Kinh tế Nga tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây, chính phủ phải tìm cách 'hãm phanh'

Giới chức Nga đang lo ngại một quả bong bóng bất động sản đang bị thổi phồng trên thị trường tài chính nước này. Do đó, chính phủ sẽ quyết định rút lại một chương trình trợ cấp quy mô lớn.

Kinh tế Nga tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây, chính phủ phải tìm cách 'hãm phanh'

Theo Business Insider, Nga đang kết thúc một chương trình trợ cấp nhà ở quy mô lớn, trong bối cảnh các nhà hoạch định chính sách nước này nỗ lực ngăn chặn rủi ro vỡ bong bóng bất động sản. Lĩnh vực này vốn đang khiến nền kinh tế Nga tăng trưởng nóng trong những năm gần đây.

Kể từ năm 2020, chính phủ Nga đã chi khoảng 500 tỷ Rúp để tài trợ cho một chương trình cung cấp các khoản vay thế chấp với lãi suất tới 8%. Con số này thấp hơn nhiều so với lãi suất thế chấp trên thị trường Nga do các ngân hàng cung cấp là 17% đến 20%.

Tuy nhiên, chương trình này đã giúp rất nhiều người dân Nga bước vào thị trường bất động sản, đẩy giá nhà tăng vọt. Tình trạng này đang là mối rủi ro lớn với nền kinh tế Nga, vốn đang được các chuyên gia cảnh báo rằng có thể ghi nhận đà tăng trưởng “quá nóng”.

Theo dữ liệu từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), giá bất động sản dân cư ở Nga đã đạt mức kỷ lục mới trong năm 2023. Dữ liệu từ công ty nghiên cứu Urban Economics cũng cho thấy, giá nhà tại Nga tăng gần gấp 3 lần kể từ năm 2020 đến 2023, thể hiện rõ áp lực lạm phát đến từ chương trình trợ cấp của chính phủ.

Giá bất động sản leo thang nhanh chóng chủ yếu là do nhu cầu nhà ở tăng lên trong vài năm qua. Số liệu của Điện Kremlin cho thấy, hoạt động mua nhà đã tăng vọt và đạt giá trị 18 nghìn tỷ Rúp trong năm ngoái, chiếm khoảng 11% GDP của Nga.

Trong khi đó, khoảng 75% khoản thế chấp trên toàn quốc vào năm ngoái được trợ cấp bởi chương trình của chính phủ. Bởi vậy, hầu hết những đối tượng đủ điều kiện sử dụng ưu đãi trợ cấp sẽ không nhận được khoản hỗ trợ đó từ tuần này.

Quảng cáo

Kể từ khi bắt đầu vào năm 2020, chương trình này đã hứng chịu sự chỉ trích từ các nhà lập pháp hàng đầu Nga. Theo ước tính được NHTW Nga đưa ra vào đầu năm 2020, việc duy trì chương trình này đến năm 2026 sẽ khiến ngân sách Nga tốn thêm 1 nghìn tỷ Rúp (11,3 tỷ USD).

Hồi cuối năm ngoái, NHTW Nga cũng cảnh báo rằng có dấu hiệu “quá nóng” trên thị trường cho vay thế chấp vào cuối năm ngoái. Thống đốc NHTW Nga, Elvira Nabiullina, cho biết thêm: “Khối lượng các khoản vay được trợ cấp càng lớn thì mức lãi suất nhằm ngăn chặn tình trạng giá tăng quá mạnh sẽ càng cao.”

Theo Aleksei Kiselev, nhà kinh tế và cộng tác nghiên cứu tại Florence School of Banking and Finance, trái ngược với hầu hết dự đoán, nền kinh tế Nga đã tăng trưởng quá nóng trong phần lớn thời gian thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt.

Lạm phát tại Nga đang tăng, tiền lương cùng GDP cũng tăng với tốc độ ổn định, bất chấp một loạt lệnh trừng phạt từ phương Tây. Kiselev chỉ ra, khủng hoảng kinh tế thường xảy ra vì nhiều nguyên nhân, bao gồm cả bong bóng tài chính bị “thổi phồng” cho đến khi vỡ tung.

Ông nói thêm: “Ở một thời điểm nào đó, tình trạng mất cân bằng sẽ xảy ra và buộc chính phủ Nga phải kết thúc một số chương trình trợ cấp.”

Trong tháng 6, lạm phát của Nga đạt mức 8,61%, cao hơn nhiều so với mục tiêu 4% của NHTW. Theo một cuộc thăm dò của Reuters, các nhà phân tích dự đoán lạm phát ở nước này vẫn duy trì ở mức cao hơn mục tiêu trong cả năm nay, do đó NHTW có thể sẽ tăng lãi suất lên 18% trong tháng 7.

Tham khảo BI

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

GDP 2024 đạt 475 tỷ USD, Việt Nam cần bao lâu để vượt mốc 1.000 tỷ USD?

Dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, quy mô GDP Việt Nam theo giá hiện hành vào năm 1986 ghi nhận ở mức 43 tỷ USD. Đến năm 2008, con số này đã tăng lên mức 125 tỷ USD, cao gấp 3 lần so với thời điểm 1986.

GDP Việt Nam ảnh hưởng ra sao sau quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ? GDP quý I/2025 của Việt Nam tăng 6,93%, cao nhất trong vòng 6 năm

Đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 54/CĐ-TTg ngày 30/4/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Tp.HCM chưa đầu tư mở rộng vành đai 3 giai đoạn 2, dành vốn làm thêm cao tốc khác Bộ GTVT ưu tiên hơn 55.000 tỉ đồng mở rộng ngay 5 tuyến cao tốc này

Thuế đối ứng sẽ làm lãi suất ngân hàng thay đổi như thế nào?

Các chuyên gia cho rằng Ngân hàng Nhà nước vẫn còn dư địa điều hành chính sách tiền tệ. Cụ thể, nhà điều hành sẽ giảm lãi suất, kiểm soát cung tiền để ổn định tỷ giá, lạm phát.

Nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên 16% NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ ra sao trong tháng 1/2025

Cập nhật mới nhất từ Cục Thống kê (Bộ Tài chính) cho thấy, trong tháng 1/2025, Việt Nam xuất sang Mỹ lượng hàng hóa trị giá khoảng 10,49 tỷ USD trong khi nhập khoảng 1,15 tỷ USD.

Kỷ lục mới của kinh tế Việt Nam: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 đạt 786,29 tỷ USD Tổng thống Donald Trump áp thuế 25% đối với tất cả các loại thép, nhôm nhập khẩu

Sắc đỏ bao trùm thị trường hàng hoá sau "cú sốc" thuế quan

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới vừa trải qua một tuần biến động rất mạnh và nhiều bất ngờ. Toàn bộ thị trường năng lượng và kim loại chìm trong sắc đỏ. Chỉ số MXV-Index lao dốc tới hơn 6,5% xuống mức

Mỹ nâng thuế nhập khẩu nhôm, thép từ Canada lên 50%, thị trường hàng hoá tăng mạnh Cổ phiếu GEX tiếp đà “thăng hoa”, VN-Index thoát hiểm phút cuối

Quý I/2025: Tín dụng tăng gấp 2,5 lần cùng kỳ, lãi suất cho vay tiếp tục giảm

Tính đến hết quý I/2025, tăng trưởng tín dụng đạt 3,93% gấp 2,5 lần so với mức 1,42% cùng kỳ năm trước. Lãi suất cho vay tiếp tục giảm 0,4% so với cuối năm 2024 cho thấy nỗ lực của hệ thống ngân hàng trong việc hỗ trợ nền kinh tế

TP. Hồ Chí Minh: Tín dụng năm 2024 tăng 11,34% Nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên 16%