Hệ thống logistics của Tân Cảng Sài Gòn là điểm cộng thu hút đầu tư vào tỉnh Bình Dương

Bên cạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, … của tỉnh Bình Dương thì hệ thống logistics của Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn (TCSG) chính là điểm cộng góp phần thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước về

10 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu của Bình Dương đạt 43,424 tỷ USD, thặng dư thương mại đạt 7,17 tỷ USD. Cũng trong thời gian này, tỉnh đã thu hút hơn 1,34 tỷ USD vốn FDI. Riêng giai đoạn 2020-2023, Bình Dương thu hút vốn FDI đạt 9,56 tỷ USD, vượt chỉ tiêu cả giai đoạn 2020-2025 hơn 9 tỷ USD.

Phát triển hướng đến hải quan số

Tại tọa đàm và hội nghị Tri ân khách hàng do TCSG tổ chức, đại diện Cục Hải quan Bình Dương đã chia sẻ với các doanh nghiệp về công tác liên quan “Cải cách Hành chính, hiện đại hoá thủ tục hải quan” tạo thuận lợi thương mại. Đây là chủ đề được nhiều doanh nghiệp tìm hiểu để đảm bảo tuân thủ và thực hiện đúng quy định pháp luật liên quan.

Ông Nguyễn Trần Hiệu, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Bình Dương cho biết, đơn vị đã cụ thể hóa mọi hoạt động tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thông qua mục tiêu chiến lược tổng quát, và lộ trình phát triển hướng đến hải quan số theo tầm nhìn và mức độ phát triển. Cụ thể hoá cho nội dung này được đề cập trong toạ đàm là 5 nhóm mục tiêu lớn với 19 mục tiêu cụ thể bao gồm: Nhóm mục tiêu tạo thuận lợi thương mại; nhóm mục tiêu kết nối, chia sẻ dữ liệu với các bộ ngành; nhóm mục tiêu về an ninh, an toàn và đảm bảo nguồn thu; nhóm mục tiêu về quản lý, tuân thủ Hải quan; nhóm mục tiêu về tối ưu hoá hoạt động hải quan.

ong-nguyen-tran-hieu-cuc-truong-cuc-hai-quan-tinh-binh-duong-phat-bieu-tham-luan-5322.jpg
Ông Nguyễn Trần Hiệu, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Bình Dương

“Với đặc thù quản lý chủ yếu là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa, trong đó phần lớn là doanh nghiệp FDI hoạt động sản xuất, gia công xuất khẩu, chúng tôi khẳng định luôn chú trọng tăng cường hợp tác, đối thoại đi đôi với tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp”, đại diện Cục Hải quan Bình Dương nói.

Tỉnh Bình Dương có vị trí quan trọng trong hệ thống kết nối logistics cũng như phát triển kinh tế khu vực Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, để liên kết phát triển logistics và tạo động lực tăng trưởng kinh tế vùng Đông Nam Bộ, việc phát triển logistics của vùng vẫn có những điểm nghẽn, như kết cấu hạ tầng về giao thông nhất là giao thông nội vùng, giao thông liên vùng chưa phát triển đồng bộ. Đặc biệt chưa có các trung tâm logistics lớn, chi phí logicstics cao, liên kết nội vùng, trong vùng, liên kết doanh nghiệp sản xuất vẫn chưa chặt chẽ.

Quảng cáo

Đưa cảng đến gần nhà máy khách hàng

Để góp phần giải quyết cho các điểm nghẽn trên, bà Đỗ Thu Hường, Phó giám đốc Marketing TCSG đã đưa ra giải pháp hệ sinh thái tích hợp cảng và logistics cùng ứng dụng kết hợp hệ sinh thái số.

Trong đó tập trung và hướng đến giải pháp logistics xanh tuyến đường thủy Cảng Thạnh Phước-Tân Cảng-Cát Lái và cụm cảng Cái Mép, phát huy được vai trò tiên phong đẩy mạnh phương thức vận tải xanh tạo thuận tiện cho khách hàng, và là cánh tay nối dài đưa cảng đến gần nhà máy khách hàng. Đặc biệt giới thiệu cơ sở mới depot Tân Cảng- Tân Vạn nằm trong khu vực trung tâm điều phối rỗng cho các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh cung cấp dịch vụ quản lý khai thác container rỗng, tạo thuận tiện cho các doanh nghiệp trong khu vực.

Vai trò là Phó giám đốc ICD Tân Cảng - Sóng Thần (ICDST) ông Phạm Thanh Sơn, đã giới thiệu về “Giải pháp logistics của TCSG tại Bình Dương” lấy ICDST là trọng tâm. Với những tiềm năng về vận hành, cơ sở vật chất, vị trí, cùng với quy mô 500.000m2, ICDST là điểm kết nối với các khu công nghiệp năng động của miền Nam như VSIP 1, VSIP 2, … giúp tối đa hóa hai chiều vận tải container từ cảng biển khu vực TP.Hồ Chí Minh, Cái Mép tới Bình Dương và các tỉnh Đồng Nai, Tây Ninh đảm bảo chất lượng dịch vụ vận tải hàng hóa.

ICDST cũng đang sở hữu các loại kho, trung tâm phân phối đa dạng về diện tích, thiết lập phù hợp với yêu cầu khách hàng mang tính linh hoạt cao, được trang bị phần mềm quản lý kho hiện đại, đội ngũ vận hành chuyên nghiệp, ICDST đang là lựa chọn hàng đầu cho giải pháp TPPP của các doanh nghiệp sản xuất như Kimberly Clark, Food Empire VN, Mondelez Kinh Đô… Ngoài ra, với giải pháp kho bãi ngoại quan, ICDST đã đưa ra nhóm giải pháp hạ bãi chờ xuất giải quyết bài toán rủi ro “rớt tàu” do tình trạng giao thông với tổng chi phí đầu vào gần như không đổi và một số các giải pháp về xuất nhập khẩu tại chỗ đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm.

Phát biểu tại tọa đàm, ông Bùi Văn Quỳ, Phó Tổng giám đốc TCSG đã chân thành cảm ơn lãnh đạo các cơ quan hữu quan tỉnh Bình Dương đã luôn hỗ trợ TCSG cũng như các đơn vị thành viên trên địa bàn tỉnh, nhất là quý khách hàng, đối tác đã luôn tin cậy, hỗ trợ, đồng hành, hợp tác tốt đẹp cùng TCSG trong suốt thời gian qua.

ong-bui-van-quy-pho-tong-giam-doc-tct-tan-cang-sai-gon-phat-bieu-khai-mac-7576.jpg
Ông Bùi Văn Quỳ, Phó Tổng giám đốc TCSG

“TCSG giữ vai trò là cầu nối trong chuỗi cung ứng, đưa các sản phẩm từ Việt Nam ra thị trường toàn cầu, và thông qua các diễn đàn là dịp các bên cùng nhau chia sẻ, trao đổi … các cơ quan hữu quan như Ban quản lý khu công nghiệp, hải quan, hệ thống cảng biển, logistics, thấu hiểu và đồng hành với các doanh nghiệp, từ đó giúp khai thác tối đa điểm mạnh, phát huy tiềm năng khu vực, từng bước khai thông dòng chảy logistics, góp phần phát triển kinh tế Việt Nam trên trường Quốc tế”, ông Quỳ nói.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Những đầu tàu kinh tế tư nhân Vingroup, Thaco, Hòa Phát, FPT… đang đóng góp bao nhiêu vào ngân sách Nhà nước?

Trong năm 2024, Vingroup đã nộp ngân sách Nhà nước hơn 56.000 tỷ đồng, trong khi, Thế Giới Di Động, Hòa Phát, FPT cũng lần lượt đóng góp 19.700 tỷ đồng, 13.400 tỷ đồng và 9.200 tỷ đồng.

Bội thu ngân sách 9 tháng đạt gần 192 nghìn tỷ đồng 11 tháng, thu ngân sách nhà nước vượt 6,3% dự toán năm 2024

GDP 2024 đạt 475 tỷ USD, Việt Nam cần bao lâu để vượt mốc 1.000 tỷ USD?

Dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, quy mô GDP Việt Nam theo giá hiện hành vào năm 1986 ghi nhận ở mức 43 tỷ USD. Đến năm 2008, con số này đã tăng lên mức 125 tỷ USD, cao gấp 3 lần so với thời điểm 1986.

GDP Việt Nam ảnh hưởng ra sao sau quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ? GDP quý I/2025 của Việt Nam tăng 6,93%, cao nhất trong vòng 6 năm

Đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 54/CĐ-TTg ngày 30/4/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Tp.HCM chưa đầu tư mở rộng vành đai 3 giai đoạn 2, dành vốn làm thêm cao tốc khác Bộ GTVT ưu tiên hơn 55.000 tỉ đồng mở rộng ngay 5 tuyến cao tốc này

Thuế đối ứng sẽ làm lãi suất ngân hàng thay đổi như thế nào?

Các chuyên gia cho rằng Ngân hàng Nhà nước vẫn còn dư địa điều hành chính sách tiền tệ. Cụ thể, nhà điều hành sẽ giảm lãi suất, kiểm soát cung tiền để ổn định tỷ giá, lạm phát.

Nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên 16% NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ ra sao trong tháng 1/2025

Cập nhật mới nhất từ Cục Thống kê (Bộ Tài chính) cho thấy, trong tháng 1/2025, Việt Nam xuất sang Mỹ lượng hàng hóa trị giá khoảng 10,49 tỷ USD trong khi nhập khoảng 1,15 tỷ USD.

Kỷ lục mới của kinh tế Việt Nam: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 đạt 786,29 tỷ USD Tổng thống Donald Trump áp thuế 25% đối với tất cả các loại thép, nhôm nhập khẩu

Sắc đỏ bao trùm thị trường hàng hoá sau "cú sốc" thuế quan

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới vừa trải qua một tuần biến động rất mạnh và nhiều bất ngờ. Toàn bộ thị trường năng lượng và kim loại chìm trong sắc đỏ. Chỉ số MXV-Index lao dốc tới hơn 6,5% xuống mức

Mỹ nâng thuế nhập khẩu nhôm, thép từ Canada lên 50%, thị trường hàng hoá tăng mạnh Cổ phiếu GEX tiếp đà “thăng hoa”, VN-Index thoát hiểm phút cuối

Quý I/2025: Tín dụng tăng gấp 2,5 lần cùng kỳ, lãi suất cho vay tiếp tục giảm

Tính đến hết quý I/2025, tăng trưởng tín dụng đạt 3,93% gấp 2,5 lần so với mức 1,42% cùng kỳ năm trước. Lãi suất cho vay tiếp tục giảm 0,4% so với cuối năm 2024 cho thấy nỗ lực của hệ thống ngân hàng trong việc hỗ trợ nền kinh tế

TP. Hồ Chí Minh: Tín dụng năm 2024 tăng 11,34% Nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên 16%