2,5 lần cùng kỳ, lãi suất cho vay tiếp tục giảm

Tính đến hết quý I/2025, tăng trưởng tín dụng đạt 3,93% gấp 2,5 lần so với mức 1,42% cùng kỳ năm trước. Lãi suất cho vay tiếp tục giảm 0,4% so với cuối năm 2024 cho thấy nỗ lực của hệ thống ngân hàng trong việc hỗ trợ nền kinh tế

TP. Hồ Chí Minh: Tín dụng năm 2024 tăng 11,34% Nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên 16%

GDP Việt Nam ảnh hưởng ra sao sau quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ?

Mức thuế 46% đối với Việt Nam hay 34% với Trung Quốc giống như một mức trần để các quốc gia bắt đầu đàm phán với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump về các chính sách mà sau đó các mức thuế trần này có thể giảm xuống, chuyên gia SSI cho biết.

Chính phủ yêu cầu tập trung cho mục tiêu GDP 2025 tăng tối thiểu 8% NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp dự báo tăng 15-20% trong năm 2025

Theo FiinRatings dư nợ trái phiếu doanh nghiệp năm 2025 dự báo tăng trong bối cảnh các ngân hàng thương mại sẽ tiếp tục phải đẩy mạnh phát hành tăng vốn cấp 2; nhu cầu và áp lực tái tài trợ, tái cấu trúc vốn tăng cao của nhóm bất động sản, năng lượng...

Nam Long hoàn tất mua lại trước hạn 1.000 tỷ đồng trái phiếu Novaland chuyển đổi trái phiếu 300 triệu USD thành cổ phần với giá cao ngất ngưởng

Ngân hàng "chạy đua" tăng vốn điều lệ

Mùa đại hội cổ đông thường niên năm nay sẽ chứng kiến nhiều kế hoạch tăng vốn mạnh của các ngân hàng nhằm củng cố bộ đệm tài chính, tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động kinh doanh và phát triển bền vững.

NHNN cho phép BIDV tăng vốn điều lệ thêm 1.238 tỷ đồng VietinBank muốn phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 77.670 tỷ đồng