Surimi và bột cá sẽ sớm gia nhập "câu lạc bộ" tỷ đô

Trong khi xuất khẩu thủy sản gặp nhiều khó khăn thì sản xuất, xuất khẩu surimi (bột cá xay làm thực phẩm cho người) và bột cá đang phát triển mạnh và được dự báo sẽ sớm gia nhập vào câu lạc bộ xuất khẩu tỷ đô trong tương lai gần.

Hội nghị ngành Surimi và Bột cá - Thành lập câu lạc bộ doanh nghiệp Surimi và Bột cá VASEP
Hội nghị ngành Surimi và Bột cá - Thành lập câu lạc bộ doanh nghiệp Surimi và Bột cá VASEP

Thu về từ 300 – 420 triệu USD surimi xuất khẩu mỗi năm

Surimi được đánh giá là sản phẩm thủy sản phổ biến, được sử dụng như một thành phần quan trọng trong một số món ăn, đặc biệt là trong ẩm thực châu Á. Ngoài ra, người tiêu dùng ưa chuộng surimi vì giá trị dinh dưỡng cao, thời hạn sử dụng phù hợp.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, surimi và bột cá là nhóm ngành đặc trưng và tiêu biểu tạo nên chuỗi kinh tế tuần hoàn của thủy sản. Nhóm ngành này không chỉ tạo công ăn việc làm cho nông, ngư dân và người dân tại các địa phương, mà còn đóng góp đáng kể cho kinh tế thủy sản của đất nước và chăn nuôi nói chung.

Trong 5 năm qua, mỗi năm Việt Nam thu về 300 – 420 triệu USD từ sản phẩm surimi xuất khẩu, bao gồm cả surimi cá biển và surimi cá tra, chiếm 4%-5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Trong số hàng trăm sản phẩm thủy sản đông lạnh, chế biến, tươi, sống, khô… surimi là một phân khúc có dư địa và tiềm năng phát triển vì đặc thù phù hợp của nghề cá trong nước và xu hướng gia tăng tiêu thụ của thị trường thế giới.

“Sản xuất, xuất khẩu surimi đang và sẽ phát triển mạnh vì được đánh giá là sản phẩm thủy sản phổ biến nhờ hiệu quả về mặt chi phí, được sử dụng như một thành phần quan trọng trong một số món ăn, đặc biệt là trong ẩm thực châu Á. Ngoài ra, người tiêu dùng ưa chuộng surimi vì giá trị dinh dưỡng cao, thời hạn sử dụng phù hợp”, ông Hòe nói.

Việt Nam hiện có hơn 100 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu các mặt hàng chả cá và surimi. Theo ý kiến của các doanh nghiệp và địa phương, vấn đề lớn nhất của ngành chế biến surimi và bột cá là quy trình bảo quản cá đánh bắt, nước thải môi trường và nguồn nhân công tay nghề cao. Nếu giải quyết được những vấn đề này thì ngành surimi và bột cá sẽ sớm gia nhập vào câu lạc bộ tỷ USD trong tương lai gần.

Quảng cáo

Kim ngạch xuất khẩu khẩu bột cá đạt 120 - 130 triệu USD năm 2023

Bên cạnh tăng trưởng sản phẩm surimi thì ngành bột cá cũng đang tăng đáng kể, mấy năm gần đây hoạt động nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam và thế giới ngày càng tăng về diện tích nuôi lẫn sản lượng nên nhu cầu về thức ăn thủy sản tăng nhanh. Dự kiến xu hướng này sẽ còn tiếp tục tăng trong vài năm tới vì bột cá là một trong những nguồn nguyên liệu chính để sản xuất thức ăn chăn nuôi nói chung và thủy sản nói riêng.

Việt Nam sản xuất 530- 540 nghìn tấn bột cá/năm, trong đó xuất khẩu 200-280 nghìn tấn, bao gồm cả bột cá sản xuất từ cá biển và bột cá sản xuất từ phụ phẩm cá tra. Việt Nam cũng đồng thời nhập khẩu 130-140 nghìn tấn/năm bột cá có hàm lượng protein cao. Trong 10 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu 108 triệu USD bột cá các loại và nhập khẩu khoảng 89 triệu USD. Ước tính năm nay kim ngạch xuất khẩu bột cá của Việt Nam 120 - 130 triệu USD và nhập khẩu khoảng 100 – 110 triệu USD.

Có thể nói, surimi và bột cá đang trở thành nhóm ngành có vị trí quan trọng của thủy sản Việt Nam, dư địa phát triển còn lớn nhưng cũng ngày càng có nhiều các yêu cầu đặc thù liên quan đến môi trường, kiểm soát IUU, chứng nhận bền vững để duy trì vị trí quan trọng trong kinh tế tuần hoàn của ngành thủy sản.

Tại “Hội nghị ngành Surimi và Bột cá - Thành lập câu lạc bộ doanh nghiệp Surimi và Bột cá VASEP”, do VASEP tổ chức mới đây, bà Nguyễn Thị Thu Sắc cho biết, cơ hội sản xuất xuất khẩu surimi và bột cá của Việt Nam còn rất tiềm năng, vì vậy khi Câu lạc bộ Surimi và Bột cá đi vào hoạt động không chỉ thể hiện sự đóng góp của 2 nhóm hàng này vào toàn ngành kinh tế thủy sản Việt Nam, mà còn thể hiện sự đóng góp chia sẻ và tuân thủ về kinh tế tuần hoàn và IUU của EU.

Ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, với lợi thế khai thác thủy sản tại 28 tỉnh ven biển và nuôi trồng thủy sản là lợi thế của Việt Nam trong thời gian tới, nhu cầu surimi và bột cá trên thị trường ngày càng phát triển và lĩnh vực này Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển. Bột cá của Việt Nam rất tốt nhưng tại sao lại đi nhập khẩu bột cá từ nước ngoài, đây là vấn đề khiến Cục Thủy sản trăn trở.

tran-dinh-luan-5307-7351.jpg
Ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản

“Có phải do chúng ta chưa áp dụng công nghệ tiên tiến nên lợi thế ngành hàng chưa phát huy? Bên cạnh đó, để thủy sản Việt Nam có thể đi vào thị trường thế giới dễ dàng vấn đề “nhãn xanh” cũng phải hết sức chú trọng. Cục Thủy sản sẽ cùng đồng hành với VASEP để đưa ngành hàng thủy sản phát triển bền vững và đi theo nền kinh tế tuần hoàn”, ông Luân nói.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Top 10 nền kinh tế đứng đầu về dự trữ ngoại hối quốc tế

Ngày 20/12/2024, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) công bố báo cáo cập nhật về tình hình dự trữ ngoại hối quốc tế tính đến cuối quý III/2024. Theo đó, top 10 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự trữ ngoại hối quốc tế lớn nhất thế giới bao gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Th

S&P 500 khép lại tuần tốt nhất năm, nhà đầu tư hoan nghênh dữ liệu kinh tế tích cực Trung Quốc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng do tăng trưởng kinh tế suy giảm

Tổng kim ngạch XNK năm 2024 đạt kỷ lục mới, chạm mốc gần 800 tỷ USD

Theo Bộ Công thương, năm 2024, xuất nhập khẩu là điểm sáng nổi bật và là một trong những động lực chính của tăng trưởng kinh tế với tổng kim ngạch cả năm đạt kỷ lục mới (gần 800 tỷ USD), tăng 15% so với năm trước và vượt 2,5 lần kế hoạch được giao.

Nghị định thư sầu riêng đông lạnh được phê duyệt sẽ thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc tăng lên Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh được ký, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng sẽ tăng thêm 300 triệu USD

Chuyên gia: 80% khả năng chứng khoán Việt Nam tăng điểm trước Tết Nguyên đán

Dù chỉ mới hồi phục được đôi chút sau khi đã giảm điểm khá mạnh trong tuần trước, song chuyên gia cho rằng tâm lý nhà đầu tư có thể tích cực hơn kể từ thời điểm này.

Ba ngân hàng lớn nhất trên sàn chứng khoán chuẩn bị trả cổ tức Số lượng tài khoản chứng khoán mở mới xuống thấp nhất 5 tháng

Vỡ mộng làm giàu, người mua vàng lỗ nặng sau 1 tuần chao đảo: Giá vàng tăng là viễn cảnh cuối 2025?

Theo các chuyên gia phân tích, khối lượng giao dịch giảm mạnh có thể khiến thị trường vàng đối mặt với những biến động lớn. Giá vàng sẽ chạm mốc 3.000 USD/ounce nhưng ở bối cảnh khác.

Giá vàng SJC, giá vàng nhẫn hôm nay 18/12: Xuất hiện diễn biến mới Giá vàng giảm đột ngột sau thông tin về lãi suất của Fed

Vàng có giữ được ánh hào quang trong năm 2025 hay không?

Vàng đã lập một loạt kỷ lục trong năm 2024, quá trình này giúp tăng gấp đôi giá trị của một cổ phiếu trong FTSE 250. Sắp khép lại một năm, giờ là lúc tập trung dự báo triển vọng thị trường vàng trong năm tới sẽ ra sao?

Giá vàng SJC, giá vàng nhẫn hôm nay 18/12: Xuất hiện diễn biến mới Giá vàng giảm đột ngột sau thông tin về lãi suất của Fed

Vì sao 2024 trở thành một năm đáng nhớ?

Năm 2024, nền kinh tế toàn cầu đã thể hiện khả năng phục hồi, dẫn đầu là các thị trường mới nổi. Thương mại toàn cầu hồi phục, lạm phát bắt đầu giảm và các ngân hàng trung ương bắt đầu thu hẹp bảng cân đối kế toán của mình. Kinh tế năm 2024 đã đi đúng kỳ

HSBC nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024 lên 6,5% S&P 500 khép lại tuần tốt nhất năm, nhà đầu tư hoan nghênh dữ liệu kinh tế tích cực

Bảng giá đất điều chỉnh của Hà Nội cao nhất lên gần 700 triệu đồng/m2

Theo quyết định mới, bảng giá đất hiện hành sẽ được điều chỉnh và tiếp tục có hiệu lực đến ngày 31/12/2025. Sau điều chỉnh, giá đất cao nhất của thành phố Hà Nội thuộc về quận Hoàn Kiếm lên tới gần 700 triệu đồng/m2.

Bảng giá đất mới tác động ra sao với doanh nghiệp bất động sản? Huyện vùng ven Hà Nội thông báo tổ chức đấu giá đất trở lại sau vụ được trả tới 100 triệu đồng/m2