Các ngân hàng trên sàn có hơn 253.000 tỷ đồng nợ xấu: LPBank và MB tăng mạnh nhất, BIDV và VPBank tiếp tục đứng đầu về quy mô

Riêng trong quý 3/2024, nợ xấu của các ngân hàng trên sàn chứng khoán đã tăng thêm 13.479 tỷ đồng, tương đương tăng 5,6%.

Các ngân hàng trên sàn chứng khoán có hơn 253.000 tỷ đồng nợ xấu

Theo số liệu từ báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2024, tổng số dư nợ xấu (nợ nhóm 3 - 5) của 27 ngân hàng trên sàn chứng khoán Việt Nam tính đến cuối tháng 9 ở mức 253.479 tỷ đồng, tăng 56.160 tỷ đồng so với cuối năm 2023 (tương đương tăng 28,5%). Số nợ xấu trên hiện chiếm 2,3% tổng dư nợ cho vay khách hàng của 27 ngân hàng.

Riêng trong quý 3, nợ xấu của các ngân hàng trên đã tăng thêm 13.479 tỷ đồng, tương đương tăng 5,6%.

Đứng đầu về quy mô nợ xấu là BIDV với số dư đến cuối tháng 9/2024 ở mức 33.386 tỷ đồng, tăng 49,3% so với cuối năm 2023. Tuy nhiên, với dư nợ cho vay khách hàng lớn nhất hệ thống, tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay của ngân hàng này chỉ ở mức 1,71%.

VPBank hiện đứng thứ hai với số dư nợ xấu ở mức 30.532 tỷ đồng, chiếm 4,81% tổng dư nợ cho vay khách hàng. So với cuối năm 2023, số dư nợ xấu của VPBank chỉ tăng thêm 7,4% - thấp hơn hơn nhiều so với bình quân toàn ngành. Riêng trong quý 3, ngân hàng này đã giảm được gần 1.200 tỷ đồng nợ xấu.

Với 23.225 tỷ đồng, VietinBank hiện thứ ba trong nhóm các ngân hàng trên sàn về quy mô nợ xấu. Tính đến 30/9, số dư nợ xấu của VietinBank đã tăng gần 40% so với cuối năm 2023, kéo tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tăng lên mức 1,45%. Dù vậy, số dư nợ xấu của VietinBank đã có xu hướng giảm so với cuối quý 2, cho thấy những diễn biến tích cực về chất lượng tài sản.

Tại thời điểm 30/9, số dư nợ xấu của NCB ở mức 19.708 tỷ đồng, tăng 19,7% so với hồi đầu năm. Tuy nhiên, so với cuối quý 2, nợ xấu nội bảng của NCB đã giảm gần 3.000 tỷ đồng - một con số tích cực đối với ngân hàng đang trong giai đoạn tái cơ cấu. NCB đặt mục tiêu sẽ hoàn thành việc xử lý các tài sản tồn đọng và hoàn thành phương án cơ cấu lại vào năm 2029.

Trong 9 tháng đầu năm, nợ xấu nội bảng của Vietcombank đã tăng thêm gần 4.700 tỷ đồng lên mức 17.133 tỷ động tại thời điểm 30/9. Mức tăng lên tới 37,6% đã đưa Vietcombank vào Top 5 ngân hàng trên sàn chứng khoán có nhiều nợ xấu nhất. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu của nhà băng này hiện chỉ ở mức 1,2% - thấp nhất hệ thống.

Đứng sau Vietcombank, nhiều ngân hàng tư nhân lớn cũng ghi nhận quy mô nợ xấu trên 10.000 tỷ đồng như: MB (15.685 tỷ đồng), SHB (14.884 tỷ đồng), Sacombank (12.999 tỷ đồng), VIB (11.461 tỷ đồng).

Trong khi đó, ba ngân hàng có quy mô nợ xấu thấp nhất lần lượt là PGBank (1.175 tỷ đồng), Kienlongbank (1.151 tỷ đồng) và Saigonbank (581 tỷ đồng). Điểm chung của các ngân hàng này là đều có quy mô dư nợ cho vay thuộc nhóm nhỏ nhất hệ thống, nên quy mô nợ xấu ở mức thấp.

Quảng cáo

Xét về tốc độ tăng, LPBank là ngân hàng có nợ xấu tăng nhanh nhất hệ thống trong 9 tháng đầu năm. Sau ba quý vừa qua, nợ xấu của ngân hàng này đã tăng thêm 70% lên 6.272 tỷ đồng, kéo tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay lên 1,96% từ mức 1,34% ghi nhận hồi đầu năm. Trong đó, nợ xấu tăng lên chủ yếu đến từ nhóm nợ có khả năng mất vốn, từ 1.169 tỷ đồng lên 2.717 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 132%.

Cùng với LPBank, nhiều ngân hàng cũng ghi nhận số dư nợ xấu tăng rất mạnh trong 9 tháng đầu năm như MB (tăng 60%), Nam A Bank (tăng 56,3%), BVBank (tăng 55,7%), Bac A Bank (tăng 50,1%), BIDV (tăng 49,3%), ACB (tăng 40,6%), VietinBank (tăng 39,8%),...

Ở chiều ngược lại, chỉ có duy nhất một ngân hàng giảm được nợ xấu trong 9 tháng đầu năm là OCB, khi số dư giảm từ 6.883 tỷ đồng hồi cuối năm 2023 xuống còn 6.540 tỷ đồng tại thời điểm cuối quý 3.

Ngoài OCB, một số ngân hàng khác cũng có tốc độ tăng nợ xấu thấp hơn mức bình quân gồm: SeABank (tăng 5,8%), VPBank (tăng 7,4%), ABBank (tăng 10,5%), SHB (tăng 12,4%), MSB (tăng 14,8%), Eximbank (tăng 15,9%), Sacombank (tăng 18,3%),...

Tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn hệ thống tăng lên 4,55% vào cuối tháng 9

Tại phiên trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng vào sáng ngày 11/11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết, thời gian vừa qua, tình hình nợ xấu có xu hướng tăng cao. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 9/2024, tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức 4,55% - gần bằng mức cuối năm 2023, tăng so với năm 2022.

“Đây là một thực tế do kể từ 2020 đến nay, đại dịch COVID tác động nghiêm trọng tới mọi mặt của kinh tế - xã hội. Doanh nghiệp và người dân khó khăn, giảm nguồn thu dẫn đến trả nợ khó khăn hơn”, bà Hồng nói.

Theo Thống đốc, để kiểm soát nợ xấu, NHNN cũng đề ra một số giải pháp. Trong đó, đối với các tổ chức tín dụng, khi cho vay cần thẩm định, đánh giá kỹ lưỡng về khả năng trả nợ của khách hàng vay nhằm đảm bảo kiểm soát nợ xấu mới phát sinh.

Còn đối với các nợ xấu hiện hữu, các tổ chức tín dụng tích cực xử lý nợ xấu thông qua việc đôn đốc khách hàng trả nợ, thu nợ, phát mại tài sản. Tuy nhiên, hoạt động này hiện nay đang rất khó khăn. Ngoài ra, NHNN cũng đã có khuôn khổ pháp lý cho VAMC hay các công ty mua bán nợ để có thể tham gia xử lý nợ xấu, bà Hồng cho biết thêm.

Cũng tại phiên họp, Thống đốc khẳng định khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% là khá cao, còn về vấn đề nợ xấu nếu nguyên nhân đến từ yếu tố khách quan thì NHNN cũng khó có thể kiểm soát. Đối với bản thân các tổ chức tín dụng, NHNN đã chỉ đạo tăng cường các biện pháp kiểm soát nợ xấu bằng cách thẩm định kỹ khoản vay, đối tượng vay, đồng thời thận trọng, cân đối các nguồn vốn.

Thống đốc cũng nhấn mạnh rằng nợ xấu tăng cao là một yếu tố khiến cho lãi suất cho vay khó có thể giảm tiếp trong thời gian tới.

“Lãi suất cho vay khó có thể giảm tiếp mặc dù đã giảm đáng kể. Nợ xấu hình thành khi khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng. Trong khi tiền cho vay là tiền huy động và tổ chức tín dụng vẫn phải trả lãi cho người dân. Với điều kiện như vậy, rất khó để các tổ chức tín dụng tiếp tục giảm lãi suất cho vay”, bà Hồng nói.

Theo markettimes.vn Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Giá vàng miếng SJC ổn định, giao dịch quanh mốc 121,5 triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng SJC sáng 14/7 đi ngang tại nhiều doanh nghiệp, chênh lệch mua – bán tiếp tục ở mức 2 triệu đồng/lượng. Bên cạnh đó, giá vàng nhẫn cũng ít ghi nhận biến động.

Giá vàng trong nước giảm mạnh, chênh lệch với thế giới nới rộng lên 16 triệu đồng/lượng Ngày 10/7: Giá vàng trong nước tăng 200.000 đồng/lượng

6 tháng đầu năm 2025: CPI tăng 3,27% so với cùng kỳ năm trước

Theo báo cáo của Cục Thống kê (Bộ Tài chính), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2025 tăng 0,48% so với tháng trước. So với tháng 12/2024, CPI tháng Sáu tăng 2,02%; tăng 3,57% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân quý II/2025 tăng 3,31% so với quý II/2

CPI Việt Nam năm 2024 tăng 3,63%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra CPI Việt Nam tăng gần 1% trong tháng 1, nguyên nhân do đâu?

GDP 6 tháng đầu năm 2025: Tăng cao nhất so với cùng kỳ trong 14 năm

Trong bối cảnh kinh tế thế giới đối mặt với nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự đoán, với quyết tâm cao nhất để huy động và khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội, kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm đã tăng trưởng tích cực với tổng

GDP Việt Nam ảnh hưởng ra sao sau quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ? GDP quý I/2025 của Việt Nam tăng 6,93%, cao nhất trong vòng 6 năm

Tín dụng tiếp tục “chảy” vào lĩnh vực sản xuất

Tính đến cuối tháng 5/2025, tính dụng tăng trưởng 6,52% được tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp tục là hai ngành có tỉ trọng lớn.

Nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên 16% NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Quỹ ETF tái cơ cấu danh mục ra sao trong kỳ quý III/2025?

Trong tháng 7, HOSE sẽ thực hiện đánh giá chỉ số VN30 và VNFIN LEAD kỳ giữa năm với những thay đổi về cơ cấu chỉ số. Đồng thời, các chỉ số VNDIAMOND sẽ được cập nhật số liệu và tính toán lại tỷ trọng danh mục cổ phiếu thành phần. Kết quả sẽ được chính thứ

Thị trường chứng khoán “thăng hoa” sau tin Israel – Iran ngừng bắn, VN-Index tiến sát về mốc 1.370 điểm Chứng khoán Hoàng Gia đăng ký mua hàng triệu cổ phiếu SJS, SAM

Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, vào lúc 10h25 sáng 2/7 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đăng trên mạng xã hội Truth Social rằng ông vừa có một thỏa thuận thương mại với Việt Nam.

HAGL muốn bán 13,3 triệu cổ phiếu HNG trả nợ, sếp Bamboo Capital bán thỏa thuận 20 triệu cổ phiếu BCR Mỹ - Trung Quốc đạt được thỏa thuận dừng áp thuế trong 90 ngày

Vàng SJC vượt 120 triệu đồng, vàng nhẫn tăng vọt phiên đầu tháng 7

Sáng 1/7, giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh. Trong đó, giá vàng miếng SJC tại các doanh nghiệp lớn được niêm yết trên 120 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn được bán ra trong khoảng 116,5 - 118 triệu đồng/lượng.

Sáng 26/6: Giá vàng thế giới và trong nước đồng loạt tăng Giá vàng nhẫn, vàng SJC sáng 27/6 tăng vọt

Chuyện cổ tức ngân hàng: Giữ tiền để lớn hay chia sẻ với cổ đông?

Mùa đại hội cổ đông năm nay, câu chuyện chia cổ tức tiếp tục làm “nóng” nghị trường các ngân hàng. Trong khi một số nhà băng mạnh tay chi hàng nghìn tỷ đồng tiền mặt để tri ân cổ đông, nhiều ngân hàng lại chọn giữ lại toàn bộ lợi nhuận nhằm tăng vốn tự có

Ngân hàng nào sẽ tổ chức đại hội cổ đông tuần này? Hàng loạt ngân hàng tổ chức đại hội cổ đông trong tuần này, nhiều ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, Techcombank, MB...