Kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 5,6 tỷ USD trong năm 2023

Kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2023 ước đạt khoảng 5,6 tỷ USD, vượt mục tiêu 1,6 tỷ USD.

Kim ngạch xuất khẩu sầu riêng đạt từ 2,2 – 2,25 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 40,17%/ tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước.
Kim ngạch xuất khẩu sầu riêng đạt từ 2,2 – 2,25 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 40,17%/ tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 12/2023, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 189,743 triệu USD, luỹ kế từ đầu năm đến ngày 15/12/2023 xuất khẩu rau quả đạt 5,383 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước tăng 69%.

Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc tạo cú hích lên kim ngạch xuất khẩu rau quả

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) cho biết, trước dịch COVID-19, kim ngạch xuất khẩu rau quả chỉ khoảng 3,7 tỷ USD nhưng năm nay tăng lên khoảng 5,6 tỷ USD, riêng mặt hàng sầu riêng ước đạt từ 2,2 - 2,25 tỷ USD. Xuất khẩu rau quả năm nay tăng trưởng tốt nhờ vào các yếu tố, như một số Nghị định thư ký với Trung Quốc trong năm 2022 và trước đó, cùng với 16 FTA Việt Nam ký với các nước đã hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu trong đó có rau quả.

Năm nay có nhiều vùng nguyên liệu rau quả được mở rộng và người nông dân đã canh tác theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP nên được các thị trường xuất khẩu chấp nhận. Đặc biệt, vào ngày 8/01/2023, Chính phủ Trung Quốc cho dỡ bỏ zero COVID tạo điều kiện thông thương hàng hóa giữa hai nước được thuận lợi hơn, cộng với một “cú hích” rất quan trọng là vào tháng 7/2022 Việt Nam ký được Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc.

Quảng cáo

“Trước đây chúng ta cũng đã xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc nhưng do diện tích nhỏ, sản lượng không nhiều và người dân cũng ít chăm chút cho vườn sầu riêng nhưng từ khi ký Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc bà con bắt đầu đầu tư tiền của và công chăm sóc vườn sầu riêng tốt hơn, nhờ vậy sản lượng tăng cao và diện tích trồng cũng tăng lên, góp phần tăng nguồn cung sầu riêng xuất khẩu”, ông Nguyên nói.

Theo Tổng thư ký Vinafruit, với đà tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu quá tốt như năm nay, cộng thêm một số mặt hàng như sầu riêng đông lạnh, dừa tươi, … đang được 2 nước Việt Nam và Trung Quốc tiến hành đàm phán, nếu đàm phán thuận lợi và đi đến ký Nghị định thư thì kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2024 dự kiến đạt khoảng 6 tỷ USD. Tuy nhiên, do trước đây Trung Quốc đã ký độc quyền với Thái Lan về xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, vì vậy, muốn ký với Việt Nam thì họ sẽ phải cân nhắc mối quan hệ với Thái Lan, cùng với đó là những quy định về điều kiện kỹ thuật chế biến đông lạnh, chất lượng đóng gói... của Việt Nam có đáp ứng được yêu cầu hay không.

“Khả năng ký Nghị định thư với Trung Quốc về xuất khẩu sầu riêng đông lạnh là rất cao, chủ yếu trong quá trình đàm phán chúng ta giải trình như thế nào để khi Trung Quốc kiểm tra quy trình chế biến sầu riêng đông lạnh của Việt Nam họ thấy an toàn thì sẽ đồng ý ký Nghị định thư. Nếu năm 2024 sầu riêng đông lạnh được phép xuất khẩu sang Trung Quốc thì kim ngạch xuất khẩu rau quả có khả năng đạt 6,5 tỷ USD”, ông Nguyên kỳ vọng.

Nâng cao chất lượng, giá thành hợp lý

Để xuất khẩu rau quả Việt Nam trong đó có sầu riêng sang thị trường Trung Quốc vẫn tốt thì việc trước tiên mà người nông dân và doanh nghiệp cần phải làm là nâng cao chất lượng sản phẩm và có giá thành cạnh tranh hợp lý, vì thị trường Trung Quốc lâu nay được ví như “sân nhà” của sầu riêng Thái Lan, và kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của họ sang Trung Quốc đạt đến 3,5 tỷ USD/năm, vì vậy, Thái Lan chính là đối thủ mạnh nhất của Việt Nam, cho dù năm nay Việt Nam xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc từ 500 đến 600.000 tấn với kim ngạch khoảng 2,2 tỷ USD.

“Tuy sầu riêng của Việt Nam có được 2 lợi thế tốt hơn so với Thái Lan, Malaysia và Philippines đó là thị trường gần, và thời vụ sầu riêng rải ra cả năm bắt đầu từ Đồng bằng sông Cửu Long lên Miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên nên có nhiều khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu. Song, muốn giữ vững thị phần ở thị trường 1,4 tỷ dân này thì nhà vườn và doanh nghiệp phải đảm bảo chất lượng sầu riêng và tính toán giá bán cho phù hợp để cạnh tranh tốt với sầu riêng của Thái Lan, Malaysia và Philippines”, ông Tổng Thư ký Vinafruit nói.

Tuy nhiên, các vấn đề địa chính trị như xung đột giữa Ukraine – Nga và chiến tranh Trung Đông sẽ kéo dài trong bao lâu và tác động đến kinh tế thế giới ra sao, nếu các vấn đề này làm ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu gây ra suy thoái thì chắc chắn nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới cũng sẽ bị ảnh hưởng, khi đó người dân Trung Quốc sẽ thắt chặt chi tiêu nhưng nếu rau quả của Việt Nam trong đó có sầu riêng vẫn giữ được chất lượng ổn định và giá cả hợp lý sẽ không lo giảm kim ngạch.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Thuế đối ứng sẽ làm lãi suất ngân hàng thay đổi như thế nào?

Các chuyên gia cho rằng Ngân hàng Nhà nước vẫn còn dư địa điều hành chính sách tiền tệ. Cụ thể, nhà điều hành sẽ giảm lãi suất, kiểm soát cung tiền để ổn định tỷ giá, lạm phát.

Nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên 16% NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ ra sao trong tháng 1/2025

Cập nhật mới nhất từ Cục Thống kê (Bộ Tài chính) cho thấy, trong tháng 1/2025, Việt Nam xuất sang Mỹ lượng hàng hóa trị giá khoảng 10,49 tỷ USD trong khi nhập khoảng 1,15 tỷ USD.

Kỷ lục mới của kinh tế Việt Nam: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 đạt 786,29 tỷ USD Tổng thống Donald Trump áp thuế 25% đối với tất cả các loại thép, nhôm nhập khẩu

Sắc đỏ bao trùm thị trường hàng hoá sau "cú sốc" thuế quan

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới vừa trải qua một tuần biến động rất mạnh và nhiều bất ngờ. Toàn bộ thị trường năng lượng và kim loại chìm trong sắc đỏ. Chỉ số MXV-Index lao dốc tới hơn 6,5% xuống mức

Mỹ nâng thuế nhập khẩu nhôm, thép từ Canada lên 50%, thị trường hàng hoá tăng mạnh Cổ phiếu GEX tiếp đà “thăng hoa”, VN-Index thoát hiểm phút cuối

Quý I/2025: Tín dụng tăng gấp 2,5 lần cùng kỳ, lãi suất cho vay tiếp tục giảm

Tính đến hết quý I/2025, tăng trưởng tín dụng đạt 3,93% gấp 2,5 lần so với mức 1,42% cùng kỳ năm trước. Lãi suất cho vay tiếp tục giảm 0,4% so với cuối năm 2024 cho thấy nỗ lực của hệ thống ngân hàng trong việc hỗ trợ nền kinh tế

TP. Hồ Chí Minh: Tín dụng năm 2024 tăng 11,34% Nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên 16%

GDP Việt Nam ảnh hưởng ra sao sau quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ?

Mức thuế 46% đối với Việt Nam hay 34% với Trung Quốc giống như một mức trần để các quốc gia bắt đầu đàm phán với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump về các chính sách mà sau đó các mức thuế trần này có thể giảm xuống, chuyên gia SSI cho biết.

Chính phủ yêu cầu tập trung cho mục tiêu GDP 2025 tăng tối thiểu 8% NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp dự báo tăng 15-20% trong năm 2025

Theo FiinRatings dư nợ trái phiếu doanh nghiệp năm 2025 dự báo tăng trong bối cảnh các ngân hàng thương mại sẽ tiếp tục phải đẩy mạnh phát hành tăng vốn cấp 2; nhu cầu và áp lực tái tài trợ, tái cấu trúc vốn tăng cao của nhóm bất động sản, năng lượng...

Nam Long hoàn tất mua lại trước hạn 1.000 tỷ đồng trái phiếu Novaland chuyển đổi trái phiếu 300 triệu USD thành cổ phần với giá cao ngất ngưởng

Ngân hàng "chạy đua" tăng vốn điều lệ

Mùa đại hội cổ đông thường niên năm nay sẽ chứng kiến nhiều kế hoạch tăng vốn mạnh của các ngân hàng nhằm củng cố bộ đệm tài chính, tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động kinh doanh và phát triển bền vững.

NHNN cho phép BIDV tăng vốn điều lệ thêm 1.238 tỷ đồng VietinBank muốn phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 77.670 tỷ đồng