THỜI CƠ NÂNG HẠNG

2023 là năm đầu tiên sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã lên đến 2,5 tỷ USD. Bên cạnh sầu riêng, còn các mặt hàng nông sản như yến sào, khoai lang, thanh long, nhãn, chôm chôm, chuối, vải… đã xuất khẩu

THỜI CƠ NÂNG HẠNG

NÔNG SẢN VƯƠN LÊN THÀNH ĐIỂM SÁNG

Lạm phát, suy thoái kinh tế tác động tiêu cực đến nhu cầu hàng hoá từ các nước Mỹ, EU, các mặt hàng chủ đạo của Việt Nam xuất khẩu như điện tử, tiêu dùng và may mặc, da giày, đến nội thất, máy móc đều rơi vào tình trạng sụt giảm. Trong khi đó, xuất khẩu nông sản vươn lên trở thành điểm sáng. Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, 11 tháng năm 2023, xuất khẩu gạo đạt 7,64 triệu tấn, tăng 14,5% và trị giá đạt 4,34 tỷ USD, tăng 34,1% so với cùng kỳ năm 2022. Xuất khẩu rau quả đạt 5,19 tỷ USD, tăng tới 70,3% (tương ứng tăng 2,14 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022.

Xuất khẩu sang Trung Quốc đã trở lại mức tăng trưởng khá kể từ quý II/2023, một nửa tăng trưởng đến từ kết quả vượt trội của xuất khẩu nông sản. Cụ thể, Trung Quốc là thị trường lớn nhất về xuất khẩu hàng rau, quả của Việt Nam trong 11 tháng năm 2023, đạt trị giá 3,4 tỷ USD, tăng 149% so với cùng kỳ năm 2022 và chiếm 66% trong tổng trị giá xuất khẩu hàng rau quả của cả nước. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 sau ASEAN của gạo Việt Nam, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Ngân hàng HSBC nhận định, Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu quan trọng đối với mặt hàng gạo và thủy sản của Việt Nam, đồng thời quốc gia này chiếm tỷ trọng chính lên đến 65% thị phần trái cây, rau củ của Việt Nam. Sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại, xuất khẩu trái cây nhiệt đới của Việt Nam đã tăng đáng kể, một phần để hưởng ứng nghị định thư ký kết giữa hai nước trong năm 2022. Hiện nay, 80% thanh long và 90% vải thiều của Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc.

"Xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã vươn lên bất chấp nghịch cảnh đầy thách thức trong năm 2023. Trong thời gian tới, điều quan trọng là Việt Nam phải tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA) và tập trung đưa sản phẩm xuất khẩu đạt các tiêu chuẩn quốc tế để nâng cao hơn nữa tiềm năng thị trường" – HSBC.

“Đặc biệt, niềm yêu thích mới của người tiêu dùng Trung Quốc dành cho sầu riêng đã mang lại lợi ích đáng kể cho hoạt động xuất khẩu sầu riêng ở ASEAN. Việt Nam đã đạt mức xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc cao kỷ lục (tăng 1.400% so với cùng kỳ năm trước) tính đến quý III/2023, kết quả này đảm bảo cho sầu riêng vị trí hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu trái cây của Việt Nam với tỷ trọng lên đến gần 40%”, báo cáo của HSBC cho biết.

Mặc dù vậy, HSBC cho rằng, Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các nước trong khu vực, đặc biệt là Thái Lan, quốc gia thống trị 95% xuất khẩu sầu riêng vào Trung Quốc.

Hiện, mặc dù kim ngạch lên đến 2,5 tỷ USD xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, nhưng xét theo tổng lượng nhập khẩu của thị trường Trung Quốc, thị phần của sầu riêng Việt Nam chỉ chiếm khoảng 5% còn lại là sầu riêng Thái Lan, Malaysia.

sau-rieng-7852-4699.jpeg

Không chỉ sầu riêng, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc cũng trong tình trạng tương tự. Khi Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam nhưng thị phần sắn lát của Việt Nam chỉ chiếm hơn 12% trong tổng kim ngạch nhập khẩu sắn lát của Trung Quốc, thị phần tinh bột sắn chiếm 30%, đều đứng sau Thái Lan.

SỚM CÓ THÊM NHIỀU MẶT HÀNG TỶ USD

Đến hết năm 2023, Việt Nam có 14 mặt hàng nông sản xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, gồm: tổ yến và sản phẩm từ tổ yến, khoai lang, thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, măng cụt, thạch đen, vải, chanh dây và sầu riêng.

Cuối năm 2022, sầu riêng và yến sào là 2 mặt được ký Nghị định thư xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc, thành quả mà sầu riêng mang lại cho xuất khẩu nông sản Việt Nam đã được ghi nhận gần như ngay lập tức từ đầu năm 2023 trong khi, yến sào phải chờ đến tháng 11/2023 vừa qua, những lô yến sào nguyên chất xuất khẩu chính ngạch đầu tiên của CTCP Nước giải phát Yến sào Khánh Hoà (Sanvines Khánh Hoà) mới được xuất khẩu thành công sang Trung Quốc.

yen-sao-xk-3604-1434.jpeg
Sanvinest Khánh Hoà xuất khẩu chính ngạch yến sào sang Trung Quốc (Ảnh Sanvinest Khánh Hoà).

Thị trường tỷ dân Trung Quốc đang là thị trường tiêu thụ yến sào lớn nhất thế giới, Indonesia mỗi năm xuất khẩu được 2-3 tỷ USD yến sào vào Trung Quốc, là thị trường yến sào Việt Nam sẽ phải cạnh tranh rất mạnh.

Quảng cáo

Với sản lượng yến sào Việt Nam hiện đạt khoảng 200 tấn mỗi năm, giá trị thu về chỉ tính riêng việc bán sản phẩm thô đã có thể lên tới hàng trăm triệu USD. Nếu đẩy mạnh việc chế biến các sản phẩm tinh chế, hoạt động xuất khẩu có thể giúp yến sào vào “câu lạc bộ” xuất khẩu tỷ USD.

Năm 2023, thêm mặt hàng vừa được ký Nghị định thư xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc là dưa hấu. Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả dưa hấu tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc được ký kết hôm 13/12/2023, là một bước quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch sản phẩm nông nghiệp truyền thống của Việt Nam và chuẩn hóa các quy định về xuất khẩu nông sản giữa hai nước.

"Nếu được mở cửa sớm từ đầu năm 2024, 3 mặt hàng quan trọng là sầu riêng cấp đông, dừa, bưởi có thể mang về 1 - 1,5 tỷ USD", ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Vinafruit.

Ông Huỳnh Tất Đạt, Cục trưởng Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, ngay sau khi Nghị định thư về dưa hấu có hiệu lực, đòi hỏi từ vùng trồng đến cơ sở đóng gói phải chuẩn hóa, tuân thủ theo quy định và yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Với các sản phẩm trái cây tươi, việc kiểm dịch đối với từng loại cũng khác nhau. Vì vậy, các vùng trồng, doanh nghiệp Việt Nam phải lưu ý để kiểm soát đúng đối tượng kiểm dịch mà phía Trung Quốc quan tâm, tuân thủ đúng yêu cầu của Nghị định thư.

Như vậy, đến hết năm 2023, Việt Nam có 14 mặt hàng nông sản xuất khẩu và có Nghị định thư xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, gồm: tổ yến và sản phẩm từ tổ yến, khoai lang, thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, măng cụt, thạch đen, vải, chanh dây và sầu riêng.

Trong tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tháng 12/2023, phía Trung Quốc cho biết, sẽ mở thị trường cho nhiều loại nông sản của Việt Nam như dừa tươi, sản phẩm trái cây đông lạnh, hoa quả có múi, bơ, na, dược liệu Đông y có nguồn gốc thực vật, sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm…

Các cơ quan chuyên môn của Bộ NN& PTNN đang phối hợp với Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) gấp rút hoàn thiện hồ sơ mở cửa thị trường đối với 6 sản phẩm là trái cây có múi (bưởi, cam, quýt…), dừa, sầu riêng cấp đông, ớt, dược liệu và thủy sản đánh bắt tự nhiên. Khi 6 mặt hàng này khi được xuất khẩu chính ngạch, sẽ tạo dư địa tăng trưởng doanh thu hàng tỷ USD cho ngành nông nghiệp.

Trung Quốc cho biết, sẽ mở thị trường cho nhiều loại nông sản của Việt Nam như dừa tươi, sản phẩm trái cây đông lạnh, hoa quả có múi, bơ, na, dược liệu Đông y có nguồn gốc thực vật, sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm…

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) dự báo, nếu được mở cửa sớm từ đầu năm 2024, 3 mặt hàng quan trọng là sầu riêng cấp đông, dừa, bưởi có thể mang về 1 - 1,5 tỷ USD.

Đại diện doanh nghiệp, ông Trần Văn Đức, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư dừa Bến Tre cho biết, doanh nghiệp đang rất kỳ vọng Việt Nam sẽ đàm phán mở cửa thành công cho quả dừa, đặc biệt là sản phẩm dừa chế biến. “Riêng Bến Tre năm 2022, xuất khẩu dừa đạt 420 triệu USD, trong đó hơn 85% là các sản phẩm chế biến. Nếu mở cửa được cho sản phẩm dừa, xuất khẩu dừa đạt mức tỷ USD nằm trong tầm tay”, ông Đức nói.

bai-tet-xk-tq-a1-8140-5601.png
ty-trong-thi-truong-xk-nong-lam-thuy-san-2592-5601.png

Về phía Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đánh giá, Trung Quốc là một đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam và Trung Quốc chiếm 1/4 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới.

bo-truong-nguyen-hong-dien-6420-6223.jpeg
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tại Hội nghị Thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại các tỉnh biên giới phía Bắc với Trung Quốc. (Ảnh MOIT)

Khẳng định, hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc được củng cố, mở rộng, đi vào chiều sâu trong thời gian qua, song Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên vẫn chỉ ra hàng loạt tồn tại, hạn chế, khi xuất khẩu nông thủy sản của Việt Nam chủ yếu vẫn là tiểu ngạch, số lượng, chất lượng, giá cả đều thiếu ổn định; hạ tầng biên giới còn hạn chế; việc nâng cấp, mở mới các cặp cửa khẩu chưa theo kịp nhu cầu thương mại.

Theo đó, Bộ trưởng đề nghị các địa phương khẩn trương rà soát Quy hoạch lại vùng trồng, vùng nuôi và tổ chức lại sản xuất, chế biến theo Đề án xuất khẩu chính ngạch, thực hiện tốt Đề án Xuất khẩu chính ngạch, đẩy mạnh xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, tăng cường giao thương để doanh nghiệp hai nước có điều kiện tìm hiểu cơ hội hợp tác thương mại đầu tư ở khu vực biên giới.

Để đẩy nhanh xuất khẩu chính ngạch, Bộ trưởng đề nghị Bộ NN&PTNT tăng cường đàm phán với phía Trung Quốc sớm ký kết Nghị định thư về kiểm dịch động thực vật cho nông sản có thế mạnh của Việt Nam, đàm phán cấp mới mã số nhập khẩu hàng nông sản của Việt Nam có thế mạnh.

Theo Theo Ấn phẩm Sức mạnh nội lực Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Thuế đối ứng sẽ làm lãi suất ngân hàng thay đổi như thế nào?

Các chuyên gia cho rằng Ngân hàng Nhà nước vẫn còn dư địa điều hành chính sách tiền tệ. Cụ thể, nhà điều hành sẽ giảm lãi suất, kiểm soát cung tiền để ổn định tỷ giá, lạm phát.

Nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên 16% NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ ra sao trong tháng 1/2025

Cập nhật mới nhất từ Cục Thống kê (Bộ Tài chính) cho thấy, trong tháng 1/2025, Việt Nam xuất sang Mỹ lượng hàng hóa trị giá khoảng 10,49 tỷ USD trong khi nhập khoảng 1,15 tỷ USD.

Kỷ lục mới của kinh tế Việt Nam: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 đạt 786,29 tỷ USD Tổng thống Donald Trump áp thuế 25% đối với tất cả các loại thép, nhôm nhập khẩu

Sắc đỏ bao trùm thị trường hàng hoá sau "cú sốc" thuế quan

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới vừa trải qua một tuần biến động rất mạnh và nhiều bất ngờ. Toàn bộ thị trường năng lượng và kim loại chìm trong sắc đỏ. Chỉ số MXV-Index lao dốc tới hơn 6,5% xuống mức

Mỹ nâng thuế nhập khẩu nhôm, thép từ Canada lên 50%, thị trường hàng hoá tăng mạnh Cổ phiếu GEX tiếp đà “thăng hoa”, VN-Index thoát hiểm phút cuối

Quý I/2025: Tín dụng tăng gấp 2,5 lần cùng kỳ, lãi suất cho vay tiếp tục giảm

Tính đến hết quý I/2025, tăng trưởng tín dụng đạt 3,93% gấp 2,5 lần so với mức 1,42% cùng kỳ năm trước. Lãi suất cho vay tiếp tục giảm 0,4% so với cuối năm 2024 cho thấy nỗ lực của hệ thống ngân hàng trong việc hỗ trợ nền kinh tế

TP. Hồ Chí Minh: Tín dụng năm 2024 tăng 11,34% Nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên 16%

GDP Việt Nam ảnh hưởng ra sao sau quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ?

Mức thuế 46% đối với Việt Nam hay 34% với Trung Quốc giống như một mức trần để các quốc gia bắt đầu đàm phán với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump về các chính sách mà sau đó các mức thuế trần này có thể giảm xuống, chuyên gia SSI cho biết.

Chính phủ yêu cầu tập trung cho mục tiêu GDP 2025 tăng tối thiểu 8% NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp dự báo tăng 15-20% trong năm 2025

Theo FiinRatings dư nợ trái phiếu doanh nghiệp năm 2025 dự báo tăng trong bối cảnh các ngân hàng thương mại sẽ tiếp tục phải đẩy mạnh phát hành tăng vốn cấp 2; nhu cầu và áp lực tái tài trợ, tái cấu trúc vốn tăng cao của nhóm bất động sản, năng lượng...

Nam Long hoàn tất mua lại trước hạn 1.000 tỷ đồng trái phiếu Novaland chuyển đổi trái phiếu 300 triệu USD thành cổ phần với giá cao ngất ngưởng