Ngành nông nghiệp Việt rất đa dạng nhưng khả năng cung cấp số lượng lớn chưa tốt

Chuyên gia cho rằng, ngành nông nghiệp của Việt Nam rất đa dạng nhưng khả năng cung cấp số lượng lớn chưa tốt, do đó, cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các chuỗi cung ứng.

Phải cố xâm nhập thị trường ngách

Tham luận tại Diễn đàn “Phát triển chuỗi cung ứng sản xuất nông nghiệp an toàn” được tổ chức sáng nay (ngày 29/9), TS. Từ Minh Thiện, Tổng giám đốc Công ty CP Phát triển Dịch vụ Thái Bình Dương chia sẻ 5 nhu cầu của thị trường nông sản, cụ thể:

Thứ nhất, giá cả phải thực sự cạnh tranh. Nông sản hiện nay đang cạnh tranh rất mạnh, đặc biệt là cạnh tranh với giá của nhiều quốc gia khác như Trung Quốc, Thái Lan…

Thứ hai, phải có khả năng cung cấp thường xuyên, đúng thời hạn.

Thứ ba, có khả năng cung cấp số lượng lớn. Ngành nông nghiệp của Việt Nam rất đa dạng nhưng khả năng cung cấp số lượng lớn là chưa tốt. Do đó, cần phải có sự liên kết chặt chẽ.

Thứ tư, phải có chất lượng tốt, vị ngon phải đồng đều và bao bì phải đảm bảo.

Thứ năm, an toàn vệ sinh thực phẩm.

“Với xu hướng tiêu thụ thực phẩm trên thế giới hiện nay chúng ta phải cố gắng xâm nhập được vào các thị trường ngách. Đồng thời, giao thoa giữa 3 vấn đề sức khỏe, thuận tiện, thích thú. Đây là giá trị cốt lõi của sản phẩm, phải có sự khác biệt. Nông sản phải luôn luôn đảm bảo được giá trị cốt lõi”, TS. Từ Minh Thiện chia sẻ.

Về vấn đề liên kết chuỗi cung ứng, TS. Từ Minh Thiện cho rằng, tất cả các liên kết cuối cùng chỉ để phục vụ khách hàng. Theo ông, có 3 loại liên kết là liên kết chiều ngang, liên kết chiều dọc và liên kết hỗn hợp.

Với liên kết chiều ngang, ông cho rằng, liên kết này khá phức tạp, làm sao mọi người hợp tác theo tinh thần của hợp tác xã một cách tự nguyện và có lợi. Việt Nam có thể nghiên cứu các mô hình hợp tác xã của Nhật Bản - đây là mô hình hợp tác xã rất thành công nhưng tại Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, rất ít hợp tác xã thành công.

Liên kết chiều dọc cần phải có một doanh nghiệp lớn để dẫn đầu, như "chim đầu đàn". Liên kết này theo mô hình "đàn chim bay" và đây là mô hình rất quan trọng. Tuy nhiên, mô hình liên kết này lại khá lỏng lẻo. Một sự thay đổi về giá trên thị trường có thể làm liên kết này thay đổi ngay. TS. Từ Minh Thiện cho rằng, vai trò của địa phương rất quan trọng nhưng vẫn chưa rõ trách nhiệm, quyền lợi của địa phương khiến địa phương khó tham gia.

Trong khi đó, liên kết hỗn hợp sẽ khắc phục được một số nhược điểm của 2 loại liên kết trên. Các phương pháp đánh giá chuỗi cung ứng, trong đó, khó nhất là khả năng kiểm soát được lợi ích của các cá nhân và tổ chức trong chuỗi.

Nhận xét thực trạng chuỗi cung ứng nông sản hiện nay, TS. Từ Minh Thiện cho rằng, hiện nay việc đầu tư cho sản xuất nông sản chưa có nhiều và chưa dám đầu tư mạnh vì sản xuất nông sản khá bấp bênh. Do đó, cần phải tính được tổng cầu của tất cả thị trường rồi mới ra được kế hoạch sản xuất.

Ông cũng cho rằng, Việt Nam có rất nhiều chính sách nhưng để tiếp cận chính sách không dễ, nhất là đối với người nông dân. Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ cao vẫn còn hạn chế. “Liên kết giữa các vùng, trong sản xuất nông nghiệp không tính theo địa phương, mà phải tính theo vùng nguyên liệu”, TS. Từ Minh Thiện nói.

Từ đó, TS. Từ Minh Thiện kiến nghị, các giải pháp cần được triển khai đồng bộ, xuyên suốt và linh hoạt. Về lâu dài, cần thay đổi tư duy liên kết sản xuất kinh doanh của người sản xuất lẫn cấp quản lý.

Theo đó, trong giai đoạn đầu, vai trò nhà nước cũng như các Viện, Trường có ý nghĩa và tác động quan trọng trong việc hình thành và duy trì các thành viên trong liên kết theo chuỗi giá trị thông qua các chính sách ưu đãi vốn vay, hỗ trợ kỹ thuật và thị trường.

Sau đó, sẽ giảm dần các hỗ trợ về tài chính, chỉ còn các hỗ trợ về mặt kỹ thuật, về xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu. Để dần dần, các chuỗi sẽ được hình thành và vận hành theo hướng tự giác, dựa trên hiệu quả kinh tế và sự hợp tác tự nguyện giữa các thành viên.

diễn đàn nn.jpg
Nhiều ý kiến về liên kết chuỗi nêu tại diễn đàn

Thị trường mới là yếu tố then chốt của chuỗi

Chia sẻ thực tiễn của các địa phương trong sản xuất nông sản, đặc biệt là trong việc phát triển chuỗi, ông Huỳnh Quang Đức, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bến Tre cho biết, để làm chuỗi cung ứng tốt phải có sự nhận diện về mục tiêu.

“Chúng tôi quan niệm mục tiêu là thị trường, có thị trường mới có doanh nghiệp, có thị trường hữu cơ tự khắc sẽ có doanh nghiệp hữu cơ. Thị trường mới là yếu tố then chốt của chuỗi”, ông Đức nói.

Ông Đức thích khái niệm thị trường tiêu chuẩn hơn là khái niệm thị trường khó tính. Chuỗi cung ứng là nền tảng đi vào tất cả thị trường. Tùy vào thị trường mà chuỗi cung ứng biến đổi theo phù hợp, không nên cứng nhắc về chuỗi cung ứng.

Người tiêu dùng cũng rất quan trọng, do đó, cần quan tâm tới con đường đi tới tận người tiêu dùng. Theo đó, phải xem xét lại thái độ, hướng tới tận người tiêu dùng. Trong đó, nên chú trọng người tiêu dùng nội địa, chứ không chỉ xuất khẩu. Bởi thị trường nội địa rất lớn, nếu không cẩn thận thì sẽ thành nơi tiêu thụ cho hàng nước ngoài.

Về vấn đề xung đột lợi ích giữa nông dân và doanh nghiệp, ông Đức cho rằng, nông dân có công cụ của mình để đối phó với doanh nghiệp và doanh nghiệp cũng có công cụ đối phó của mình. Mâu thuẫn lợi ích rất lớn nên việc xây dựng quan hệ đối tác doanh nghiệp với người dân bền vững là rất quan trọng.

Nhiều rủi ro nên rất ít doanh nghiệp đầu tư vào khâu chế biến, tiêu thụ

Trong khi đó ông Lê Văn Đông, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh đánh giá, chuỗi cung ứng sản xuất trong an toàn nông nghiệp là cầu nối lớn.

Theo ông Đông, nói an toàn là nói đến câu chuyện phải liên kết của các nhà, gồm Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp…. Việc liên kết, hình thức liên kết từ cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào cho đến tổ chức sản xuất, gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Để cụ thể hoá chính sách vào thực tế, Hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh đã ban hành Nghị quyết 78/2018 về phê duyệt chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Trà Vinh cũng ban hành Quyết định số 2510 về việc phê duyệt các ngành hàng, sản phẩm quan trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều khó khăn đối với các hộ nông dân, HTX, doanh nghiệp. Cụ thể, thị trường sản phẩm còn nhiều rủi ro nên rất ít doanh nghiệp đầu tư vào khâu chế biến, tiêu thụ trong lĩnh vực này.

Đặc biệt, trong những năm gần đây tác động của biến đổi khí hậu, dịch bệnh đã dẫn đến mất mùa, làm giảm chất lượng, năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi. Do đó, hợp tác xã, nông dân chưa đáp ứng được yêu cầu trong hợp đồng của doanh nghiệp đặt ra về chất lượng, tính đồng nhất, duy trì sản lượng ổn định phục vụ cho tiêu thụ, chế biến theo yêu cầu đối tác nhập khẩu.

Tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 98 quy định về điều kiện để được hỗ trợ, như đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác từ 1 năm trở lên; thời gian liên kết tối thiểu 5 năm… Ở điều kiện này, các doanh nghiệp cho rằng khó thực hiện do thị trường đầu ra của hầu hết các nông sản không ổn định, giá cả thay đổi theo mùa vụ.

Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Việt Nam đạt giải Gạo ngon nhất thế giới năm 2023

Giải “Gạo ngon nhất thế giới 2023” là giải thưởng chung cho gạo Việt Nam

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn đã chính thức khẳng định “giải gạo ngon thế giới do The Rice Trader tổ chức tại Cebu hôm 30/11 là giải chung cho gạo Việt Nam chứ không riêng một giống lúa nào”.

Giá gạo toàn cầu khó hạ nhiệt trước năm 2025, khiến giá gạo Việt Nam đứng vững ở mức cao Doanh nghiệp phải có hợp đồng xây dựng vùng nguyên liệu mới đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
Các đối tác cam kết hỗ trợ Việt Nam 15,5 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng

Các đối tác cam kết hỗ trợ Việt Nam 15,5 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng

Chuyển đổi năng lượng công bằng có ý nghĩa quyết định đối với việc đạt được định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam, với mục tiêu đạt phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.

Giải pháp thu hút nguồn vốn cho chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam Ngành năng lượng thế giới chuẩn bị có thương vụ thâu tóm hơn 50 tỷ USD
Họp báo Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023.

Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo

Sáng ngày 1/12, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổ chức buổi Họp báo giới thiệu về Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023.

Giá gạo toàn cầu khó hạ nhiệt trước năm 2025, khiến giá gạo Việt Nam đứng vững ở mức cao Doanh nghiệp phải có hợp đồng xây dựng vùng nguyên liệu mới đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
Giá gạo toàn cầu khó hạ nhiệt trước năm 2025, khiến giá gạo Việt Nam đứng vững ở mức cao

Giá gạo toàn cầu khó hạ nhiệt trước năm 2025, khiến giá gạo Việt Nam đứng vững ở mức cao

Theo báo cáo mới nhất về “Triển vọng Hàng hóa Toàn cầu” của Ngân hàng Thế giới (WB), giá gạo toàn cầu dự kiến ​​sẽ không giảm đáng kể trước năm 2025, do các biện pháp hạn chế xuất khẩu từ các nước sản xuất lớn, bao gồm Ấn Độ và mối đe dọa hiện tại từ EI Nino.

Doanh nghiệp phải có hợp đồng xây dựng vùng nguyên liệu mới đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo Lợi thế độc quyền xuất khẩu gạo thơm nhẹ của Việt Nam có thể bị mất vào tay Thái Lan
8/11 nhóm hàng hóa, dịch vụ tăng giá kéo CPI tháng 11 tăng 0,25% so với tháng trước

8/11 nhóm hàng hóa, dịch vụ tăng giá kéo CPI tháng 11 tăng 0,25% so với tháng trước

Giá dịch vụ y tế, học phí tại một số địa phương tăng kết hợp với giá gạo trong nước tiếp tục tăng theo giá gạo xuất khẩu là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2023 tăng 0,25% so với tháng trước, tăng 3,45% so với cùng kỳ năm 2022.

CPI tháng 10 tăng 3,59% so với cùng kỳ năm trước CPI 9 tháng tăng 3,16% so với cùng kỳ, "yên tâm" có thể kiểm soát lạm phát theo mục tiêu
Doanh nghiệp phải có hợp đồng xây dựng vùng nguyên liệu mới đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Doanh nghiệp phải có hợp đồng xây dựng vùng nguyên liệu mới đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn đã kiến nghị Bộ Công Thương bổ sung quy định “các doanh nghiệp phải có hợp đồng xây dựng vùng nguyên liệu mới đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo” vào Nghị định sửa đổi Nghị định 107 mà Bộ này đang lấy ý kiến.

Lợi thế độc quyền xuất khẩu gạo thơm nhẹ của Việt Nam có thể bị mất vào tay Thái Lan Giá gạo tại thị trường nội địa Trung Quốc đang rẻ hơn giá gạo xuất khẩu của Việt Nam
Thương nhân Thái Lan đang chào bán gạo Hom Puang được trồng từ giống lúa OM 5451 của Việt Nam

Lợi thế độc quyền xuất khẩu gạo thơm nhẹ của Việt Nam có thể bị mất vào tay Thái Lan

Hơn một tháng nay, các thương nhân Thái Lan chào bán ra thị trường các chủng loại gạo được cho là lợi thế độc quyền của Việt Nam như DT 8, OM 5451 và Jasmines 85. Điều này dẫn đến cạnh tranh phân khúc gạo thơm nhẹ giữa Thái Lan và Việt Nam càng trở nên gay gắt, nguy cơ mất thị trường vào tay doanh nghiệp Thái Lan đang hiện hữu.

Giá gạo tại thị trường nội địa Trung Quốc đang rẻ hơn giá gạo xuất khẩu của Việt Nam Giải pháp ngăn tối đa thất thoát sau thu hoạch lúa gạo
Giải pháp thu hút nguồn vốn cho chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam

Giải pháp thu hút nguồn vốn cho chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam

Việc chuyển đổi năng lượng để giảm phát thải nhà kính trong sản xuất nếu thực hiện chậm sẽ có thể ảnh hưởng đến mục tiêu thu hút FDI vào Việt Nam khi tiêu chuẩn sản xuất toàn cầu ngày càng được gia tăng.

Nguyên nhân phía sau làn sóng hạ giá bán ô tô điện trên quy mô toàn cầu Giá điện tăng thêm 4,5%, lợi nhuận nhóm thép, xi măng có thể giảm hơn 20%
Ảnh minh họa

HoREA: Các ngân hàng không hạ chuẩn nhưng nên “nới một chút” điều kiện vay vốn bất động sản

HoREA cho rằng rất cần thiết phải đổi mới cách hiểu và vận dụng thực hiện của các ngân hàng thương mại theo hướng không hạ chuẩn nhưng cần nới một chút các điều kiện vay vốn để hỗ trợ, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư dự án bất động sản, nhà ở thương mại, người mua nhà, nhà đầu tư được tiếp cận tín dụng thuận lợi hơn trong tình hình thị trường bất động sản vẫn còn đang rất khó khăn hiện nay.

Hàng chục doanh nghiệp bất động sản bị Bình Định nhắc tên vì nợ thuế
Sau hơn 20 năm, giá cà phê xuất khẩu đã tăng 10 lần, sản lượng cà phê niên vụ mới tiếp tục giảm

Sau hơn 20 năm, giá cà phê xuất khẩu đã tăng 10 lần, sản lượng cà phê niên vụ mới tiếp tục giảm

Giá bán cà phê của người nông dân đã tăng 20 lần so với năm 2001, trong khi giá cà phê xuất khẩu đã tăng hơn 10 lần. Hiện, cây cà phê đang bị cạnh tranh bởi ba loại cây là tiêu, bơ và sầu riêng, nhưng đối tượng cạnh tranh chính là sầu riêng.

Xuất khẩu cà phê niên vụ 2022-2023 đạt mức cao kỷ lục, đạt 4,08 tỷ USD Nhu cầu tăng đẩy giá cà phê xuất khẩu tăng gần 10%
Xuất khẩu hồ tiêu năm 2023 sẽ đạt 250 ngàn tấn

Xuất khẩu hồ tiêu năm 2023 sẽ đạt 250.000 tấn, tồn kho chuyển sang 2024 đạt mức thấp nhất trong nhiều năm

Việt Nam đã xuất khẩu hết sản lượng hạt tiêu thu hoạch trong năm 2023, một phần xuất khẩu được lấy đi từ lượng nhập khẩu cũng như tồn kho từ năm trước, nên lượng tồn kho 2023 chuyển sang 2024 sẽ thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây, trong khi đó, sản lượng tiêu năm 2024 được cho là thấp hơn năm 2023.

Nông dân sẽ lợi hơn nếu khách ngoại chưa mua, chờ Việt Nam vào vụ thu hoạch tiêu Nguồn cung nội địa cạn kiệt kéo giảm lượng tiêu xuất khẩu trong các tháng cuối năm
Hội nghị “Tổng kết niên vụ cà phê 2022-2023, và phương hướng nhiệm vụ 2023-2024”

Xuất khẩu cà phê niên vụ 2022-2023 đạt mức cao kỷ lục, đạt 4,08 tỷ USD

Kết thúc niên vụ 2022-2023, xuất khẩu cà phê đạt 1,66 triệu tấn, giảm 4,5% so với niên vụ 2021-2022, nhưng kim ngạch đạt 4,08 tỷ USD, tăng 3,4% nhờ giá bán tăng cao. Đây là mức kim ngạch cao nhất trong các niên vụ từ trước đến nay.

Nhu cầu tăng đẩy giá cà phê xuất khẩu tăng gần 10% Nâng cao vai trò của phụ nữ trong toàn chuỗi cung ứng nông sản
Tọa đàm và hội nghị Tri ân khách hàng do TCSG tổ chức tại tỉnh Bình Dương

Hệ thống logistics của Tân Cảng Sài Gòn là điểm cộng thu hút đầu tư vào tỉnh Bình Dương

Bên cạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, … của tỉnh Bình Dương thì hệ thống logistics của Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn (TCSG) chính là điểm cộng góp phần thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước về với tỉnh này.

Tân Cảng Sài Gòn “bắt tay” cảng Phnompenh phát triển logistics tuyến Việt Nam – Campuchia Logistics sẽ trở thành “gà đẻ trứng vàng” cho các chủ đầu tư có tầm nhìn và tiềm lực kinh tế mạnh
Các diễn giả chia sẻ tại hội thảo

“Dư địa giảm lãi suất không còn, giữ mức hiện nay trong năm 2024 đã là tích cực”

Theo chuyên gia, nhà điều hành muốn duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế nhưng hoàn toàn có thể đảo chiều khi chịu áp lực hai yếu tố là tỷ giá và lạm phát.

MSVN: FDI và đầu tư công cùng hướng mốc 20 tỷ USD nhưng đầu tư tư nhân vẫn "im ắng" VDSC: “Trợ lực nhóm cổ phiếu VIC giải tỏa tâm lý tiêu cực trên thị trường”
MSVN: FDI và đầu tư công cùng hướng mốc 20 tỷ USD nhưng đầu tư tư nhân vẫn "im ắng"

MSVN: FDI và đầu tư công cùng hướng mốc 20 tỷ USD nhưng đầu tư tư nhân vẫn "im ắng"

Vốn FDI thực hiện trong 10 tháng đầu năm 2023 đạt 18 tỷ USD, mức cao nhất trong 5 năm; đầu tư công đạt 19 tỷ USD. Nhưng đầu tư khu vực tư nhân vẫn trầm lắng, tăng 2,3% trong 9 tháng đầu năm và chỉ bằng 1/6 tốc độ tăng trưởng của năm ngoái.

Sầu riêng giúp kim ngạch xuất khẩu rau quả sẽ cán đích trước 2 năm so với mục tiêu Tốc độ tăng GDP 2023 không đạt, Thủ tướng lý giải nguyên nhân và giải pháp
Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng tươi sang thị trường Trung Quốc đạt xấp xỉ 2,5 tỷ USD

Sầu riêng giúp kim ngạch xuất khẩu rau quả sẽ cán đích trước 2 năm so với mục tiêu

Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2023 là 4 tỷ USD, năm 2024 đạt 4,5 tỷ USD và năm 2025 đạt 5 tỷ USD. Tháng 10/2023, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt khoảng 650-700 triệu USD, luỹ kế 10 tháng đạt 4,9 tỷ USD. Dự báo, năm 2023, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt từ 5,5-5,8 tỷ USD.

Sầu riêng Việt Nam "đắt hàng", vì sao? Giá dầu sụt mạnh sau thông tin kinh tế mới từ Trung Quốc
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Việt Nam trở lại danh sách giám sát về ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước nói gì?

Ngân hàng Nhà nước khẳng định, trong thời gian qua, tại các cuộc làm việc song phương với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đánh giá cao công tác điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá của Việt Nam.

Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách giám sát ngoại hối Việt Nam có quy mô kinh tế số tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á