Tân Cảng Sài Gòn “bắt tay” cảng Phnompenh phát triển logistics tuyến Việt Nam – Campuchia

Trong khuôn khổ Hội chợ triển lãm sản phẩm Kinh tế - Quốc phòng Việt Nam - Campuchia 2023 (VIDEX 2023)” do Bộ Quốc phòng Việt Nam phối hợp Bộ Công Thương Việt Nam, đã diễn ra hội thảo chuyên đề “Tăng cường kết nối phát triển tuyến dịch vụ logistics Việt Nam - Campuchia”.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Lễ ký biên bản ghi nhớ giữa Tân Cảng Sài Gòn với cảng Phnompenh.
Lễ ký biên bản ghi nhớ giữa Tân Cảng Sài Gòn với cảng Phnompenh.

Tham dự hội thảo có ông Nguyễn Huy Tăng, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Vương quốc Campuchia, đại diện Bộ Thương mại, Bộ Quốc phòng, Cục đường thủy nội địa Campuchia và hơn 400 doanh nghiệp xuất nhập khẩu và logistics Campuchia, Việt Nam.

Phát triển logistics Việt Nam - Campuchia còn nhiều dư địa

Campuchia nằm ở vị trí “vàng” trong khu vực tiểu vùng sông Mekong, là điểm hội tụ trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, kết nối Việt Nam cùng các quốc gia trong khu vực. Nhờ vị trí chiến lược trong khu vực Đông dương và Đông Nam Á nên Campuchia ngày càng thu hút các nhà đầu tư FDI. Tổng vốn FDI vào Campuchia năm 2021 là 3.48 tỷ USD và năm 2022 là 3.58 tỷ USD.

Việt Nam với lợi thế có chung đường biên giới dài hơn 1.130km, thương mại song phương giữa Việt Nam và Campuchia liên tục tăng trưởng, giúp logistics giữa hai nước luôn được thúc đẩy và không ngừng phát triển, liên kết ngày càng sâu rộng hơn trong thời gian vừa qua.

Thương mại song phương Việt Nam-Campuchia giai đoạn 2015-2022 tăng bình quân 18,5%/ năm, đặc biệt, kim ngạch thương mại năm 2021 tăng trưởng mạnh mẽ 79% so với cùng kỳ năm 2020, mặc dù chịu nhiều tác động từ đại dịch COVID-19.

Hiện Việt Nam là đối tác thương mại lớn và quan trọng tại Campuchia, giúp hàng hóa Campuchia dễ dàng tiếp cận các khu vực cảng biển trọng điểm, xuất khẩu thuận lợi đến các nước trên thế giới.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Bùi Văn Quỳ, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn (TCSG) nhìn nhận, tiềm năng phát triển logistics Việt Nam - Campuchia vẫn còn rất lớn, có khả năng tăng cường kết nối để tạo ra một hệ thống logistics hiệu quả và liền mạch hơn, đồng thời mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và nền kinh tế ở cả hai phía biên giới.

Ông Bùi Văn Quỳ, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn.

Ông Bùi Văn Quỳ, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn.

Việt Nam và Campuchia vẫn còn nhiều dư địa để tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong những lĩnh vực khác nhau như sản xuất hàng tiêu dùng, năng lượng, điện lực, khai thác khoáng sản, chế biến nông lâm, thủy sản.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi và tiềm năng, vẫn còn rất nhiều khó khăn cần có sự chung tay tháo gỡ của không chỉ cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương mà còn sự chung tay của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia nhất là các quy định liên quan đến thủ tục Hải quan cho hàng quá cảnh và các loại phí.

Những kiến nghị, giải pháp đề xuất của các chuyên gia logistics trong hội thảo sẽ góp tăng cường kết nối, phát triển mạnh mẽ dịch vụ logistics tuyến Việt Nam – Campuchia, góp phần đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa thông suốt và hiệu quả.

Tối ưu hóa chi phí cho hàng hóa xuất nhập khẩu của Campuchia

Trong chiến lược của TCSG, hoạt động logistics tuyến Việt Nam – Campuchia, mở rộng và phát triển thị trường ở Campuchia cũng như các nước trong khu vực được ví như “mạch máu” của công ty.

Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan Việt Nam năm 2022, sản lượng hàng quá cảnh bằng đường thuỷ “giải pháp vận tải xanh” kết nối Việt Nam – Campuchia qua sông Mekong là hơn 394,000 Teu; trong đó, TCSG chiếm thị phần vận tải bằng đường thuỷ là 56% đối với hàng nhập khẩu và 49% hàng xuất khẩu.

Hiện TCSG đang sở hữu cụm 03 cảng: Cảng Tân cảng – Cái Mép; Cảng Quốc tế Tân Cảng – Cái Mép và Cảng Tân cảng – Cái Mép Thị Vải tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Cảng Tân cảng Cát Lái tại TP. Hồ Chí Minh có vai trò là cảng trung chuyển và quá cảnh, là “cầu nối” quan trọng cho hàng hóa của Campuchia kết nối với thế giới.

“TCSG sẽ cùng các đối tác hãng tàu, các hiệp hội logistics trong nước và quốc tế cung cấp các dịch vụ tốt nhất với chính sách cạnh tranh cho các khách hàng, giúp các doanh nghiệp ở cả hai nước tiết kiệm tối đa chi phí logistics”, ông Bùi Văn Quỳ nói.

Mặt khác, với dịch vụ vận tải sà lan tuyến HCM/Cái Mép-Phnom Pênh, cung cấp bởi Công ty CP Tân Cảng Cypress và Công ty CP vận tải thủy Tân Cảng, doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia có thể giảm thời gian vận chuyển hàng hóa, tối ưu hóa chi phí logistics.

Cùng với đó, doanh nghiệp tại các khu công nghiệp gần với khu vực mậu biên cửa khẩu Mộc bài và Hoa Lư có thể sử dụng các dịch vụ vận tải bộ của Công ty CP Tân Cảng Tây Ninh. TCSG cũng sẽ sớm xây dựng và đưa vào hoạt động ICD Tân cảng Tây Ninh cách Cảng tại TP. Hồ Chí Minh 70 km và cửa khẩu Mộc bài 2.8km.

“Đây là địa điểm lý tưởng để thực hiện các dịch vụ logistics và giao nhận hàng hóa xuyên biên giới, dịch vụ depot điều phối container rỗng giúp cho các doanh nghiệp tại khu kinh tế gần cửa khẩu của cả 2 nước Việt nam-Campuchia tiết kiệm tối đa chi phí Logistics. Chúng tôi rất quan tâm đến ICD Tân Cảng Tây Ninh và mong đợi ICD này đi vào hoạt động sẽ tạo thuận lợi và giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí, giảm giá thành hàng hóa xuất khẩu”, một doanh nghiệp nói.

“Những giải pháp mà TCSG đã và đang triển khai tại thị trường Campuchia, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và tăng cường liên kết xuất nhập khẩu giữa Việt Nam, Campuchia và các nước trong khu vực”, ông Nguyễn Huy Tăng, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Vương quốc Campuchia thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối vào.

Kết thúc hội thảo, TCSG đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) với cảng Phnompenh (PPAP) đánh dấu bước hợp tác chiến lược giữa hai nhà khai thác cảng hàng đầu của hai nước.

Sự hợp tác giữa TCSG và PPAP sẽ cải thiện hiệu suất và giảm chi phí logistics, góp phần vào sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Campuchia.

Theo Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Ảnh minh họa

Thời tiết nắng nóng làm giảm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm từ sắn cho ngành chế biến thực phẩm

Mặc dù xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tăng mạnh trở lại trong tháng 3/2024, nhưng hiện nay có nhiều nhà máy đã nghỉ hoạt động do nguồn nguyên liệu về không đều. Thời tiết nắng nóng ngay từ đầu tháng 4/2024 khiến nhu cầu sản phẩm từ sắn cho ngành thực phẩm chế biến trực tiếp từ sắn đang giảm dần.

Giá sắn tươi cao, khách mua trả giá bột sắn thấp khiến đầu ra khó khăn
Ảnh minh họa

Việt Nam đang là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Hoa Kỳ

Việt Nam là thị trường cung ứng mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ quan trọng trên thế giới. Điều này thể hiện rõ khi Việt Nam đang là nguồn cung đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Hoa Kỳ. Do năng lực sản xuất và xuất khẩu ngày càng lớn, đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam ngày càng đối mặt nhiều hơn với các vụ việc điều tra, phòng vệ thương mại của thị trường này.

Đồ gỗ Việt Nam chính thức vào sân chơi thiết kế và thương hiệu ngành nội thất toàn cầu
Ảnh minh họa

Xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc giảm mạnh do không được hưởng ưu đãi thuế quan theo VKFTA

Quý đầu năm nay, xuất khẩu tôm tăng 14% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 35% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Kỳ vọng đà tăng trưởng này vẫn duy trì trong quý II/2024 khi tồn kho tại các thị trường giảm, tín hiệu thị trường đã có phần sáng hơn. Tuy nhiên, tại thị trường Hàn Quốc lại có xu hướng ngược lại.

Xuất khẩu tôm chế biến sâu: Hướng đi riêng của ngành Tôm Việt Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Mỹ tăng mạnh, ngành tôm kỳ vọng sớm trở lại đường đua tăng trưởng
Ảnh minh họa

Nguồn cung hạn chế, sản lượng cà phê xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm sẽ giảm

Giá cà phê trong nước ngày 23/4 tăng thêm 1.000 đồng/kg và đang giao dịch quanh mốc 126.000-128.000 đồng/kg, sau khi tăng rất mạnh từ 1.700 – 2.800 đồng lên mức kỷ lục. Tính chung cả tuần vừa qua, giá nội địa đã tăng hơn 10%. Đà tăng của cà phê có thể tiếp diễn trong tuần này, bởi nguồn cung từ Việt Nam đang thấp, trong khi triển vọng vụ mùa tới tiếp tục xấu đi do thời tiết khô hạn.

Doanh nghiệp Việt Nam bán cà phê đầu tiên vào châu Âu với hồ sơ không phá rừng và được đánh giá tốt Giá tăng mạnh doanh nghiệp phải nhập khẩu cà phê từ nước ngoài về cho nhà máy chế biến
Quang cảnh hội thảo

“Chìa khóa” vàng cho cây sầu riêng Tây Nguyên

Cây sầu riêng trên cả nước nói chung và tại tỉnh Đắk Lắk nói riêng có giá trị kinh tế cao so với các loại cây trồng khác, tuy nhiên quy trình canh tác và chăm sóc cũng vô cùng phức tạp. Ngoài quy trình kỹ thuật chuẩn mực thì việc sử dụng phân bón hiệu quả là điều kiện để cây sầu riêng cho sản lượng và chất lượng tốt nhất.

Gần 2.500 nông dân trải nghiệm tại nhà máy sản xuất phân bón Đạm Cà Mau Phân bón Cà Mau: Hành trình tạo dựng một thương hiệu lớn
Chuyển đổi sang năng lượng sạch và tăng trưởng xanh sẽ giúp mang đến thêm nhiều việc làm cho người dân

Chuyển đổi sang năng lượng sạch và tăng trưởng xanh sẽ giúp mang đến thêm nhiều việc làm cho người dân

Chuyển dịch năng lượng là một quá trình lâu dài, đòi hỏi những giải pháp đồng bộ và sự chung tay góp sức của toàn xã hội, thay vì mỗi tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân đơn lẻ, chuyên gia nhận định.

Công ty năng lượng của doanh nhân Nguyễn Hồ Nam báo lỗ hơn 152 tỷ đồng Công ty năng lượng của ông Nguyễn Hồ Nam đạt doanh thu hơn 1.100 tỷ đồng
Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh, Phó Chủ tịch VOCA tại họp báo

Việt Nam – Trung Quốc: Mở rộng hợp tác và phát triển nguồn nguyên liệu mỹ phẩm từ thiên nhiên

Trong bối cảnh ngành mỹ phẩm toàn cầu không ngừng phát triển, sự kiện giao thương ngành làm đẹp giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ là cầu nối quan trọng, hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển cho các doanh nghiệp hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực nguyên liệu mỹ phẩm thiên nhiên.

Đại chiến mỹ phẩm Trung Quốc: Khi các thương hiệu Châu Âu thèm khát thị trường 1,4 tỷ dân
Ảnh minh họa

Liên tục phá bỏ các đỉnh giá, giá hạt tiêu sắp cán mốc 100.000 đồng/kg

Liên tục phá bỏ các đỉnh giá đã xác lập trước đó, giá hạt tiêu trong nước tiếp tục đi lên và sau 4 phiên liên tiếp tăng giá, vào ngày 22/4, tại các khu vực trồng trọng điểm giá hạt tiêu lập đỉnh mới với 96.500 – 98.000 đồng/kg.

Giá hạt tiêu đang tiến về mốc 100.000 đồng/kg, xuất khẩu kỳ vọng ở thị trường Trung Quốc
Tôm sú - ảnh minh họa

Xuất khẩu tôm chế biến sâu: Hướng đi riêng của ngành Tôm Việt

Tỷ trọng tôm chế biến bảo quản xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản, EU đang có xu hướng tăng và trội hơn so với tôm nguyên liệu, cho thấy tôm Việt Nam đang phát huy được thế mạnh của mình và đang có hướng đi đúng.

Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Mỹ tăng mạnh, ngành tôm kỳ vọng sớm trở lại đường đua tăng trưởng Xuất khẩu tôm có nhiều triển vọng tại thị trường Nhật Bản
Ảnh minh họa

Hạn hán nghiêm trọng đe dọa vị trí số 1 về xuất khẩu cà phê Robusta của Việt Nam

Bên cạnh những biến động giá khó lường, ngành cà phê đang chật vật với hạn hán nghiêm trọng tại Tây Nguyên, Hiệp hội cà phê – Ca cao Việt Nam dự báo sản lượng niên vụ 2024 - 2025 sẽ giảm 15%, đặt ngành hàng này trước nguy cơ mất vị trị số 1 về xuất khẩu cà phê Robusta trên toàn cầu.

Doanh nghiệp Việt Nam bán cà phê đầu tiên vào châu Âu với hồ sơ không phá rừng và được đánh giá tốt Giá tăng mạnh doanh nghiệp phải nhập khẩu cà phê từ nước ngoài về cho nhà máy chế biến
Ảnh minh họa

Gạo Việt Nam sẽ chịu sự cạnh tranh gay gắt từ gạo Thái Lan tại thị trường Philippines

Ba tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo Việt Nam sang Philippines đạt hơn 1 triệu tấn, giúp Philippines tiếp tục là nhà nhập khẩu hàng đầu gạo Việt Nam. Song, mới đây Chính phủ Thái Lan cho biết quyết tâm đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang nước này, khiến gạo Việt Nam đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với gạo Thái Lan tại “Xứ sở vạn đảo”.

Bulog mua thêm 300.000 tấn gạo, tín hiệu tích cực cho thị trường trong nước Thương nhân Philippines tranh thủ mua gạo Việt Nam khi vụ Đông Xuân sắp kết thúc
Ảnh minh họa

Doanh nghiệp Việt Nam bán cà phê đầu tiên vào châu Âu với hồ sơ không phá rừng và được đánh giá tốt

Theo Quy định chống phá rừng châu Âu (EUDR), Ủy ban châu Âu (EC) sẽ cấm nhập khẩu những mặt hàng nông sản sản xuất trên đất có nguồn gốc từ phá rừng và gây suy thoái rừng kể từ sau ngày 31/12/2020. Thời hạn để thực thi EUDR đối với doanh nghiệp có quy mô lớn là tháng 12/2024, đối với doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ là tháng 6/2025.

Giá tăng mạnh doanh nghiệp phải nhập khẩu cà phê từ nước ngoài về cho nhà máy chế biến Sau hơn 20 năm, giá cà phê xuất khẩu đã tăng 10 lần, sản lượng cà phê niên vụ mới tiếp tục giảm
Quang cảnh hội nghị

Giá tăng mạnh doanh nghiệp phải nhập khẩu cà phê từ nước ngoài về cho nhà máy chế biến

Trước tình trạng giá cà phê tăng mạnh và tăng liên tục, gây rủi ro cao cho doanh nghiệp thu mua hàng xuất khẩu, ngày 11/4, Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa) tổ chức Hội nghị Mở rộng ngành hàng cà phê lần thứ I, để có những định hướng, giải pháp và đề nghị cụ thể trong 6 tháng cuối năm niên vụ 2023-2024 và những năm tiếp theo.

Sau hơn 20 năm, giá cà phê xuất khẩu đã tăng 10 lần, sản lượng cà phê niên vụ mới tiếp tục giảm Xuất khẩu cà phê niên vụ 2022-2023 đạt mức cao kỷ lục, đạt 4,08 tỷ USD
Ảnh minh họa

Philippines tiếp tục là nhà nhập khẩu hàng đầu gạo Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024

Với khối lượng gạo nhập khẩu hơn 1 triệu tấn trong 3 tháng đầu năm nay, Philippines tiếp tục là nhà nhập khẩu hàng đầu gạo Việt Nam, bỏ xa thị trường lớn thứ hai Indonesia (226.161 tấn) đến hơn 785.000 tấn gạo. Trong khi đó, Trung Quốc lùi lại vị trí thứ tư sau nhiều năm luôn đứng thứ hai sau Philippines.

Căng thẳng biển Đỏ và dư lượng hóa chất làm giảm lượng gạo xuất khẩu đi châu Âu Bulog mua thêm 300.000 tấn gạo, tín hiệu tích cực cho thị trường trong nước
Ảnh minh họa

Nghị định thư sầu riêng đông lạnh được phê duyệt sẽ thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc tăng lên

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I/2024 ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó sầu riêng tiếp tục là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất vào Trung Quốc.

Căng thẳng logistics tạo lợi thế để rau quả Việt Nam tăng xuất khẩu sang Trung Quốc Kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 5,6 tỷ USD trong năm 2023
Ảnh minh họa

Nguồn cung hạt tiêu toàn cầu phụ thuộc vào lượng xuất khẩu của Việt Nam

Giá hạt tiêu tại các nước sản xuất sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao do nhu cầu thế giới tăng cao, trong khi nguồn cung từ các nước sản xuất Indonesia, Brazil, Malaysia, Campuchia không đủ bù đắp cho lượng hạt tiêu xuất khẩu giảm từ Việt Nam.

Xuất khẩu hồ tiêu năm 2023 sẽ đạt 250.000 tấn, tồn kho chuyển sang 2024 đạt mức thấp nhất trong nhiều năm
Ngân sách nhà nước thặng dư 146 nghìn tỷ đồng trong quý I

Ngân sách nhà nước thặng dư 146 nghìn tỷ đồng trong quý I

Theo Bộ Tài chính, trong quý I, cân đối ngân sách nhà nước được đảm bảo khi thu ước đạt 539,5 nghìn tỷ đồng, lũy kế chi đạt 393,5 nghìn tỷ đồng. Cả thu và chi trong quý I đều tăng so với cùng kỳ năm 2023.

Bộ Tài chính bác đề xuất tăng lương hưu 15% vì vượt ngân sách Hòa Phát nộp ngân sách Nhà nước hơn 9.000 tỷ, riêng Dung Quất nộp 5.500 tỷ đồng
Ông Albin Deforges, Đại diện Naturland tại Việt Nam

Ngày càng có nhiều nông dân Việt Nam quan tâm và muốn chuyển sang canh tác nông nghiệp hữu cơ

Ngày nay, số lượng người tiêu dùng chọn thực phẩm hữu cơ càng tăng. Sử dụng sản phẩm hữu cơ không chỉ góp phần ủng hộ sự phát triển những thực phẩm tốt cho sức khỏe, mà góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hữu cơ với sự tôn trọng môi trường, gìn giữ sự đa dạng sinh học.

Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc cảnh giác với website giả mạo, lừa nộp phí
Ảnh minh họa

Trung Quốc tăng nhập khẩu tôm Việt Nam, giảm nhập từ Ecuador

Tháng 2/2024, nhập khẩu tôm từ Việt Nam vào Trung Quốc tăng 22% về khối lượng và tăng 3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023, trong khi nhập khẩu từ Ecuador giảm 24% về khối lượng và giảm 35% về giá trị so với cùng kỳ.

Xuất khẩu thủy sản đặt mục tiêu kim ngạch khiêm tốn với 9 tỷ USD trong năm 2024 Lợi nhuận doanh nghiệp thủy sản kỳ vọng tăng 20-30% năm 2024 khi xuất khẩu phục hồi nửa cuối năm