TS. Trần Du Lịch: “Đã đến lúc phải khai thác được thị trường nội địa”

Chuyên gia cho rằng đã đến lúc phải khai thác được thị trường nội địa, đây là trọng tâm cân đối với chính sách nền kinh tế hướng về xuất khẩu và củng cố nội lực của nền kinh tế.

TS. Trần Du Lịch (trái) và TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn
TS. Trần Du Lịch (trái) và TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn

Quan điểm được TS. Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia chia sẻ tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2024 phiên thứ nhất chủ đề "Kích cầu tiêu dùng nội địa" do Báo Người Lao Động tổ chức hôm nay (19/12).

Câu hỏi đặt ra tại diễn đàn, động lực gì Quốc hội đặt ra mục tiêu tăng trưởng 6,5%, lạm phát 4%-4,5% và nhiều chỉ tiêu vĩ mô khác nữa. Liệu chúng ta đứng trước thách thức gì?

Theo TS. Trần Du Lịch, từ giữa 2022 đến cuối năm nay, những gì kinh tế Việt Nam phải đương đầu, vượt qua và đạt được không phải chỉ chúng ta mà chuyên gia nước ngoài đều nói "Việt Nam đang lội ngược dòng xoáy". Chưa bao giờ Quốc hội, Chính phủ liên tục đưa ra nghị quyết trong hai năm 2022-2023 để đưa kinh tế vượt qua cơn sóng gió, nhất là tác động từ bên ngoài.

“Chính phủ nhiều lần dùng 3 động lực phát triển là xuất khẩu, thị trường nội địa và đầu tư công để kích tổng cầu. Gần đây, chúng ta dùng cỗ xe tứ mã gồm tiếp tục đổi mới, tiêu dùng nội địa, xuất khẩu và đầu tư công để nâng tổng cầu nền kinh tế. Chưa bao giờ nhiều Nghị quyết của Quốc hội áp dụng nhiều cơ chế đặc thù cho các công trình giao thông, Chính phủ lập nhiều tổ tháo gỡ các điểm nghẽn từ lĩnh vực bất động sản đến các dự án khác như năm 2023”, TS. Trần Du Lịch nêu.

Thủ tướng từng nói trong tình hình thế giới nhiều biến động thì quan trọng là "dĩ bất biến, ứng vạn biến", cố gắng ổn định kinh tế vĩ mô, sử dụng linh hoạt các công cụ tài chính, giữ dòng tiền, kéo giảm lãi suất, đồng thời kiểm soát lạm phát…. Nhiều giải pháp về lý thuyết là đi ngược nhau nhưng lại khá thành công.

Chuyên gia đánh giá, trong bối cảnh như vậy cho thấy tính linh hoạt ứng biến về chính sách và sự nỗ lực lội ngược dòng của Chính phủ. Năm 2023 dự báo tăng trưởng GDP khoảng 5%, tuy chưa bằng 2019 nhưng Việt Nam vẫn là điểm sáng trong khu vực.

“Thách thức giai đoạn tới vẫn còn nguyên. Gần đây tôi gặp một số doanh nghiệp ngành may, họ cho biết đơn hàng xuất khẩu đã trở lại. Đó là tín hiệu cho thấy xuất khẩu có thể cải thiện trong 2024 nhưng dự báo thị trường thế giới vẫn còn khó khăn. Thứ hai, năm nay nếu nỗ lực giải ngân được 700.000 tỷ đồng sẽ kích thích tổng cầu nhưng cũng gặp khó khăn. Thị trường bất động sản lan tỏa đến toàn thị trường rất lớn, mặc dù tháo gỡ có một số kết quả nhưng nghẽn về vốn”, TS. Lịch đề cập.

Vị này cho biết, TP. Hồ Chí Minh có hàng trăm dự án bất động sản bị nghẽn về vốn và thủ tục nhưng đã tháo gỡ được rất nhiều. Hy vọng từ quý I/2024 nhiều dự án tái khởi động sẽ kích ngành xây dựng đi lên.

“Những dấu hiệu như vậy cho thấy 2024 cỗ xe tứ mã nói trên có thể cải thiện hơn. Trong môi trường đó, thị trường nội địa cần kích thế nào? Tôi cho rằng đã đến lúc phải khai thác được thị trường nội địa. Đây là trọng tâm cân đối với chính sách nền kinh tế hướng về xuất khẩu và củng cố nội lực của nền kinh tế”, chuyên gia này nói.

Theo đó, TS. Lịch gợi ý 3 điểm để kích thị trường nội địa.

Thứ nhất, Quốc hội đã quyết định kéo dài chính sách giảm thuế giá trị gia tăng còn 8%. Nhiều ý kiến kiến nghị có thể giảm thêm để tăng hiệu quả kích cầu. Theo vị này, giảm thuế giá trị gia tăng là công cụ quan trọng, nếu giảm thuế giá trị gia tăng nhiều hơn có thể ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước nhưng nếu tăng được sức mua thị trường nội địa thì cũng nên tính toán kỹ.

Thứ hai, các ngân hàng cần tiếp tục mở rộng tín dụng tiêu dùng, rà lại toàn bộ tín dụng cho người mua bất động sản. Gói 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội tiếp tục triển khai sẽ kích cầu toàn diện.

Quảng cáo

Ngành du lịch cũng linh hoạt nhiều chương trình, giải pháp kích cầu. Năm 2023, TP. Hồ Chí Minh, cụ thể là Sở Công Thương, Sở Du lịch triển khai nhiều chương trình kích cầu nhưng chúng ta cần nhiều chương trình quốc gia để nhiều tầng lớp tiêu dùng có điều kiện mua sắm.

Điểm cuối cùng, để gỡ cho nền kinh tế, Chính phủ cần tiếp tục tháo gỡ những vấn đề về thể chế.

“Những gì tôi vừa đề xuất, có nhiều việc Chính phủ đã làm trong 2023, nay cần tiếp tục để tạo hiệu quả hơn để khai thác thị trường nội địa”, chuyên gia này cho biết.

Ngoài ra, TS. Lịch cho rằng, với riêng hệ thống bán lẻ, việc tổ chức mạng lưới phân phối nội địa phụ thuộc quá nhiều vào các nhà bán lẻ nước ngoài. Làm sao trong tương lai các tập đoàn, doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có vị trí xứng đáng trong thị trường nội địa.

“Tôi không phân biệt doanh nghiệp nước ngoài – trong nước nhưng mong muốn có nhiều doanh nhân Việt đồng hành trong phát triển kinh tế nội địa, đó là tín hiệu tốt cho phát triển kinh tế đất nước”, ông Lịch chia sẻ.

Kích cầu tiêu dùng nội địa lúc này là giải pháp thiết thực nhất

TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn, Giảng viên Chính sách công, Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright nêu, có 4 yếu tố tổng cầu rất quan trọng của nền kinh tế gồm tiêu dùng của các hộ gia đình; đầu tư của doanh nghiệp; chi tiêu của Chính phủ và xuất khẩu ròng. Vì vậy, khi Chính phủ nói kích cầu qua chi tiêu đầu tư công thì phải lan tỏa ra nền kinh tế, nói như TS. Trần Du Lịch là cần phải có "số nhân tài khóa".

“Khi đi vào các chính sách, phải gắn cụ thể với bối cảnh của nền kinh tế. Vì những năm trước đây, kích cầu nhưng gắn với nhập khẩu nhiều do chuỗi cung ứng nội địa hóa chưa cao nên chưa lan tỏa ra nền kinh tế. Điều đó có nghĩa, các động lực cần phải gắn kết với nhau, đầu tư công phải lan tỏa ra nền kinh tế”, TS. Anh Tuấn cho biết.

Chi tiêu tiêu dùng trong nước chiếm khoảng 60-65% GDP, trong đó chi tiêu hộ gia đình khoảng 50-55% GDP. Với dân số 100 triệu dân và 20 triệu người trung lưu tạo ra sức cầu rất lớn, đến năm 2026 có thể tăng thêm khoảng 4 triệu người gia nhập vào tầng lớp trung lưu.

“Chúng ta biết thu nhập của 1 người chia làm chi tiêu và tiết kiệm. Đối với nền kinh tế của Việt Nam, khuynh hướng tiêu dùng biên là khá cao – trong 100 đồng người dân tạo ra có thể dùng tới 60-70 đồng để chi tiêu thêm. Tiêu dùng biên có thể đạt tới 1 hoặc lớn hơn 1 nghĩa là đi vay để chi tiêu đối với tầng lớp trung lưu. Còn người thu nhập thấp thì họ tiết kiệm nhiều hơn vì khó khăn. Do đó, nếu kích cầu phải tập trung nhiều hơn vào tầng lớp trung lưu, riêng tầng lớp thu nhập cao thì lại hạn chế chi tiêu”, chuyên gia Fulbright chia sẻ.

Theo ông Tuấn, tiêu dùng của nước ngoài rất quan trọng. Năm 2023, triển vọng kinh tế thế giới và thương mại toàn cầu không quá sáng lạn, đột phá, FED giữ lãi suất đi ngang. Đến năm 2024, dự báo FED sẽ có ít nhất 3 lần giảm lãi suất. Mỹ là một nền kinh tế tiêu dùng, cũng là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. Nhưng xuất khẩu của Mỹ lại gắn với nhập khẩu nhiều. Do đó, tăng trưởng ngoại thương cần nhìn nhận sâu hơn, tăng trưởng xuất khẩu gắn với nhập khẩu các yếu tố đầu vào - kích thích các nền kinh tế phụ thuộc vào chuỗi cung ứng nên cần thúc đẩy doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Vị này cho biết, xuất khẩu còn gắn với doanh nghiệp nước ngoài (FDI) khi chiếm tới 70-75% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Và giá trị tăng thêm, lợi nhuận của doanh nghiệp FDI chuyển về nước nên chưa tạo ra nền kinh tế và lan tỏa nhiều cho nền kinh tế. Do đó, kích cầu tiêu dùng nội địa lúc này là giải pháp thiết thực nhất. Đặc biệt là gắn với cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" hướng vào các doanh nghiệp nội địa. Cần chính sách gắn khuyến khích tiêu dùng với sản xuất trong nước, thì hệ số nhân tài khóa mới lan tỏa.

Ông Tuấn cũng nêu yếu tố khác về thuế. Khuyến khích "người Việt Nam tiêu dùng hàng Việt" theo ông Tuấn cần thực chất bằng chính sách thuế. Việc giảm thuế GTGT từ 10 xuống 8% là cần thiết, vì thuế GTGT là nguồn thu lớn nhất (33% tổng nguồn thu ngân sách) và lan tỏa rất mạnh trong các lĩnh vực. Nhưng chính sách thuế cần giảm với lộ trình đủ dài như trong 2 năm, thay vì giảm 6 tháng/lần theo kiểu "dò đá qua sông" sẽ khó tạo động lực cho thị trường. Bởi người dân chi tiêu còn phụ thuộc vào thu nhập dự kiến trong tương lai.

Ngoài ra, cần thúc đẩy mạnh mẽ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân. Bởi thuế thu nhập cá nhân đã lạc hậu, cần đồng bộ, dứt khoát, mạnh mẽ các giải pháp.

Cuối cùng, chuyên gia này cho rằng cần phát triển hệ thống phân phối và tiêu dùng nội địa. Nếu không nắm được hệ thống phân phối trong nước sẽ mất nền sản xuất trong nước. Bản thân nhà phân phối của Việt Nam phải chủ động giữ sân nhà, vì thông qua hệ thống phân phối đó, hàng Việt mới có thể đi vào thị trường, thậm chí mở rộng ra các thị trường lân cận.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

CPI tháng 8 ổn định, duy nhất một nhóm hàng hóa ghi nhận giảm so với tháng trước

Theo tổng cục Thống kê, trong tháng 8, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng giảm đan xen, trong đó giá lương thực, thực phẩm, giá nhà ở thuê tăng so với tháng 7/2024, giá xăng dầu trong nước giảm theo giá thế giới.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2024 tăng 0,17% Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2024 tăng 0,48%

Xuất hiện nhóm đầu tư âm thầm “gom hàng”, chờ bảng giá đất điều chỉnh

“Nếu có tiền mua gom lúc này, chờ thời gian nữa bảng giá đất điều chỉnh ban hành, thị trường hồi phục, giá đất sẽ bật tăng trở lại…”, một nhà đầu tư bất động sản lâu năm tại Tp.HCM phân tích.

Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM nói gì về bảng giá đất mới sắp áp dụng Bộ Tài chính: Bảng giá đất hiện tại được tiếp tục áp dụng đến hết 2025

Những sự kiện tài chính thế giới đáng chú ý trong tuần 2-6/9/2024

Số liệu việc làm của Mỹ nổi bật trong số những chương trình nghị sự khi các thị trường chuẩn bị cho một tháng 9 đầy biến động: Pháp đang tìm cách vượt qua giai đoạn hỗn loạn về chính trị, Đức chuẩn bị cho các cuộc thăm dò dư luận trước bầu cử, các nhà

Công bố 10 sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2023 KAFI, FTS, MBS, VND có thể đối mặt với rủi ro tái cấp vốn khi các sự kiện tiêu cực xảy ra

Đề xuất mở rộng các tỷ lệ hạn chế đầu tư của quỹ đại chúng

Bộ Tài chính đề xuất mở rộng hạn chế đầu tư từ 10% lên 15% đối với đầu tư vào chứng khoán của một tổ chức phát hành; từ 30% lên 35% đối với đầu tư vào các công ty trong cùng một nhóm công ty có quan hệ sở hữu với nhau

Thị trường "nhiễu" do cơ cấu ETF, dòng tiền tiếp tục ưu ái Midcap và Penny Cổ phiếu FTS được lọt vào rổ danh mục ETF của VanEck, ước tính được mua thêm 3,2 triệu cổ phiếu

Trung Quốc được dự đoán sẽ 'gom' vàng trở lại, khiến giá vàng tiếp tục phá đỉnh

Kitco News dẫn lời các chuyên gia trong ngành cho biết, nhu cầu vàng của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng lên trong những tháng tới, trong bối cảnh mối lo ngại về diễn biến của nền kinh tế và đồng nội tệ rớt giá.

Ngoài nỗ lực phi đô la hoá của nhiều quốc gia, một nỗi lo ngại 'sâu sắc' đang đẩy giá vàng tăng cao kỷ lục Vàng nhẫn tăng giá, đạt mức cao nhất từ trước đến nay

Đất nền phân lô phía Nam có “đổi chiều” vào cuối năm, đây là dự báo bất ngờ của chuyên gia trong ngành

Thị trường đất nền sẽ chỉ khởi sắc ở những khu vực gần trung tâm các đô thị hoặc vùng ven các đô thị. Còn những đất nền có vị trí vùng sâu, vùng xa sẽ khó hồi phục hay tạo sốt như những năm trước đây.

Giá bất động sản có thời điểm vượt xa giá trị thực và khả năng chi trả của người dân Đề xuất mức phạt tối đa đến 1 tỷ đồng với vi phạm trong kinh doanh bất động sản

KAFI, FTS, MBS, VND có thể đối mặt với rủi ro tái cấp vốn khi các sự kiện tiêu cực xảy ra

VIS Rating đánh giá, thị trường ngành chứng khoán 6 tháng đầu năm tương đối tích cực, tuy nhiên, một số công ty như KAFI, FTS, MBS, VND thường có 20-50% nguồn vốn vay từ khách hàng tổ chức và cá nhân, có thể phải đối mặt với rủi ro tái cấp vốn, bởi khi cá

Tách Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia khỏi EVN, thành lập công ty mới vốn điều lệ 776 tỷ đồng Chân dung tân Chủ tịch công ty có vốn điều lệ 776 tỷ vừa tách khỏi EVN