Lợi thế độc quyền xuất khẩu gạo thơm nhẹ của Việt Nam có thể bị mất vào tay Thái Lan

Hơn một tháng nay, các thương nhân Thái Lan chào bán ra thị trường các chủng loại gạo được cho là lợi thế độc quyền của Việt Nam như DT 8, OM 5451 và Jasmines 85. Điều này dẫn đến cạnh tranh phân khúc gạo thơm nhẹ giữa Thái Lan và Việt Nam càng trở nên ga

Thương nhân Thái Lan đang chào bán gạo Hom Puang được trồng từ giống lúa OM 5451 của Việt Nam
Thương nhân Thái Lan đang chào bán gạo Hom Puang được trồng từ giống lúa OM 5451 của Việt Nam

Thái Lan chào bán gạo OM 5451 với tên gọi Hom Puang thấp hơn gạo Việt Nam từ 60-65 USD/tấn

Ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, gạo Basmati Ấn Độ có chất lượng ngon tương đương với gạo Đài Thơm 8 (DT8), OM 5451, Jasmines 85... (gọi chung là gạo thơm Việt Nam) nhưng giá lại đắt hơn nhiều, khoảng 1.000 USD/tấn, trong khi gạo thơm Việt Nam chỉ khoảng 700 USD/tấn, nên được các thương nhân Philippines lựa chọn và được người tiêu dùng Philippines ưa chuộng. Đây là các loại gạo có lợi thế lớn và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay.

Theo một chuyên gia phân tích thị trường gạo xuất khẩu, lợi thế gần như độc quyền của gạo thơm nhẹ Việt Nam đang bị Thái Lan đe dọa, vì từ 2-3 năm nay, nông dân Thái Lan đã canh tác được các giống lúa của Việt Nam như DT 8, OM 5451, Jasmines 85 và hơn 1 tháng nay họ đã bán được sang thị trường Philippines.

Bởi khi gạo OM 5454 của Việt Nam chào bán với giá từ 670-680 USD/tấn (FOB), thì các thương nhân Thái Lan cũng chào bán loại gạo này nhưng với tên gọi Hom Puang với giá bán từ 615 – 620 (FOB), thấp hơn giá bán gạo Việt Nam gần 60-65 USD/tấn.

“Thương nhân Thái Lan chào bán các loại gạo thơm nhẹ với giá cả vừa phải, họ đang cạnh tranh trực diện với các loại gạo độc tôn của Việt Nam bằng chính giống lúa của Việt Nam. Trong bối cảnh các hợp đồng xuất khẩu gạo ký giá khá thấp, đến thời gian giao hàng giá gạo bật tăng đã có doanh nghiệp Việt Nam mua gạo Hom Puang của Thái Lan giá từ 615 – 620 USD/tấn (FOB) giao tại cảng TP. Hồ Chí Minh để có đủ hàng giao cho nhà mua”, nhà phân tích thị trường nói.

Quảng cáo

Dự báo từ năm 2024 trở đi mọi chuyện sẽ không dễ dàng cho hạt gạo Việt Nam như khoảng thời gian 4-5 năm vừa qua, vì khi đó phân khúc gạo chất lượng trung cao không còn là vị thế độc quyền của riêng hạt gạo Việt Nam. Phân khúc thị trường gạo thơm nhẹ sẽ là cuộc đối đầu gay gắt giữa Thái Lan và Việt Nam. Khi đó, nguy cơ mất thị trường về tay thương nhân Thái Lan là câu chuyện có thật. Đặc biệt là Philippines – thị trường chủ lực của gạo Việt Nam nhập khẩu chủ yếu các loại gạo DT8, OM 18 và OM 5451.

Năm 2024, diện tích trồng lúa thơm của Thái Lan sẽ tăng cao

Theo Viện Nghiên cứu phát triển Thái Lan (TDRI), cạnh tranh với Việt Nam trở nên gay gắt do Thái Lan không thể cung cấp các loại gạo thị trường mong muốn với mức giá phù hợp.

Tuy nhiên, từ 2-3 năm nay, nông dân Thái Lan đã trồng được các giống lúa thơm nhẹ của Việt Nam. Dự kiến sang năm 2024, khi diện tích trồng các giống lúa thơm này tại Thái Lan tăng cao với giá bán rất cạnh tranh, doanh nghiệp Việt Nam sẽ mất thế độc tôn.

Khi đó, buộc doanh nghiệp cạnh tranh về giá và thị trường xuất khẩu đối với các loại gạo lợi thế của Việt Nam. Từ đây, cuộc chơi sẽ bước sang giai đoạn cạnh tranh khốc liệt, không chỉ ở góc độ doanh nghiệp mà người nông dân Việt Nam cũng bị ảnh hưởng.

Trả lời tờ Nikkei Asia Review, ông Charoen Laothamatas, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan cho biết, hiện có hơn 160.000 ha đất lúa tại miền trung Thái Lan đang trồng các lúa Việt Nam, nên không thể phân biệt được đâu là giống của Thái Lan, đâu là giống của Việt Nam.

Còn theo nhiều nông dân sống ở phía bắc Bangkok, các giống lúa Việt Nam đang trồng ở Thái Lan là giống Jasmine 85, DT 8, OM 5451. Đây là các giống lúa ngắn ngày, dễ trồng, phát triển tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh, vì là giống ngắn ngày nên từ lúc xuống giống đến khi thu hoạch chỉ sau hơn 90 ngày, hạt gạo cho chất lượng ngon, mềm… đáp ứng được nhu cầu thị trường. Tại miền trung Thái Lan, với hệ thống thủy lợi tốt sẽ là thế mạnh giúp canh tác các giống lúa Việt Nam quanh năm.

“Thời gian canh tác ngắn nên nông dân có thể trồng nhiều vụ trong năm, trong khi giống lúa cao cấp như Hom Mali của Thái Lan khó canh tác thời gian canh tác hơn 120 ngày mới cho thu hoạch và chỉ thích hợp với một số khu vực phía đông bắc Thái Lan do lệ thuộc vào lượng mưa”, một nông dân Thái Lan nói.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Những đầu tàu kinh tế tư nhân Vingroup, Thaco, Hòa Phát, FPT… đang đóng góp bao nhiêu vào ngân sách Nhà nước?

Trong năm 2024, Vingroup đã nộp ngân sách Nhà nước hơn 56.000 tỷ đồng, trong khi, Thế Giới Di Động, Hòa Phát, FPT cũng lần lượt đóng góp 19.700 tỷ đồng, 13.400 tỷ đồng và 9.200 tỷ đồng.

Bội thu ngân sách 9 tháng đạt gần 192 nghìn tỷ đồng 11 tháng, thu ngân sách nhà nước vượt 6,3% dự toán năm 2024

GDP 2024 đạt 475 tỷ USD, Việt Nam cần bao lâu để vượt mốc 1.000 tỷ USD?

Dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, quy mô GDP Việt Nam theo giá hiện hành vào năm 1986 ghi nhận ở mức 43 tỷ USD. Đến năm 2008, con số này đã tăng lên mức 125 tỷ USD, cao gấp 3 lần so với thời điểm 1986.

GDP Việt Nam ảnh hưởng ra sao sau quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ? GDP quý I/2025 của Việt Nam tăng 6,93%, cao nhất trong vòng 6 năm

Đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 54/CĐ-TTg ngày 30/4/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Tp.HCM chưa đầu tư mở rộng vành đai 3 giai đoạn 2, dành vốn làm thêm cao tốc khác Bộ GTVT ưu tiên hơn 55.000 tỉ đồng mở rộng ngay 5 tuyến cao tốc này

Thuế đối ứng sẽ làm lãi suất ngân hàng thay đổi như thế nào?

Các chuyên gia cho rằng Ngân hàng Nhà nước vẫn còn dư địa điều hành chính sách tiền tệ. Cụ thể, nhà điều hành sẽ giảm lãi suất, kiểm soát cung tiền để ổn định tỷ giá, lạm phát.

Nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên 16% NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ ra sao trong tháng 1/2025

Cập nhật mới nhất từ Cục Thống kê (Bộ Tài chính) cho thấy, trong tháng 1/2025, Việt Nam xuất sang Mỹ lượng hàng hóa trị giá khoảng 10,49 tỷ USD trong khi nhập khoảng 1,15 tỷ USD.

Kỷ lục mới của kinh tế Việt Nam: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 đạt 786,29 tỷ USD Tổng thống Donald Trump áp thuế 25% đối với tất cả các loại thép, nhôm nhập khẩu

Sắc đỏ bao trùm thị trường hàng hoá sau "cú sốc" thuế quan

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới vừa trải qua một tuần biến động rất mạnh và nhiều bất ngờ. Toàn bộ thị trường năng lượng và kim loại chìm trong sắc đỏ. Chỉ số MXV-Index lao dốc tới hơn 6,5% xuống mức

Mỹ nâng thuế nhập khẩu nhôm, thép từ Canada lên 50%, thị trường hàng hoá tăng mạnh Cổ phiếu GEX tiếp đà “thăng hoa”, VN-Index thoát hiểm phút cuối

Quý I/2025: Tín dụng tăng gấp 2,5 lần cùng kỳ, lãi suất cho vay tiếp tục giảm

Tính đến hết quý I/2025, tăng trưởng tín dụng đạt 3,93% gấp 2,5 lần so với mức 1,42% cùng kỳ năm trước. Lãi suất cho vay tiếp tục giảm 0,4% so với cuối năm 2024 cho thấy nỗ lực của hệ thống ngân hàng trong việc hỗ trợ nền kinh tế

TP. Hồ Chí Minh: Tín dụng năm 2024 tăng 11,34% Nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên 16%