Xuất khẩu cá tra sang Iran gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2023

Iran là một trong những thị trường tiêu thụ thủy sản của Việt Nam, các sản phẩm được xuất nhiều là cá ngừ hộp, cá rô phi. Đặc biệt, trong những năm gần đây, xuất khẩu cá tra sang Iran ngày càng tăng nhờ phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng nước này.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tháng 4, giá trị xuất khẩu cá tra sang Iran đạt mức cao nhất, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ

Sau những tháng đầu năm xuất khẩu cá tra sụt giảm, đến thời điểm này, xuất khẩu cá tra đã có dấu hiệu khởi sắc trở lại, được các thị trường gia tăng nhập khẩu, giúp kim ngạch xuất khẩu cá tra tăng vọt.

Dẫn số liệu của Hải quan Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, tháng 4/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt hơn 168 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái, sau 2 tháng liên tiếp sụt giảm. Lũy kế, 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gần 580 triệu USD cá tra, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2023.

Mặc dù không thuộc top 5 thị trường xuất khẩu chính như Trung Quốc&Hongkong, Mỹ, CPTPP, EU và Brazil nhưng kim ngạch xuất khẩu cá tra sang Iran trong tháng 4/2024 tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ, tạo ấn tượng đối với ngành hàng cá tra.

Cụ thể, trong tháng 4/2024, giá trị xuất khẩu cá tra sang Iran đạt gần 700 nghìn USD, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2023, đạt mức cao nhất kể từ tháng 9/2022. Lũy kế, 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá tra sang quốc gia Tây Á này đạt hơn 1,2 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Chuyên gia thị trường Cá tra VASEP cho biết, trong 5 năm trở lại đây, kể từ năm 2019 xuất khẩu cá tra sang Iran liên tục tăng trưởng ấn tượng. Cũng giống như xu hướng chung của các quốc gia nhập khẩu cá tra Việt Nam thời điểm thế giới mở cửa sau dịch COVID-19. Kim ngạch xuất khẩu cá tra sang Iran năm 2022 tăng trưởng ấn tượng, tăng đến 137% so với năm 2021, trị giá gần 5 triệu USD, chiếm 83% tỷ trọng trong tổng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang nước này. Tuy nhiên, qua năm 2023, chỉ đạt hơn 4,1 triệu USD, giảm 12% so với năm 2022, chiếm 66% tỷ trọng.

Quảng cáo

Tháng 4/2024, Iran nhập khẩu từ Việt Nam gần 700 nghìn USD cá tra đông lạnh, tăng gấp 3 lần so với tháng 4/2023. Lũy kế, 4 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu gần 1 triệu USD cá tra đông lạnh sang Iran, giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 81% tỷ trọng.

Đối với sản phẩm phile cá tra đông lạnh, tháng 4/2024, nước này chỉ nhập khẩu hơn 24 nghìn USD, tăng gần gấp đôi so với tháng 4/2023. Bốn tháng đầu năm nay, Iran nhập khẩu gần 234 nghìn USD sản phẩm này, tăng gấp 11 lần so với cùng kỳ năm ngoái, và chiếm 19% tỷ trọng.

“Iran gần như không tiêu thụ các sản phẩm cá tra giá trị gia tăng từ Việt Nam, và khác với các thị trường khác ưa thích cá tra phile đông lạnh, người tiêu dùng tại Iran có xu hướng tiêu thụ nhiều hơn các sản phẩm cá tra đông lạnh/khô”, bà Thu Hằng nói.

Xuất khẩu cá tra sang Hàn Quốc tăng 424% so với cùng kỳ năm 2024

Theo số liệu của Hải quan, tháng 4/2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc đạt gần 773 nghìn USD, tăng gần gấp 3,5 lần so với tháng 4/2023. Lũy kế, 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá tra sang nước này đạt hơn 2,4 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tháng 4/2024, xuất khẩu sản phẩm phile cá tra đông lạnh sang Hàn Quốc đạt hơn 637 nghìn USD, tăng 424% so với tháng 4/2023. Lũy kế, 4 tháng đầu năm xuất khẩu phile cá tra đông lạnh sang Hàn Quốc đạt hơn 1,8 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ, chiếm 75% tỷ trọng. Trong thời gian này, xuất khẩu sản phẩm cá tra giá trị gia tăng sang Hàn Quốc đạt gần 84 nghìn USD, giảm 21% so với cùng kỳ và chiếm 3% tỷ trọng.

Theo số liệu của ITC, năm 2013, Việt Nam là nguồn cung thứ 6 (đứng sau Nga, Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc) về cá thịt trắng (chủ yếu là cá tra) cho Hàn Quốc, trị giá gần 5 triệu USD. Một thập niên sau, xuất khẩu cá tra sang Hàn Quốc đạt hơn 10 triệu USD, tăng gấp đôi so với 10 năm trước và là nguồn cung lớn thứ 3 cho Hàn Quốc (sau Nga và Mỹ), chiếm 3% tỷ trọng trong tổng giá trị nhập khẩu cá thịt trắng của Hàn Quốc từ thế giới.

“Cá Alaska pollock và cá Cod là hai sản phẩm cá thịt trắng rất phổ biến và được ưa chuộng tại thị trường Hàn Quốc và là những sản phẩm thu hút thị hiếu tiêu dùng của nước này. Người tiêu dùng Hàn Quốc đang dần thay đổi nhận thức, cắt giảm tiêu thụ các sản phẩm thịt đỏ, thay vào đó họ lựa chọn các loài cá thịt trắng tốt cho sức khỏe. Vì vậy, tỷ lệ sản phẩm cá thịt trắng bắt đầu gia tăng trong cơ cấu nhập khẩu thủy sản của nước này”, bà Hằng nói.

Theo Tạp chí Thời Đại Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% có thể đạt được

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú đánh giá với tốc độ tăng trưởng tín dụng như hiện nay cùng với việc cuối năm bao giờ cũng là thời điểm giải ngân tích cực, mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% có thể đạt được

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% là hoàn toàn khả thi Ngân hàng Nhà nước nới thêm room tín dụng cho các ngân hàng

Thị trường ngày 7/12: Giá dầu giảm, vàng tăng nhẹ, đồng cao nhất 3 tuần

Chốt phiên giao dịch ngày 6/12, giá dầu giảm, vàng, cao su, cà phê và đường... đồng loạt tăng, đồng cao nhất 3 tuần, ca cao cao nhất 5,5 tháng và ngô cao nhất 5 tháng.

Nông sản chủ yếu vẫn xuất hàng thô, hàm lượng chế biến thấp Xuất khẩu nhóm hàng nông sản tăng cao, một mặt hàng duy nhất tăng đến 3 con số

Quy mô vốn hoá thị trường cổ phiếu đã đạt 67,2% GDP năm 2023

Báo cáo về tình hình thực hiện chương trình tháng 11/2024, Bộ Tài chính cho biết, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đã đạt 6.873,35 nghìn tỷ đồng, tăng 15,8% so với cuối năm trước; tương đương 67,2% GDP năm 2023.

Một cổ phiếu thép bất ngờ tăng giá 74% sau tin cổ đông Nhà nước thoái vốn VN-Index mất mốc 1.250 điểm, ngược dòng loạt cổ phiếu FPT, BVH, LPB “bay cao” lập đỉnh giá mới