Nhu cầu mua sắm tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán đẩy CPI tháng 2/2024 tăng 3,98% so với cùng kỳ

Tháng 2/2024 là tháng có Tết Nguyên đán Giáp Thìn nên nhu cầu mua sắm hàng hóa và dịch vụ của người dân tăng cao; thêm vào đó, giá gạo, giá xăng dầu, giá gas cũng tăng, kéo CPI tháng 2/2024 tăng 1,04% so với tháng trước.

Nhu cầu mua sắm tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán đẩy CPI tháng 2/2024 tăng 3,98% so với cùng kỳ

Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, tháng 2/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,04% so với tháng trước; tăng 1,35% so với tháng 12/2023 và tăng 3,98% so với cùng kỳ năm 2023. Bình quân 2 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 3,67% so với cùng kỳ năm trước.

Trong mức tăng 1,04% của CPI tháng 2/2024 so với tháng trước có 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 2 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.

Cụ thể, trong 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, nhóm giao thông tăng cao nhất với 3,09% (làm CPI chung tăng 0,3 điểm phần trăm). Trong đó: Chỉ số giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 15,48% do nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán; chỉ số giá xăng tăng 5,82%, chỉ số giá dầu diezen tăng 5,51% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng dầu trong nước; dịch vụ rửa xe, bơm xe tăng 2,47%; dịch vụ trông giữ xe tăng 1,86%; dịch vụ bảo dưỡng phương tiện đi lại tăng 0,52%; giá lốp, săm xe máy tăng 0,21%; phụ tùng khác của xe máy tăng 0,15%.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống cũng tăng 1,71% (tác động làm CPI chung tăng 0,57 điểm phần trăm), trong đó lương thực tăng 1,75% (tác động làm CPI chung tăng 0,06 điểm phần trăm); thực phẩm tăng 1,98% (tác động làm CPI chung tăng 0,42 điểm phần trăm); ăn uống ngoài gia đình tăng 1,04% (tác động làm CPI chung tăng 0,09 điểm phần trăm).

Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,8% do nhu cầu tiêu dùng và sử dụng làm quà biếu tặng tăng vào dịp Tết Nguyên đán khiến giá rượu bia tăng 1,17%; thuốc hút tăng 0,56%; đồ uống không cồn tăng 0,33%.

Quảng cáo

Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,79% do nhu cầu mua sắm, du xuân dịp Tết Nguyên đán tăng (tác động làm CPI chung tăng 0,04 điểm phần trăm), tập trung chủ yếu ở những nhóm mặt hàng sau: Giá nhóm hoa, cây cảnh, vật cảnh tăng 4,19%; dịch vụ giải trí tăng 1,09% (trong đó, giá vé xem phim, ca nhạc tăng 15,41%); du lịch trọn gói tăng 1,67% (du lịch trong nước tăng 1,68%; du lịch ngoài nước tăng 1,63%); khách sạn, nhà khách tăng 0,99%.

Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,78%, chủ yếu tăng giá ở một số nhóm mặt hàng: Dịch vụ cắt tóc, gội đầu tăng 2,88%; nhóm đồ trang sức tăng 2,61%; dịch vụ chăm sóc cá nhân tăng 1,92%. Vào mùa cưới hỏi nên giá các vật dụng, dịch vụ về cưới hỏi tăng 0,25%. Bên cạnh đó, nhu cầu đồ thờ cúng trong dịp lễ, tết tăng nên giá các mặt hàng này tăng 0,62% so với tháng trước.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,43% (tác động làm CPI chung tăng 0,08 điểm phần trăm).

Tương tự, nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép; nhóm thuốc và dịch vụ y tế cũng tăng lần lượt là 0,26%, 0,16% và 0,02%.

image-cuocsongkinhdoanh-vn-cpi-4429-83-4365.png

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Ở chiều ngược lại, 2 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm: Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,17% do các doanh nghiệp thực hiện chương trình khuyến mại giảm giá đối với một số loại điện thoại di động mẫu mã cũ.

Nhóm giáo dục giảm 0,42% so với tháng trước (tác động làm CPI chung giảm 0,03 điểm phần trăm), trong đó dịch vụ giáo dục giảm 0,48% . Nguyên nhân chủ yếu do ngày 31/12/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 97/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ, trong đó yêu cầu giữ ổn định mức thu học phí từ năm học 2023-2024 bằng mức thu học phí của năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập, theo đó, một số địa phương đã điều chỉnh giảm mức học phí sau khi đã thu theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.

Cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tháng 2/2024, lạm phát cơ bản tăng 0,49% so với tháng trước và tăng 2,96% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 2 tháng đầu năm, lạm phát cơ bản tăng 2,84% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,67%) chủ yếu do giá lương thực, xăng dầu, giá dịch vụ y tế và giá dịch vụ giáo dục là yếu tố tác động tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Lực mua mạnh kéo thị trường hàng hoá bật tăng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), lực mua mạnh mẽ đã quay trở lại thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong phiên giao dịch đầu tuần (ngày 9/9). Hầu hết các mặt hàng đều lấy lại sắc xanh tích cực.

Cổ phiếu Novaland “thăng hoa”, thanh khoản tăng đột biến CPI tháng 8 ổn định, duy nhất một nhóm hàng hóa ghi nhận giảm so với tháng trước

Tuần này, 2 ngân hàng tăng mạnh lãi suất, một ngân hàng bất ngờ giảm sâu

OceanBank và Dong A Bank ghi nhận điều chỉnh lãi suất tiết kiệm theo chiều hướng tăng mạnh. Ở chiều ngược lại, ngân hàng ABBank giảm lãi suất và không còn nằm trong danh sách các nhà băng niêm yết lãi suất trên 6%/năm.

Thêm ngân hàng ngược chiều, giảm lãi suất tiết kiệm từ hôm nay 14/8 Lãi suất huy động tăng liên tục, có 100 triệu gửi ngân hàng lúc này, 1 năm sau lãi bao nhiêu?

CPI tháng 8 ổn định, duy nhất một nhóm hàng hóa ghi nhận giảm so với tháng trước

Theo tổng cục Thống kê, trong tháng 8, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng giảm đan xen, trong đó giá lương thực, thực phẩm, giá nhà ở thuê tăng so với tháng 7/2024, giá xăng dầu trong nước giảm theo giá thế giới.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2024 tăng 0,17% Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2024 tăng 0,48%

Xuất hiện nhóm đầu tư âm thầm “gom hàng”, chờ bảng giá đất điều chỉnh

“Nếu có tiền mua gom lúc này, chờ thời gian nữa bảng giá đất điều chỉnh ban hành, thị trường hồi phục, giá đất sẽ bật tăng trở lại…”, một nhà đầu tư bất động sản lâu năm tại Tp.HCM phân tích.

Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM nói gì về bảng giá đất mới sắp áp dụng Bộ Tài chính: Bảng giá đất hiện tại được tiếp tục áp dụng đến hết 2025

Những sự kiện tài chính thế giới đáng chú ý trong tuần 2-6/9/2024

Số liệu việc làm của Mỹ nổi bật trong số những chương trình nghị sự khi các thị trường chuẩn bị cho một tháng 9 đầy biến động: Pháp đang tìm cách vượt qua giai đoạn hỗn loạn về chính trị, Đức chuẩn bị cho các cuộc thăm dò dư luận trước bầu cử, các nhà

Công bố 10 sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2023 KAFI, FTS, MBS, VND có thể đối mặt với rủi ro tái cấp vốn khi các sự kiện tiêu cực xảy ra

Đề xuất mở rộng các tỷ lệ hạn chế đầu tư của quỹ đại chúng

Bộ Tài chính đề xuất mở rộng hạn chế đầu tư từ 10% lên 15% đối với đầu tư vào chứng khoán của một tổ chức phát hành; từ 30% lên 35% đối với đầu tư vào các công ty trong cùng một nhóm công ty có quan hệ sở hữu với nhau

Thị trường "nhiễu" do cơ cấu ETF, dòng tiền tiếp tục ưu ái Midcap và Penny Cổ phiếu FTS được lọt vào rổ danh mục ETF của VanEck, ước tính được mua thêm 3,2 triệu cổ phiếu

Trung Quốc được dự đoán sẽ 'gom' vàng trở lại, khiến giá vàng tiếp tục phá đỉnh

Kitco News dẫn lời các chuyên gia trong ngành cho biết, nhu cầu vàng của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng lên trong những tháng tới, trong bối cảnh mối lo ngại về diễn biến của nền kinh tế và đồng nội tệ rớt giá.

Ngoài nỗ lực phi đô la hoá của nhiều quốc gia, một nỗi lo ngại 'sâu sắc' đang đẩy giá vàng tăng cao kỷ lục Vàng nhẫn tăng giá, đạt mức cao nhất từ trước đến nay

Đất nền phân lô phía Nam có “đổi chiều” vào cuối năm, đây là dự báo bất ngờ của chuyên gia trong ngành

Thị trường đất nền sẽ chỉ khởi sắc ở những khu vực gần trung tâm các đô thị hoặc vùng ven các đô thị. Còn những đất nền có vị trí vùng sâu, vùng xa sẽ khó hồi phục hay tạo sốt như những năm trước đây.

Giá bất động sản có thời điểm vượt xa giá trị thực và khả năng chi trả của người dân Đề xuất mức phạt tối đa đến 1 tỷ đồng với vi phạm trong kinh doanh bất động sản