Các loại phụ phí tại cảng biển tăng cao khiến doanh nghiệp khó chồng khó

Các công ty vận tải biển nước ngoài vừa tăng phụ phí đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng biển Việt Nam từ 180-200 USD/container 40 feet và tăng giá khoảng 10 loại phí phụ thuộc khác, trong khi giá bốc dỡ mà các hãng tàu nước ngoài trả cho các cảng ch

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hàng hóa nhập khẩu từ châu Âu đã tăng trên 500 USD/container 40 feet

Từ khi xảy ra căng thẳng biển Đỏ, giá cước các hãng tàu đi xa như châu Âu, châu Mỹ tăng. Ngoài cước phí vận chuyển tăng do căng thẳng biển Đỏ, gần đây phí bốc xếp hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cảng ở Việt Nam và một số phí dịch vụ cũng bị các hãng tàu nước ngoài đẩy lên.

Bà Phan Thị Thanh Tâm, Phó Giám đốc Công ty Veneer Âu Việt cho biết, cước vận tải của doanh nghiệp nhập khẩu gỗ từ châu Âu về đã tăng trên 500 USD mỗi container 40 feet. Hồi đầu năm, doanh nghiệp bị ảnh hưởng căng thẳng biển Đỏ giờ lại thêm phụ phí tại cảng biển tăng khó chồng thêm khó.

“Phần tăng này đã rất nhiều lần chứ không phải mỗi lần này, thông thường họ đưa ra một mức và áp luôn như vậy, doanh nghiệp không có quyền đàm phán với hãng tàu”, bà Tâm nói.

Các doanh nghiệp Việt Nam thường chọn hình thức xuất FOB, nhập CIF nghĩa là trao phần vận tải biển chủ yếu cho các hãng tàu nước ngoài. Vì thế, sự chủ động kiểm soát phần chi phí này còn hạn chế.

Mỗi container xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện phải chịu nhiều hơn từ 4 - 12% chi phí bốc dỡ container tại các cảng biển do các hãng tàu nước ngoài thu phí. Do đó, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ phải chịu tăng chi phí logistics của họ từ 500.000 – 1.500.000 đồng mỗi container tùy loại.

Hiện nay Nghị định số 146 mới chỉ quy định việc các hãng tàu nước ngoài phải niêm yết giá, phụ thu ngoài. Do đó, để tránh trường hợp các hãng tàu tùy tiện tăng giá và lạm thu, Bộ Giao thông vận tải kiến nghị Bộ Tài chính bổ sung Phụ thu của hãng tàu đối với container vào đối tượng kê khai giá trong dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Giá năm 2023.

Quảng cáo

Bà Nguyễn Thị Thương, Cục Hàng hải Việt Nam thông tin: “Thực tế, hiện nay hãng tàu mới chỉ niêm yết, chưa thực hiện kê khai, do vậy chưa kiểm soát được mức tăng của hãng tàu. Theo quy định về kê khai, cơ quan quản lý nhà nước sẽ có phản hồi yêu cầu hãng tàu giải trình rõ những loại chi phí đó để đưa ra được mức giá phù hợp”.

Bên cạnh yêu cầu kê khai giá, Cục Hàng hải Việt Nam cũng sẽ bổ sung công tác quản lý tuyến vận tải của hãng tàu nước ngoài. Cụ thể, sửa Nghị định 58 về quản lý hoạt động hàng hải để nâng cao hiệu quả công tác quản lý tuyến vận tải.

Cục Hàng hải Việt Nam cũng đã chỉ đạo các Cảng vụ Hàng hải tăng cường kiểm tra các hãng tàu trong việc niêm yết giá dịch vụ tại cảng biển. Trước khi Luật Giá được Quốc hội thông qua năm 2023 có hiệu lực thi hành và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật có hiệu lực thì các công tác quản lý giá dịch vụ tại các cảng có thể được tăng cường.

Các cảng trong nước tăng phí bốc dỡ trước nên hãng tàu phải tăng theo

Theo phản ảnh của một số hãng tàu nước ngoài, không phải hầu hết các hãng đều tăng phí vận chuyển, mà tùy từng hãng tàu và tùy tuyến vận tải. Riêng phí bốc dỡ cũng như một số phụ phí khác tăng không phải do hãng tàu nước ngoài đề xuất, mà do các cảng trong nước tăng trước nên họ buộc phải tăng theo.

Một hãng tàu lớn nước ngoài cho biết, hãng tàu của họ chỉ thu phụ phí còn các phí bốc dỡ tại các cảng của Việt Nam có tăng nhưng không đáng kể, với mức tăng từ 5-10%.

Căng thẳng tại biển Đỏ cũng là nguyên nhân khiến cho giá cước vận tải bằng đường biển trên thế giới tăng rất cao. Theo Cơ quan Quản lý kênh đào Suez của Ai Cập, giá cước vận chuyển đến các cảng ở biển Đỏ đã tăng lên 6.800 USD/container từ mức chỉ có 750 USD/container được ghi nhận trước thời điểm xảy ra khủng hoảng ở biển Đỏ.

Bên cạnh đó, chi phí nhiên liệu và bảo hiểm cũng tăng cao đặt ra thách thức chưa từng có đối với ngành hàng hải nói chung và hoạt động vận chuyển qua kênh đào Suez nói riêng.

Do căng thẳng biển Đỏ, khối lượng hàng hóa vận chuyển qua kênh đào Suez từ đầu năm đến giữa tháng 2/2024 đã giảm 55% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, lực lượng Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công vào các tàu hàng trên biển Đỏ, điều này có nguy cơ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng hàng hải quốc tế và khiến giá cước vận tải biển còn tiếp tục có xu hướng tăng.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Giá dầu nối dài đà tăng do căng thẳng Trung Đông gia tăng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc tuần giao dịch 24 – 30/6, thị trường hàng hoá ghi nhận nhiều mặt hàng có mức biến động lớn. Mặc dù xu hướng giá trái chiều ở 4 nhóm mặt hàng, nhưng lực bán áp đảo hơn đã kéo chỉ số MXV-Index giảm 0,06% x

Giá dầu suy yếu, chỉ số giá hàng hoá rời mức đỉnh hơn một năm Thời tiết bất lợi khiến nguồn cung khan hiếm và giá dầu tăng đẩy giá cao su tự nhiên tăng cao

GDP quý II/2024 tăng trưởng tích cực, ước đạt 6,93%

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2024 tăng trưởng tích cực, với tốc độ tăng ước đạt 6,93% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, GDP tăng 6,42%.

Standard Chartered điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 GDP danh nghĩa của Trung Quốc được dự báo sẽ ngang bằng với Mỹ trong 2024 và vượt qua trong thập kỷ tới

Thị trường ngày 29/6: Giá dầu giảm nhẹ, đồng, quặng sắt tăng, lúa mì giảm 16% trong tháng

Phiên cuối tuần, giá dầu giảm nhẹ nhưng tính chung cả tháng tăng 6%, lạm phát của Mỹ hạ nhiệt khiến vàng thay đổi ít, đồng tăng. Lúa mì giảm 16% trong tháng.

Thị trường rực lửa, VN-Index “bốc hơi” gần 30 điểm phiên đầu tuần Dữ liệu kinh tế Mỹ vững vàng kéo thị trường hàng hoá hồi phục

18 ngân hàng Việt Nam lọt Top 500 tổ chức lớn nhất Đông Nam Á

Tạp chí Fortune vừa công bố bảng xếp hạng 500 tổ chức lớn nhất Đông Nam Á - The Southeast Asia 500 năm 2024, trong đó có 18 ngân hàng của Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) được xếp hạng cao nhất trong 18 ngân hàng

Điểm tên những nhóm ngành có khả năng tăng trưởng lợi nhuận mạnh trong quý II/2024 Loạt công ty vừa nhận quyết định xử phạt của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Thông tin lạm phát Mỹ sẽ ảnh hưởng lớn đến diễn biến giá vàng tuần này

Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh lọt top 15 thành phố tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu

Theo đánh giá của Savills Research, Việt Nam có hai thành phố lọt vào top 15 Trung tâm tăng trưởng hàng đầu, với hàng loạt các chỉ tiêu về gia tăng thu nhập, đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư của nước ngoài mạnh mẽ vào Việt Nam trong thời gian gần đây....

Lạm phát nền kinh tế lớn nhất châu Âu dự kiến quay đầu tăng trở lại: Nỗi lo còn hiện hữu sau tín hiệu tích cực? 5 tháng, thu ngân sách nhà nước tăng gần 15%, kinh tế đang phục hồi tích cực Chuyên gia: Xét tất cả các tiêu chí, Việt Nam là một nền kinh tế thị trường

"Hạ nhiệt" giá vé máy bay chặng nội địa

Dù đang là thời kỳ cao điểm du lịch, nhưng nhiều hãng hàng không đã điều chỉnh giá vé máy bay chặng nội địa thấp hơn nhiều so với mức giá tối đa theo quy định. Ngay trong tháng 6/2024, giá vé chỉ tương đương từ 13-80% mức giá tối đa trên các chặng bay.

Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu nghiên cứu giảm giá vé máy bay Bamboo Airways hoàn thành đồng nhất đội máy bay Nữ cơ phó người Việt đầu tiên lái máy bay Embraer và những lựa chọn bản lĩnh của tuổi trẻ