THỜI CƠ NÂNG HẠNG

2023 là năm đầu tiên sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã lên đến 2,5 tỷ USD. Bên cạnh sầu riêng, còn các mặt hàng nông sản như yến sào, khoai lang, thanh long, nhãn, chôm chôm, chuối, vải… đã xuất khẩu

THỜI CƠ NÂNG HẠNG

NÔNG SẢN VƯƠN LÊN THÀNH ĐIỂM SÁNG

Lạm phát, suy thoái kinh tế tác động tiêu cực đến nhu cầu hàng hoá từ các nước Mỹ, EU, các mặt hàng chủ đạo của Việt Nam xuất khẩu như điện tử, tiêu dùng và may mặc, da giày, đến nội thất, máy móc đều rơi vào tình trạng sụt giảm. Trong khi đó, xuất khẩu nông sản vươn lên trở thành điểm sáng. Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, 11 tháng năm 2023, xuất khẩu gạo đạt 7,64 triệu tấn, tăng 14,5% và trị giá đạt 4,34 tỷ USD, tăng 34,1% so với cùng kỳ năm 2022. Xuất khẩu rau quả đạt 5,19 tỷ USD, tăng tới 70,3% (tương ứng tăng 2,14 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022.

Xuất khẩu sang Trung Quốc đã trở lại mức tăng trưởng khá kể từ quý II/2023, một nửa tăng trưởng đến từ kết quả vượt trội của xuất khẩu nông sản. Cụ thể, Trung Quốc là thị trường lớn nhất về xuất khẩu hàng rau, quả của Việt Nam trong 11 tháng năm 2023, đạt trị giá 3,4 tỷ USD, tăng 149% so với cùng kỳ năm 2022 và chiếm 66% trong tổng trị giá xuất khẩu hàng rau quả của cả nước. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 sau ASEAN của gạo Việt Nam, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Ngân hàng HSBC nhận định, Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu quan trọng đối với mặt hàng gạo và thủy sản của Việt Nam, đồng thời quốc gia này chiếm tỷ trọng chính lên đến 65% thị phần trái cây, rau củ của Việt Nam. Sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại, xuất khẩu trái cây nhiệt đới của Việt Nam đã tăng đáng kể, một phần để hưởng ứng nghị định thư ký kết giữa hai nước trong năm 2022. Hiện nay, 80% thanh long và 90% vải thiều của Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc.

"Xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã vươn lên bất chấp nghịch cảnh đầy thách thức trong năm 2023. Trong thời gian tới, điều quan trọng là Việt Nam phải tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA) và tập trung đưa sản phẩm xuất khẩu đạt các tiêu chuẩn quốc tế để nâng cao hơn nữa tiềm năng thị trường" – HSBC.

“Đặc biệt, niềm yêu thích mới của người tiêu dùng Trung Quốc dành cho sầu riêng đã mang lại lợi ích đáng kể cho hoạt động xuất khẩu sầu riêng ở ASEAN. Việt Nam đã đạt mức xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc cao kỷ lục (tăng 1.400% so với cùng kỳ năm trước) tính đến quý III/2023, kết quả này đảm bảo cho sầu riêng vị trí hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu trái cây của Việt Nam với tỷ trọng lên đến gần 40%”, báo cáo của HSBC cho biết.

Mặc dù vậy, HSBC cho rằng, Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các nước trong khu vực, đặc biệt là Thái Lan, quốc gia thống trị 95% xuất khẩu sầu riêng vào Trung Quốc.

Hiện, mặc dù kim ngạch lên đến 2,5 tỷ USD xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, nhưng xét theo tổng lượng nhập khẩu của thị trường Trung Quốc, thị phần của sầu riêng Việt Nam chỉ chiếm khoảng 5% còn lại là sầu riêng Thái Lan, Malaysia.

sau-rieng-7852-4699.jpeg

Không chỉ sầu riêng, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc cũng trong tình trạng tương tự. Khi Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam nhưng thị phần sắn lát của Việt Nam chỉ chiếm hơn 12% trong tổng kim ngạch nhập khẩu sắn lát của Trung Quốc, thị phần tinh bột sắn chiếm 30%, đều đứng sau Thái Lan.

SỚM CÓ THÊM NHIỀU MẶT HÀNG TỶ USD

Đến hết năm 2023, Việt Nam có 14 mặt hàng nông sản xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, gồm: tổ yến và sản phẩm từ tổ yến, khoai lang, thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, măng cụt, thạch đen, vải, chanh dây và sầu riêng.

Cuối năm 2022, sầu riêng và yến sào là 2 mặt được ký Nghị định thư xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc, thành quả mà sầu riêng mang lại cho xuất khẩu nông sản Việt Nam đã được ghi nhận gần như ngay lập tức từ đầu năm 2023 trong khi, yến sào phải chờ đến tháng 11/2023 vừa qua, những lô yến sào nguyên chất xuất khẩu chính ngạch đầu tiên của CTCP Nước giải phát Yến sào Khánh Hoà (Sanvines Khánh Hoà) mới được xuất khẩu thành công sang Trung Quốc.

yen-sao-xk-3604-1434.jpeg
Sanvinest Khánh Hoà xuất khẩu chính ngạch yến sào sang Trung Quốc (Ảnh Sanvinest Khánh Hoà).

Thị trường tỷ dân Trung Quốc đang là thị trường tiêu thụ yến sào lớn nhất thế giới, Indonesia mỗi năm xuất khẩu được 2-3 tỷ USD yến sào vào Trung Quốc, là thị trường yến sào Việt Nam sẽ phải cạnh tranh rất mạnh.

Quảng cáo

Với sản lượng yến sào Việt Nam hiện đạt khoảng 200 tấn mỗi năm, giá trị thu về chỉ tính riêng việc bán sản phẩm thô đã có thể lên tới hàng trăm triệu USD. Nếu đẩy mạnh việc chế biến các sản phẩm tinh chế, hoạt động xuất khẩu có thể giúp yến sào vào “câu lạc bộ” xuất khẩu tỷ USD.

Năm 2023, thêm mặt hàng vừa được ký Nghị định thư xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc là dưa hấu. Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả dưa hấu tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc được ký kết hôm 13/12/2023, là một bước quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch sản phẩm nông nghiệp truyền thống của Việt Nam và chuẩn hóa các quy định về xuất khẩu nông sản giữa hai nước.

"Nếu được mở cửa sớm từ đầu năm 2024, 3 mặt hàng quan trọng là sầu riêng cấp đông, dừa, bưởi có thể mang về 1 - 1,5 tỷ USD", ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Vinafruit.

Ông Huỳnh Tất Đạt, Cục trưởng Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, ngay sau khi Nghị định thư về dưa hấu có hiệu lực, đòi hỏi từ vùng trồng đến cơ sở đóng gói phải chuẩn hóa, tuân thủ theo quy định và yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Với các sản phẩm trái cây tươi, việc kiểm dịch đối với từng loại cũng khác nhau. Vì vậy, các vùng trồng, doanh nghiệp Việt Nam phải lưu ý để kiểm soát đúng đối tượng kiểm dịch mà phía Trung Quốc quan tâm, tuân thủ đúng yêu cầu của Nghị định thư.

Như vậy, đến hết năm 2023, Việt Nam có 14 mặt hàng nông sản xuất khẩu và có Nghị định thư xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, gồm: tổ yến và sản phẩm từ tổ yến, khoai lang, thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, măng cụt, thạch đen, vải, chanh dây và sầu riêng.

Trong tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tháng 12/2023, phía Trung Quốc cho biết, sẽ mở thị trường cho nhiều loại nông sản của Việt Nam như dừa tươi, sản phẩm trái cây đông lạnh, hoa quả có múi, bơ, na, dược liệu Đông y có nguồn gốc thực vật, sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm…

Các cơ quan chuyên môn của Bộ NN& PTNN đang phối hợp với Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) gấp rút hoàn thiện hồ sơ mở cửa thị trường đối với 6 sản phẩm là trái cây có múi (bưởi, cam, quýt…), dừa, sầu riêng cấp đông, ớt, dược liệu và thủy sản đánh bắt tự nhiên. Khi 6 mặt hàng này khi được xuất khẩu chính ngạch, sẽ tạo dư địa tăng trưởng doanh thu hàng tỷ USD cho ngành nông nghiệp.

Trung Quốc cho biết, sẽ mở thị trường cho nhiều loại nông sản của Việt Nam như dừa tươi, sản phẩm trái cây đông lạnh, hoa quả có múi, bơ, na, dược liệu Đông y có nguồn gốc thực vật, sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm…

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) dự báo, nếu được mở cửa sớm từ đầu năm 2024, 3 mặt hàng quan trọng là sầu riêng cấp đông, dừa, bưởi có thể mang về 1 - 1,5 tỷ USD.

Đại diện doanh nghiệp, ông Trần Văn Đức, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư dừa Bến Tre cho biết, doanh nghiệp đang rất kỳ vọng Việt Nam sẽ đàm phán mở cửa thành công cho quả dừa, đặc biệt là sản phẩm dừa chế biến. “Riêng Bến Tre năm 2022, xuất khẩu dừa đạt 420 triệu USD, trong đó hơn 85% là các sản phẩm chế biến. Nếu mở cửa được cho sản phẩm dừa, xuất khẩu dừa đạt mức tỷ USD nằm trong tầm tay”, ông Đức nói.

bai-tet-xk-tq-a1-8140-5601.png
ty-trong-thi-truong-xk-nong-lam-thuy-san-2592-5601.png

Về phía Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đánh giá, Trung Quốc là một đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam và Trung Quốc chiếm 1/4 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới.

bo-truong-nguyen-hong-dien-6420-6223.jpeg
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tại Hội nghị Thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại các tỉnh biên giới phía Bắc với Trung Quốc. (Ảnh MOIT)

Khẳng định, hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc được củng cố, mở rộng, đi vào chiều sâu trong thời gian qua, song Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên vẫn chỉ ra hàng loạt tồn tại, hạn chế, khi xuất khẩu nông thủy sản của Việt Nam chủ yếu vẫn là tiểu ngạch, số lượng, chất lượng, giá cả đều thiếu ổn định; hạ tầng biên giới còn hạn chế; việc nâng cấp, mở mới các cặp cửa khẩu chưa theo kịp nhu cầu thương mại.

Theo đó, Bộ trưởng đề nghị các địa phương khẩn trương rà soát Quy hoạch lại vùng trồng, vùng nuôi và tổ chức lại sản xuất, chế biến theo Đề án xuất khẩu chính ngạch, thực hiện tốt Đề án Xuất khẩu chính ngạch, đẩy mạnh xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, tăng cường giao thương để doanh nghiệp hai nước có điều kiện tìm hiểu cơ hội hợp tác thương mại đầu tư ở khu vực biên giới.

Để đẩy nhanh xuất khẩu chính ngạch, Bộ trưởng đề nghị Bộ NN&PTNT tăng cường đàm phán với phía Trung Quốc sớm ký kết Nghị định thư về kiểm dịch động thực vật cho nông sản có thế mạnh của Việt Nam, đàm phán cấp mới mã số nhập khẩu hàng nông sản của Việt Nam có thế mạnh.

Theo Theo Ấn phẩm Sức mạnh nội lực Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Áp lực tỷ giá kéo chân thị trường hàng hoá

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc đỏ tiếp tục chiếm ưu thế trong ngày giao dịch hôm qua (24/7). Trong đó, giá của nhiều mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp đồng loạt giảm, dẫn dắt xu hướng suy yếu chung của toàn thị trường. Đóng cửa, chỉ số

Xuất khẩu tại các quốc gia sản xuất chính bùng nổ gây sức ép lên thị trường hàng hoá USD chạm mốc cao nhất 2 tuần, hàng hoá nguyên liệu quay đầu giảm

HSBC nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024 lên 6,5%

Với sự phục hồi đã bắt đầu lan rộng ra ngoài phạm vi thương mại điện tử, HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 lên 6,5% (trước đây: 6%) và giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP năm 2025 ở mức 6,5%.

Chuyên gia HSBC chỉ ra những rủi ro không thể ngó lơ khi lập kế hoạch nghỉ hưu HSBC: Tiềm năng phát triển của ngành xe điện Việt Nam vẫn còn rất lớn

Xuất khẩu nhóm hàng nông sản tăng cao, một mặt hàng duy nhất tăng đến 3 con số

Nửa đầu tháng 7, xuất khẩu nhóm hàng nông sản mang về 898 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hạt tiêu là mặt hàng có mức tăng về giá xuất khẩu cao nhất, tăng 55% so với cùng năm trước, từ 3.686 USD/tấn lên 5.727 USD/tấn. Đây cũng là m

Ngành hồ tiêu kỳ vọng đạt mục tiêu xuất khẩu 1 tỷ USD trong năm nay Xuất khẩu hồ tiêu năm 2023 sẽ đạt 250.000 tấn, tồn kho chuyển sang 2024 đạt mức thấp nhất trong nhiều năm

6 tháng, thu ngân sách nhà nước đạt hơn 1 triệu tỷ đồng, đạt hơn 60% dự toán

Số liệu từ Kho bạc Nhà nước (KBNN), tính đến hết ngày 30/6, lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) trong cân đối đạt 1.027.173 tỷ đồng, bằng 60,39% dự toán năm 2024. So với cùng kỳ năm 2023, tăng 150.972 tỷ đồng về giá trị, tăng 6,33% về tỷ lệ thực hiện.

Thu ngân sách Nhà nước 5 tháng đạt 898,4 nghìn tỷ đồng 5 tháng, thu ngân sách nhà nước tăng gần 15%, kinh tế đang phục hồi tích cực

Kim loại quý đỏ lửa, giá dầu khởi sắc

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa ngày 17/7, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới phân hóa rõ nét. Nhiều mặt hàng nhóm nông sản và năng lượng giá tăng tích cực trong khi nhóm kim loại, nguyên liệu công nghiệp lại suy yếu. Lực bán chi

Thị trường hàng hóa trầm lắng trong ngày nghỉ lễ Quốc khánh Mỹ Sắc đỏ bao trùm thị trường hàng hoá

Triển vọng ngành Ngân hàng nửa cuối năm 2024

Với triển vọng tín dụng tăng tốc khi thị trường bất động sản tiếp đà phục hồi, cùng với đó là mặt bằng lãi suất tiếp tục duy trì mức thấp để hỗ trợ nền kinh tế, giới chuyên môn dự báo hoạt động kinh doanh của ngành Ngân hàng nửa cuối năm 2024 sẽ được cải

Tại sao các Ngân hàng "dồn dập" phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2? Các ngân hàng Singapore sẽ loại bỏ dần xác thực bằng OTP

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm tốc gây áp lực lên giá dầu

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc đỏ chiếm áp đảo trong ngày giao dịch hôm qua (15/7). Trong đó, chỉ số hàng hóa nhóm nông sản giảm mạnh nhất, đóng vai trò dẫn dắt xu hướng toàn thị trường. Thêm vào đó, toàn bộ 5 mặt hàng nhóm năng lượng giá

Sắc đỏ bao trùm thị trường hàng hoá Xuất khẩu tại các quốc gia sản xuất chính bùng nổ gây sức ép lên thị trường hàng hoá

Thị trường bất động sản “nhen nhóm” tín hiệu phục hồi tích cực

Căn hộ vẫn là phân khúc chủ đạo, “chiếm sóng" thanh khoản thị trường bất động sản. Phân khúc thấp tầng, đất nền cũng bắt đầu “nhen nhóm" các tín hiệu phục hồi tích cực khi một số dự án, chủ yếu ở khu vực miền Trung trở ra, ghi nhận kết quả mở bán, giao dị

6 động lực cho thị trường bất động sản từ 1/8/2024 "Sức khoẻ" thị trường bất động sản Việt Nam tốt hơn thị trường Trung Quốc?

Gần 70% doanh nghiệp EuroCham lạc quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong dài hạn

Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) công bố báo cáo Chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) quý II/2024, đưa ra góc nhìn đa chiều về bối cảnh kinh tế của các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam.

Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc có thể bị Mỹ vượt mặt vì một thách thức mà cả Nhật và Đức đều gặp phải Standard Chartered điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024

Đề xuất điện mặt trời dư thừa bán cho EVN giá 671 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất trước mắt tạm áp dụng giá mua điện dư phát lên lưới từ 600-700 đồng một kWh, cụ thể ở 671 đồng một kWh, thấp hơn 58-63% giá mua các dự án điện tái tạo chuyển tiếp đang áp theo khung giá của Bộ Công Thương.

EVN nói gì về thông tin "kêu gọi doanh nghiệp FDI giảm 30% mức sử dụng điện" Hóa đơn tiền điện tăng gấp đôi, EVNHANOI nói gì?

Chuyên gia: Tỷ giá USD/VND sẽ dao động trong khoảng 25.100

Sự ổn định của nền kinh tế nhiều khả năng được duy trì và cải thiện sẽ là cơ sở để ổn định tỷ giá hối đoái trong những tháng cuối năm nay, tuy nhiên rủi ro là vẫn còn...

TS Cấn Văn Lực: Các động lực tăng trưởng đang phục hồi, thời kỳ căng thẳng nhất của tỷ giá đã qua Tỷ giá trung tâm nhích nhẹ, đồng USD thế giới bật tăng