Xuất khẩu thuỷ sản lo ngại khả năng đáp ứng của chuỗi logistic trong nước

Sau COVID-19, bây giờ là căng thẳng biển Đỏ, lại một lần nữa bộc lộ điểm yếu của ngành logistics trong nước, khi hoàn toàn chịu sự chi phối của các hãng tàu nước ngoài khi họ được độc quyền định giá cước cùng các giá dịch vụ vận tải.

Phụ thuộc lớn vào hệ thống logistic của nước ngoài, ngành logistic trong nước bộc lộ rõ điểm yếu và bất cập - Ảnh minh hoạ
Phụ thuộc lớn vào hệ thống logistic của nước ngoài, ngành logistic trong nước bộc lộ rõ điểm yếu và bất cập - Ảnh minh hoạ

Theo bà Lê Hằng, Giám đốc Truyền thông Hiệp hội Chế biến – Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), một thách thức làm giảm sức cạnh tranh và khả năng tận dụng tối đa cơ hội thị trường, đó là logistics cho ngành thủy sản không đáp ứng nhu cầu phát triển. Định hướng của ngành thủy sản xuất khẩu là chủ lực và có những đặc thù về an toàn thực phẩm, chuỗi cung ứng thủy sản phụ thuộc rất nhiều vào chuỗi logistics bao gồm: kho lạnh, vận tải, đặc biệt là vận tải biển.

Trong nhiều năm qua, nhất là giai đoạn từ năm 2020 trở lại đây có nhiều biến động như đại dịch COVID-19, xung đột Nga – Ukraine, mới đây là chiến sự ở vùng Trung Đông gây ra căng thẳng ở biển Đỏ, ngành thủy sản xuất khẩu sớm bộc lộ rõ điểm yếu và bất cập là phụ thuộc phần lớn vào hệ thống logistics của nước ngoài, kể cả kho lạnh và vận tải biển.

Bà Lê Hằng cho biết, về lâu dài không ai biết đến khi nào vấn đề biển Đỏ mới kết thúc và căng thẳng biển Đỏ đang ảnh hưởng đến tình hình vận tải hàng hóa vì có đến 70% lượng hàng hóa đều đi qua kênh đào Suez để đi sang EU, Canada và Mỹ, nên khi phải thay đổi hải trình thì ảnh hưởng đến cước vận tải biển.

Theo bà Lê Hằng, cho đến hiện tại vẫn chưa có đánh giá nào về những nguy cơ khi thay đổi hải trình có thể dẫn đến chuyện gây tắc nghẽn hay thiếu container sau này, nhưng sẽ là nguy cơ nếu dồn hết hàng hóa từ tuyến qua kênh đào Suez sang một tuyến đi khác.

Thứ nhất, lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc vào các thị trường châu Âu, Mỹ và Nam Mỹ sẽ có sự chuyển hướng sang khu vực ASEAN và Trung Quốc.

Quảng cáo

“Câu chuyện này không phải mới xảy ra lần thứ nhất vì vấn đề cước tàu tăng sau giai đoạn COVID-19 trong năm 2021 cũng đã xảy ra, và doanh nghiệp cũng đã có những trải nghiệm để đối phó với tình hình và họ có thể có những giải pháp thích hợp”, bà Hằng nói.

Thứ hai, ngành thủy sản xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Mỹ và châu Âu lại là ngành hàng có tính đặc thù là hàng đông lạnh và phải giữ được an toàn thực phẩm nên sẽ khó hơn so với những mặt hàng xuất khẩu khác khi thời gian vận chuyển kéo dài.

“Khi đổi tuyến thì thời gian vận chuyển sẽ kéo dài hơn, các cước phí vận tải, cước dịch vụ và cầu cảng sẽ theo đà đó tăng lên, hiện nay các chi phí dịch vụ về logistics đã tăng lên từ 80 đến 300% (tùy các cảng), với cước tăng cao như vậy có thể gây khủng hoảng cho ngành thủy sản”, Giám đốc Truyền thông Vasep nói.

Kể từ tháng 1/2024, một loạt hãng tàu lớn như: Yang Ming Line, One, Evergreen Line, HMM, Maersk… đã gửi thông báo tăng giá cước vận chuyển đi Mỹ, EU và các nước, do căng thẳng tại biển Đỏ ảnh hưởng đến an toàn và đường vận tải của nhiều hãng tàu, buộc các hãng tàu đổi tuyến đi vòng qua mũi Hảo Vọng (Nam Phi), hành trình mất thêm 7-10 ngày.

Điều này dẫn đến vòng quay của con tàu lâu hơn, phát sinh chi phí vận tải nhiều hơn, vòng quay 1 con tàu mất khoảng 2 tuần. Một số tuyến vận tải phải cắt bỏ một số chuyến hàng hàng tuần dẫn đến thiếu chỗ hoặc đưa thêm tàu vào khai thác làm tăng thêm chi phí.

Theo Vasep, căng thẳng ở Biển Đỏ một lần nữa bộc lộ những điểm yếu của ngành logistics Việt Nam, khi hoàn toàn chịu sự chi phối của các hãng tàu nước ngoài, họ độc quyền định giá cước cùng các giá dịch vụ vận tải.

Để nâng cao năng lực vận tải container quốc tế của Việt Nam, về lâu dài, ngành logistics trong nước cần phải đặt mục tiêu phát triển đội tàu biển Việt Nam và hệ thống cung ứng container lạnh, khi đó các doanh nghiệp xuất khẩu mới có thế chủ động và tăng năng lực cạnh tranh trong chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu, nhất là thực phẩm như hàng thủy sản.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Áp lực tỷ giá kéo chân thị trường hàng hoá

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc đỏ tiếp tục chiếm ưu thế trong ngày giao dịch hôm qua (24/7). Trong đó, giá của nhiều mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp đồng loạt giảm, dẫn dắt xu hướng suy yếu chung của toàn thị trường. Đóng cửa, chỉ số

Xuất khẩu tại các quốc gia sản xuất chính bùng nổ gây sức ép lên thị trường hàng hoá USD chạm mốc cao nhất 2 tuần, hàng hoá nguyên liệu quay đầu giảm

HSBC nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024 lên 6,5%

Với sự phục hồi đã bắt đầu lan rộng ra ngoài phạm vi thương mại điện tử, HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 lên 6,5% (trước đây: 6%) và giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP năm 2025 ở mức 6,5%.

Chuyên gia HSBC chỉ ra những rủi ro không thể ngó lơ khi lập kế hoạch nghỉ hưu HSBC: Tiềm năng phát triển của ngành xe điện Việt Nam vẫn còn rất lớn

Xuất khẩu nhóm hàng nông sản tăng cao, một mặt hàng duy nhất tăng đến 3 con số

Nửa đầu tháng 7, xuất khẩu nhóm hàng nông sản mang về 898 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hạt tiêu là mặt hàng có mức tăng về giá xuất khẩu cao nhất, tăng 55% so với cùng năm trước, từ 3.686 USD/tấn lên 5.727 USD/tấn. Đây cũng là m

Ngành hồ tiêu kỳ vọng đạt mục tiêu xuất khẩu 1 tỷ USD trong năm nay Xuất khẩu hồ tiêu năm 2023 sẽ đạt 250.000 tấn, tồn kho chuyển sang 2024 đạt mức thấp nhất trong nhiều năm

6 tháng, thu ngân sách nhà nước đạt hơn 1 triệu tỷ đồng, đạt hơn 60% dự toán

Số liệu từ Kho bạc Nhà nước (KBNN), tính đến hết ngày 30/6, lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) trong cân đối đạt 1.027.173 tỷ đồng, bằng 60,39% dự toán năm 2024. So với cùng kỳ năm 2023, tăng 150.972 tỷ đồng về giá trị, tăng 6,33% về tỷ lệ thực hiện.

Thu ngân sách Nhà nước 5 tháng đạt 898,4 nghìn tỷ đồng 5 tháng, thu ngân sách nhà nước tăng gần 15%, kinh tế đang phục hồi tích cực

Kim loại quý đỏ lửa, giá dầu khởi sắc

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa ngày 17/7, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới phân hóa rõ nét. Nhiều mặt hàng nhóm nông sản và năng lượng giá tăng tích cực trong khi nhóm kim loại, nguyên liệu công nghiệp lại suy yếu. Lực bán chi

Thị trường hàng hóa trầm lắng trong ngày nghỉ lễ Quốc khánh Mỹ Sắc đỏ bao trùm thị trường hàng hoá

Triển vọng ngành Ngân hàng nửa cuối năm 2024

Với triển vọng tín dụng tăng tốc khi thị trường bất động sản tiếp đà phục hồi, cùng với đó là mặt bằng lãi suất tiếp tục duy trì mức thấp để hỗ trợ nền kinh tế, giới chuyên môn dự báo hoạt động kinh doanh của ngành Ngân hàng nửa cuối năm 2024 sẽ được cải

Tại sao các Ngân hàng "dồn dập" phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2? Các ngân hàng Singapore sẽ loại bỏ dần xác thực bằng OTP

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm tốc gây áp lực lên giá dầu

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc đỏ chiếm áp đảo trong ngày giao dịch hôm qua (15/7). Trong đó, chỉ số hàng hóa nhóm nông sản giảm mạnh nhất, đóng vai trò dẫn dắt xu hướng toàn thị trường. Thêm vào đó, toàn bộ 5 mặt hàng nhóm năng lượng giá

Sắc đỏ bao trùm thị trường hàng hoá Xuất khẩu tại các quốc gia sản xuất chính bùng nổ gây sức ép lên thị trường hàng hoá

Thị trường bất động sản “nhen nhóm” tín hiệu phục hồi tích cực

Căn hộ vẫn là phân khúc chủ đạo, “chiếm sóng" thanh khoản thị trường bất động sản. Phân khúc thấp tầng, đất nền cũng bắt đầu “nhen nhóm" các tín hiệu phục hồi tích cực khi một số dự án, chủ yếu ở khu vực miền Trung trở ra, ghi nhận kết quả mở bán, giao dị

6 động lực cho thị trường bất động sản từ 1/8/2024 "Sức khoẻ" thị trường bất động sản Việt Nam tốt hơn thị trường Trung Quốc?

Gần 70% doanh nghiệp EuroCham lạc quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong dài hạn

Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) công bố báo cáo Chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) quý II/2024, đưa ra góc nhìn đa chiều về bối cảnh kinh tế của các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam.

Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc có thể bị Mỹ vượt mặt vì một thách thức mà cả Nhật và Đức đều gặp phải Standard Chartered điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024

Đề xuất điện mặt trời dư thừa bán cho EVN giá 671 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất trước mắt tạm áp dụng giá mua điện dư phát lên lưới từ 600-700 đồng một kWh, cụ thể ở 671 đồng một kWh, thấp hơn 58-63% giá mua các dự án điện tái tạo chuyển tiếp đang áp theo khung giá của Bộ Công Thương.

EVN nói gì về thông tin "kêu gọi doanh nghiệp FDI giảm 30% mức sử dụng điện" Hóa đơn tiền điện tăng gấp đôi, EVNHANOI nói gì?

Chuyên gia: Tỷ giá USD/VND sẽ dao động trong khoảng 25.100

Sự ổn định của nền kinh tế nhiều khả năng được duy trì và cải thiện sẽ là cơ sở để ổn định tỷ giá hối đoái trong những tháng cuối năm nay, tuy nhiên rủi ro là vẫn còn...

TS Cấn Văn Lực: Các động lực tăng trưởng đang phục hồi, thời kỳ căng thẳng nhất của tỷ giá đã qua Tỷ giá trung tâm nhích nhẹ, đồng USD thế giới bật tăng