Ngành nào sẽ tạo động lực cho tăng trưởng tín dụng những tháng cuối năm 2023?

Nhu cầu tín dụng vào các ngành công nghiệp, sản xuất, thương mại, dịch vụ được kỳ vọng phục hồi từ động lực xuất-nhập khẩu cùng những tín hiệu tích cực hơn của thị trường bất động sản từ quý 4/2023.

NIM sẽ phục hồi tích cực vào cuối năm

Các đợt cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vào tháng 3, 5, 6/2023 đã cho phép các ngân hàng điều chỉnh giảm đáng kể lãi suất tiền gửi tiết kiệm.

Tính đến tháng 6/2023, nhóm các ngân hàng quốc doanh (NHQD) đã chứng kiến mức giảm trung bình từ 1,1 - 1,7% trên hầu hết các kỳ hạn so với mức lãi suất niêm yết vào tháng 2/2023.

Trong khi đó, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) cũng cho thấy mức giảm trung bình dao động từ 1,3 - 1,7% trong cùng giai đoạn. Nhìn chung, mức lãi suất tiền gửi hiện tại khá tương đồng hoặc cao hơn nhẹ so với mức nửa đầu năm 2022, khi lãi suất của nền kinh tế vẫn duy trì ở mức thấp.

screen-shot-2023-09-05-at-33236-pm-5662.png

Trong Báo cáo chuyên đề Triển vọng ngành Ngân hàng nửa sau năm 2023 mới công bố, các chuyên gia phân tích tại Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng, chi phí huy động sẽ bắt đầu giảm dần trong quý III/2023 do phần lớn cấu trúc huy động của hầu hết các ngân hàng là tiền gửi kỳ hạn ngắn từ 3 - 6 tháng nên sẽ phản ánh rõ ràng hơn tác động của việc cắt giảm lãi suất tiền gửi niêm yết kể từ tháng 3/2023.

Hiệu ứng này sẽ tiếp diễn trong quý IV/2023 khi chi phí huy động dự kiến sẽ duy trì đi ngang hoặc vẫn có thể giảm nhẹ trong kịch bản NHNN thông báo một đợt cắt giảm lãi suất nữa. Gần đây, nhóm NHQD tiếp tục giảm các mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm sẽ giúp chi phí huy động của nhóm này có thể sẽ giảm mạnh hơn.

Với việc chi phí huy động bắt đầu giảm dần từ quý 2 và có khả năng đạt đáy trong quý 3, lãi suất cho vay được dự báo sẽ đi theo xu hướng giảm với tốc độ chậm hơn kể từ quý 3 do độ trễ trong việc tái định lãi suất khoảng 3 - 6 tháng.

screen-shot-2023-09-05-at-33244-pm-9905.png

Nhìn chung, NIM giảm nhẹ trong quý 2, khoảng 3,41% trên toàn ngành, do chi phí huy động vẫn còn tăng cao và áp lực từ nợ xấu hình thành mới tiếp tục đè nặng lên thu nhập lãi thuần. Tác động này sau đó sẽ dần được giảm thiểu trong những quý tiếp theo nhờ cải thiện mức chênh lệch lãi suất cho vay và tiền gửi do giảm chi phí huy động vốn như đã đề cập ở trên, kết hợp với nhu cầu tín dụng hồi phục và giảm áp lực nợ xấu.

“Tổng thể, chúng tôi dự phóng NIM sẽ duy trì tương đối ổn định trong quý 3 so với mức quý 2 trong khi quý cuối năm 2023 sẽ chứng kiến sự phục hồi đáng kể hơn, nhưng kết quả cả năm vẫn ghi nhận sụt giảm so với mức nền cao hơn của năm 2022”, chuyên gia VDSC nhận định.

screen-shot-2023-09-05-at-33341-pm-2516.png

Chuyên gia cũng lưu ý, việc giới hạn tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn giảm về mức 30% kể từ tháng 10/2023 so với ngưỡng trước đó là 34% có thể ảnh hưởng đến một số ngân hàng có tỷ lệ này ở mức cao. Trong trường hợp những ngân hàng này thực hiện điều chỉnh lại danh mục để giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn, NIM có thể bị ảnh hưởng bất lợi do lãi suất cho vay trung dài hạn thường cao hơn.

Quảng cáo

Tăng trưởng tín dụng cả năm có thể đạt 12%

Theo số liệu từ NHNN, tăng trưởng tín dụng trong 7 tháng đầu năm 2023 đạt 4,56% và tăng 9% so với cùng kỳ, đây là mức tăng thấp trong nhiều năm khi đóng góp tăng trưởng tín dụng đều cho thấy sự chậm lại ở hầu hết các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Lĩnh vực xây dựng là ngành duy nhất có mức tăng trưởng khả quan, song tỷ trọng tín dụng của lĩnh vực này là tương đối nhỏ.

screen-shot-2023-09-05-at-33410-pm-2754.png

Theo ước tính của VDSC, tăng trưởng tín dụng toàn ngành sẽ phục hồi vào khoảng 12% cho cả năm 2023 (thấp hơn 14,5% của năm 2022) khi nhu cầu tín dụng vào các ngành nghề công nghiệp, sản xuất, thương mại, dịch vụ phục hồi từ động lực xuất-nhập khẩu và tiêu dùng cải thiện cùng những tín hiệu tích cực hơn của thị trường bất động sản từ quý IV/2023 khi mặt bằng lãi suất giảm.

Có thể thấy tín dụng liên quan đến bất động sản là động lực của tổng tăng trưởng tín dụng trong nhiều năm, chiếm khoảng 20% dư nợ tín dụng, nên việc lãi suất cho vay đối với các khoản vay mua nhà trở về mức ưu đãi và các dự án sắp chào bán vào cuối năm nay có thể tiếp tục là động cơ thúc đẩy nhu cầu tín dụng của các nhà phát triển và cá nhân ở nửa sau năm 2023 và năm 2024.

Áp lực về nợ xấu sẽ dần hạ nhiệt

Tỷ lệ nợ xấu (NPL) của ngành Ngân hàng đã tăng quý thứ 3 liên tiếp sau khi Thông tư 14/2021 về nợ cơ cấu COVID-19 hết hiệu lực cùng với những bất ổn của thị trường trong nửa cuối năm 2022. Theo tính toán của VDSC từ 27 ngân hàng niêm yết, tỷ lệ NPL trung bình đã tăng đáng kể trong quý 1/2023 lên khoảng 1,9% so với 1,6% trong quý trước, với mức tăng đáng lưu ý khoảng 68% của nợ nhóm 3. Điều này là có thể nhìn thấy được khi quý IV/2022 đã chứng kiến mức tăng đáng kể khoảng 30% của nợ nhóm 2, với một phần trong số đó chuyển thành nợ nhóm 3 trong quý I/2023.

screen-shot-2023-09-05-at-33457-pm-369.png

Trong quý II/2023, tỷ lệ nợ xấu ngành dù vẫn tiếp diễn đà tăng nhưng tốc độ đã chậm lại, ở mức 2,1%, với mức tăng lớn nhất 25% đến từ nợ nhóm 4.

Trong khi quý đầu năm 2023 chứng kiến sự phân hóa rõ nét giữa chất lượng tài sản của các nhóm ngân hàng với các NHQD đã giảm dần nợ xấu hình thành - trái ngược với đà tăng của nhóm các NHTMCP, thì xu hướng cải thiện dường như đã trở nên đồng thuận hơn trong quý 2.

Theo đó, tỷ lệ nợ xấu hình thành đã chậm lại trên tất cả các nhóm ngân hàng, tuy nhiên vẫn cho thấy mức độ khác nhau giữa từng ngân hàng cụ thể, đặc biệt là áp lực vẫn còn đáng kể đối với các ngân hàng bị ảnh hưởng bởi biến động trên thị trường bất động sản và những khó khăn từ phân khúc khách hàng cá nhân.

Trong khi đó, nhờ vào cách tiếp cận cho vay thận trọng, VCB và ACB duy trì là hai ngân hàng có chất lượng tài sản tốt nhất hệ thống.

Việc ban hành Thông tư 02 có hiệu lực từ 24/4/2023 của NHNN được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng giữ nguyên nhóm nợ, hỗ trợ khả năng làm mềm xu hướng gia tăng của tỷ lệ nợ xấu và phần nào giảm áp lực trích lập chi phí dự phòng trong vài quý tiếp theo, đặc biệt là quý 2 và quý 3 năm 2023.

Đến ngày 31/7/2023, tổng số dư nợ gốc và lãi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02 toàn hệ thống là 96.000 tỷ (tương đương 0,8% dư nợ tín dụng cùng thời điểm). Theo đánh giá của chuyên gia VDSC, tổng quy mô nợ cơ cấu theo Thông tư 02 trên tổng dư nợ sẽ thấp hơn so với quy mô trong đại dịch COVID-19, điều này cũng được chia sẻ bởi đại diện các ngân hàng do phạm vi có phần hẹp hơn của Thông tư 02 khi chỉ cho phép cơ cấu các khoản vay thuộc nhóm 1 và khi tính đến những ảnh hưởng mạnh mẽ lan rộng hơn của đại dịch COVID-19.

Với việc nợ xấu hình thành vẫn ghi nhận ở mức cao trong quý 2 năm 2023 do đà tăng mạnh của nợ nhóm 2 trong quý I/2023, chuyên gia kỳ vọng tỷ lệ nợ xấu sẽ ghi nhận mức đỉnh trong quý III/2023 để tạo cơ sở cho sự giảm nhẹ về phía cuối năm khi sức khỏe nền kinh tế được dự kiến phục hồi.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

6 tháng đầu năm 2025: CPI tăng 3,27% so với cùng kỳ năm trước

Theo báo cáo của Cục Thống kê (Bộ Tài chính), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2025 tăng 0,48% so với tháng trước. So với tháng 12/2024, CPI tháng Sáu tăng 2,02%; tăng 3,57% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân quý II/2025 tăng 3,31% so với quý II/2

CPI Việt Nam năm 2024 tăng 3,63%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra CPI Việt Nam tăng gần 1% trong tháng 1, nguyên nhân do đâu?

GDP 6 tháng đầu năm 2025: Tăng cao nhất so với cùng kỳ trong 14 năm

Trong bối cảnh kinh tế thế giới đối mặt với nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự đoán, với quyết tâm cao nhất để huy động và khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội, kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm đã tăng trưởng tích cực với tổng

GDP Việt Nam ảnh hưởng ra sao sau quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ? GDP quý I/2025 của Việt Nam tăng 6,93%, cao nhất trong vòng 6 năm

Tín dụng tiếp tục “chảy” vào lĩnh vực sản xuất

Tính đến cuối tháng 5/2025, tính dụng tăng trưởng 6,52% được tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp tục là hai ngành có tỉ trọng lớn.

Nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên 16% NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Quỹ ETF tái cơ cấu danh mục ra sao trong kỳ quý III/2025?

Trong tháng 7, HOSE sẽ thực hiện đánh giá chỉ số VN30 và VNFIN LEAD kỳ giữa năm với những thay đổi về cơ cấu chỉ số. Đồng thời, các chỉ số VNDIAMOND sẽ được cập nhật số liệu và tính toán lại tỷ trọng danh mục cổ phiếu thành phần. Kết quả sẽ được chính thứ

Thị trường chứng khoán “thăng hoa” sau tin Israel – Iran ngừng bắn, VN-Index tiến sát về mốc 1.370 điểm Chứng khoán Hoàng Gia đăng ký mua hàng triệu cổ phiếu SJS, SAM

Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, vào lúc 10h25 sáng 2/7 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đăng trên mạng xã hội Truth Social rằng ông vừa có một thỏa thuận thương mại với Việt Nam.

HAGL muốn bán 13,3 triệu cổ phiếu HNG trả nợ, sếp Bamboo Capital bán thỏa thuận 20 triệu cổ phiếu BCR Mỹ - Trung Quốc đạt được thỏa thuận dừng áp thuế trong 90 ngày

Vàng SJC vượt 120 triệu đồng, vàng nhẫn tăng vọt phiên đầu tháng 7

Sáng 1/7, giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh. Trong đó, giá vàng miếng SJC tại các doanh nghiệp lớn được niêm yết trên 120 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn được bán ra trong khoảng 116,5 - 118 triệu đồng/lượng.

Sáng 26/6: Giá vàng thế giới và trong nước đồng loạt tăng Giá vàng nhẫn, vàng SJC sáng 27/6 tăng vọt

Chuyện cổ tức ngân hàng: Giữ tiền để lớn hay chia sẻ với cổ đông?

Mùa đại hội cổ đông năm nay, câu chuyện chia cổ tức tiếp tục làm “nóng” nghị trường các ngân hàng. Trong khi một số nhà băng mạnh tay chi hàng nghìn tỷ đồng tiền mặt để tri ân cổ đông, nhiều ngân hàng lại chọn giữ lại toàn bộ lợi nhuận nhằm tăng vốn tự có

Ngân hàng nào sẽ tổ chức đại hội cổ đông tuần này? Hàng loạt ngân hàng tổ chức đại hội cổ đông trong tuần này, nhiều ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, Techcombank, MB...

10 năm doanh nghiệp tư nhân vươn mình

Trong suốt giai đoạn 10 năm vừa qua, các doanh nghiệp tư nhân hàng đầu Việt Nam như Vingroup, FPT, Hòa Phát, Thế Giới Di Động, Vietjet, REE, Hoá chất Đức Giang, Gelex, PNJ… đã ghi dấu ấn mạnh mẽ, với sự tăng trưởng vượt bậc về vốn hóa, doanh thu và lợi nh

Hòa Phát đầu tư sản xuất ván sàn cao cấp, mục tiêu lọt top 3 doanh nghiệp lớn nhất sau 5 năm Cổ phiếu của một doanh nghiệp chăn nuôi heo tăng “bốc đầu” trong ngày VN-Index “bốc hơi” gần 2 điểm

Vì sao VGTA đề xuất không để ngân hàng sản xuất, kinh doanh vàng miếng

Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA) đề xuất không nên để ngân hàng sản xuất, kinh doanh vàng miếng khi bỏ cơ chế độc quyền vàng miếng do lo ngại hệ lụy.

Tổng bí thư Tô Lâm: Xoá bỏ thế độc quyền Nhà nước về thương hiệu vàng miếng Giá vàng miếng SJC tăng nhẹ trong phiên đầu tuần, vàng nhẫn chững giá