Cho vay bất động sản và đầu tư kinh doanh chứng khoán được dự báo tiềm ẩn rủi ro cao nhất trong năm 2024

Trong năm 2024, hai lĩnh vực được các tổ chức tín dụng (TCTD) dự báo tiềm ẩn rủi ro tín dụng cao nhất tiếp tục là cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản và cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán; trong khi đó, rủi ro tín dụng cho lĩnh vực phát triển nông,

Kết quả “Cuộc điều tra xu hướng tín dụng của các tổ chức tín dụng (TCTD) tháng 12/2023” vừa được Vụ Dự báo, Thống kê, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố cho biết, trong 6 tháng cuối năm 2023, các TCTD đã đáp ứng nhu cầu vay vốn tổng thể của khách hàng ở tỷ lệ cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2023 và cùng kỳ năm 2022, với 92,7% TCTD cho biết đã đáp ứng từ “75%-100%” nhu cầu vay vốn (kỳ trước 89,5% và cùng kỳ năm trước 88,6%).

Tỷ lệ TCTD nhận định đáp ứng nhu cầu vay vốn ở mức cao (từ 75% trở lên) của nhóm 15 NHTM trọng yếu trong kỳ này là 100% (kỳ trước 93,3%).

td-1-551.jpg

Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng, trong 6 tháng cuối năm 2023, các TCTD tiếp tục “nới lỏng” nhẹ tiêu chuẩn tín dụng đối với 2 lĩnh vực ưu tiên là: cho vay đầu tư ứng dụng công nghệ cao và cho vay đầu tư công nghiệp hỗ trợ. Đồng thời, chuyển sang “nới lỏng” nhẹ tiêu chuẩn tín dụng đối với lĩnh vực cho vay đầu tư ngành dịch vụ logistics và cho vay mua nhà để ở.

Các TCTD cũng giảm bớt “thắt chặt” tiêu chuẩn tín dụng đối với lĩnh vực: đầu tư kinh doanh chứng khoán; đầu tư kinh doanh bất động sản; kinh doanh tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; xây dựng” và các lĩnh vực khác.

Theo nhận định của các TCTD, nhu cầu tín dụng tổng thể của khách hàng trong 6 tháng cuối năm 2023 “cải thiện” chậm hơn so với 6 tháng đầu năm 2023 và thấp hơn nhiều so với kỳ vọng. Đánh giá chung cho cả năm 2023, tỷ lệ TCTD nhận định nhu cầu tín dụng tổng thể của khách hàng “cải thiện” thấp hơn nhiều so với kỳ vọng và diễn biến thực tế của các năm trước. Dự báo cho năm 2024, các TCTD cho biết, nhu cầu tín dụng tổng thể của khách hàng tiếp tục “cải thiện” chậm trong 6 tháng đầu năm 2024 so với 6 tháng cuối năm 2023 ở hầu hết các lĩnh vực, tuy nhiên được kỳ vọng “cải thiện” mạnh hơn trong 6 tháng cuối năm 2024, do đó kỳ vọng “cải thiện” tốt hơn trong tổng thể năm 2024 so với năm 2023.

Trong 4 lĩnh vực chính được thống kê, đáng chú ý tại kỳ điều tra này, nhu cầu vay phát triển công nghiệp và xây dựng có tỷ lệ TCTD nhận định và dự báo “tăng” cao nhất trong năm 2023 và năm 2024, thay vì lĩnh vực vay phục vụ đời sống và tiêu dùng như trong năm 2022. So với kỳ điều tra tháng 6/2023, tại kỳ điều tra này, các TCTD đã thu hẹp bớt kỳ vọng về mức độ “tăng” nhu cầu tín dụng của 11/13 lĩnh vực điều tra trong năm 2024, trong khi giữ nguyên hoặc mở rộng nhẹ kỳ vọng về mức độ tăng nhu cầu tín dụng của 2/13 lĩnh vực điều tra (đầu tư công nghiệp hỗ trợ và đầu tư ứng dụng công nghệ cao).

Theo đánh giá của các TCTD, rủi ro tín dụng tổng thể tiếp tục “tăng” trong 6 tháng cuối năm 2023 nhưng tốc độ tăng đã chậm lại so với dự báo và so với 6 tháng đầu năm 2023. Đánh giá tổng thể năm 2023, mức độ rủi ro tín dụng của các khoản vay được nhận định tăng mạnh hơn so với năm 2022 và so với dự báo ban đầu.

Quảng cáo

Do đó, bên cạnh việc các TCTD đã nỗ lực thu hẹp hơn nữa “chênh lệch giữa lãi suất cho vay và chi phí vốn bình quân”, các TCTD vẫn thắt chặt nhẹ các điều khoản, điều kiện tổng thể cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp (chủ yếu là yêu cầu về tài sản bảo đảm, các điều khoản bổ sung trong hợp đồng tín dụng, yêu cầu điểm xếp hạng tín nhiệm tối thiểu của khách hàng..., đặc biệt đối với lĩnh vực cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán và cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản) để quản trị rủi ro tốt hơn, đảm bảo an toàn và chất lượng tín dụng, nhưng giữ ổn định các điều khoản, điều kiện tín dụng đối với khách hàng cá nhân.

td-2-4311.jpg

Tương tự năm 2023, 6 tháng đầu năm và cả năm 2024, diễn biến tăng trưởng kinh tế; lãi suất; thay đổi nhu cầu đầu tư vào sản xuất kinh doanh; cơ hội đầu tư, xuất nhập khẩu; chất lượng dịch vụ cải thiện là những nhân tố được nhiều TCTD nhận định và dự báo ảnh hưởng tích cực đến sự gia tăng nhu cầu tín dụng của nhóm khách hàng doanh nghiệp.

Bên cạnh các nhân tố trên, nhân tố cải tiến sản phẩm cho vay của TCTD được dự báo tác động nhiều nhất đến sự gia tăng nhu cầu vay vốn của nhóm khách hàng cá nhân trong 6 tháng đầu năm và cả năm 2024.

Cũng theo đánh giá của các TCTD, các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu tín dụng là những diễn biến bất lợi trên thị trường bất động sản, chứng khoán, tăng trưởng kinh tế và sự sụt giảm niềm tin của người tiêu dùng.

Các lĩnh vực kinh tế được dự báo là động lực tăng trưởng tín dụng trong năm 2024 theo đánh giá của các TCTD tại kỳ điều tra này gồm: “bán buôn, bán lẻ”; “xuất, nhập khẩu”; “sản xuất thức ăn và đồ uống” là 3 lĩnh vực được nhiều TCTD lựa chọn là “động lực tăng trưởng tín dụng” nhất. Riêng lĩnh vực “xây dựng” đã thay đổi từ vị trí thứ 5 trong 6 tháng đầu năm 2023 lên xếp thứ 4 trong 6 tháng cuối năm 2023, lĩnh vực “vay phục vụ nhu cầu đời sống hoặc vay tiêu dùng” chuyển xuống vị trí thứ 5.

Dự báo 6 tháng tới, các TCTD quan ngại mặt bằng rủi ro tín dụng tổng thể tiếp tục tăng (chỉ số cân bằng dự báo ở mức 11,9%, cao hơn mức 10,9% của 6 tháng cuối năm 2023). Năm 2024, rủi ro tín dụng tổng thể được dự báo tăng chậm lại so với năm 2023 (chỉ số cân bằng đạt 7,81%, thấp hơn mức 15,6% của năm 2023). Trong đó, rủi ro tín dụng của một số lĩnh vực như cho vay phát triển nông, lâm sản, thủy sản, cho vay đầu tư ngành dịch vụ logistics được dự báo giảm. Hai lĩnh vực được dự báo tiềm ẩn rủi ro tín dụng cao nhất tiếp tục là cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản và cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán.

Chuyển sang 6 tháng đầu năm và cả năm 2024, 70,3-73,3% TCTD dự kiến tiếp tục giữ nguyên “không đổi” hoặc “nới lỏng” nhẹ tiêu chuẩn tín dụng tổng thể của đơn vị mình (13,9-16,8% TCTD dự kiến “nới lỏng” tiêu chuẩn tín dụng, 12,9% TCTD dự kiến “thắt chặt” nhẹ tiêu chuẩn tín dụng), trong đó, dự kiến “nới lỏng” nhẹ tiêu chuẩn tín dụng đối với tất cả các lĩnh vực ưu tiên và công nghiệp chế biến chế tạo, cho vay đầu tư ngành dịch vụ logistics và cho vay mua nhà để ở.

Các TCTD dự kiến “nới lỏng” tiêu chuẩn tín dụng của đơn vị nhờ kỳ vọng các nhân tố “Triển vọng kinh tế vĩ mô khả quan” cùng với “Chính sách định hướng/quản lý phát triển các ngành kinh tế của Chính phủ” và “Chính sách định hướng/quản lý tín dụng của Chính phủ/NHNN”.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, các TCTD dự kiến giữ ổn định các điều kiện và điều khoản cho vay tổng thể đối với khách hàng doanh nghiệp và nới lỏng hơn đối với khách hàng cá nhân (dự kiến áp dụng đối với lĩnh vực vay phục vụ đời sống, vay mua bất động sản để ở).

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Các “ông lớn” bất động sản quyết định mức giá của thị trường

Dữ liệu nghiên cứu của VARS chỉ ra, giá nhà ở đang liên tục thiết lập mặt bằng mới, ở ngưỡng cao, vượt xa tốc độ tăng trưởng thu nhập của đại đa số người dân. Trong khi đó, các chủ đầu tư lớn sẽ tiếp tục quyết định mức giá của thị trường, theo hướng cao h

Điểm tên 5 dự án bất động sản tại Tp.HCM được gỡ vướng pháp lý hoàn toàn Đã đến lúc dùng công cụ thuế để khắc chế đầu cơ, thổi giá bất động sản

Lực mua mạnh kéo thị trường hàng hoá bật tăng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), lực mua mạnh mẽ đã quay trở lại thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong phiên giao dịch đầu tuần (ngày 9/9). Hầu hết các mặt hàng đều lấy lại sắc xanh tích cực.

Cổ phiếu Novaland “thăng hoa”, thanh khoản tăng đột biến CPI tháng 8 ổn định, duy nhất một nhóm hàng hóa ghi nhận giảm so với tháng trước

Tuần này, 2 ngân hàng tăng mạnh lãi suất, một ngân hàng bất ngờ giảm sâu

OceanBank và Dong A Bank ghi nhận điều chỉnh lãi suất tiết kiệm theo chiều hướng tăng mạnh. Ở chiều ngược lại, ngân hàng ABBank giảm lãi suất và không còn nằm trong danh sách các nhà băng niêm yết lãi suất trên 6%/năm.

Thêm ngân hàng ngược chiều, giảm lãi suất tiết kiệm từ hôm nay 14/8 Lãi suất huy động tăng liên tục, có 100 triệu gửi ngân hàng lúc này, 1 năm sau lãi bao nhiêu?

CPI tháng 8 ổn định, duy nhất một nhóm hàng hóa ghi nhận giảm so với tháng trước

Theo tổng cục Thống kê, trong tháng 8, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng giảm đan xen, trong đó giá lương thực, thực phẩm, giá nhà ở thuê tăng so với tháng 7/2024, giá xăng dầu trong nước giảm theo giá thế giới.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2024 tăng 0,17% Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2024 tăng 0,48%

Xuất hiện nhóm đầu tư âm thầm “gom hàng”, chờ bảng giá đất điều chỉnh

“Nếu có tiền mua gom lúc này, chờ thời gian nữa bảng giá đất điều chỉnh ban hành, thị trường hồi phục, giá đất sẽ bật tăng trở lại…”, một nhà đầu tư bất động sản lâu năm tại Tp.HCM phân tích.

Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM nói gì về bảng giá đất mới sắp áp dụng Bộ Tài chính: Bảng giá đất hiện tại được tiếp tục áp dụng đến hết 2025

Những sự kiện tài chính thế giới đáng chú ý trong tuần 2-6/9/2024

Số liệu việc làm của Mỹ nổi bật trong số những chương trình nghị sự khi các thị trường chuẩn bị cho một tháng 9 đầy biến động: Pháp đang tìm cách vượt qua giai đoạn hỗn loạn về chính trị, Đức chuẩn bị cho các cuộc thăm dò dư luận trước bầu cử, các nhà

Công bố 10 sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2023 KAFI, FTS, MBS, VND có thể đối mặt với rủi ro tái cấp vốn khi các sự kiện tiêu cực xảy ra

Đề xuất mở rộng các tỷ lệ hạn chế đầu tư của quỹ đại chúng

Bộ Tài chính đề xuất mở rộng hạn chế đầu tư từ 10% lên 15% đối với đầu tư vào chứng khoán của một tổ chức phát hành; từ 30% lên 35% đối với đầu tư vào các công ty trong cùng một nhóm công ty có quan hệ sở hữu với nhau

Thị trường "nhiễu" do cơ cấu ETF, dòng tiền tiếp tục ưu ái Midcap và Penny Cổ phiếu FTS được lọt vào rổ danh mục ETF của VanEck, ước tính được mua thêm 3,2 triệu cổ phiếu

Trung Quốc được dự đoán sẽ 'gom' vàng trở lại, khiến giá vàng tiếp tục phá đỉnh

Kitco News dẫn lời các chuyên gia trong ngành cho biết, nhu cầu vàng của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng lên trong những tháng tới, trong bối cảnh mối lo ngại về diễn biến của nền kinh tế và đồng nội tệ rớt giá.

Ngoài nỗ lực phi đô la hoá của nhiều quốc gia, một nỗi lo ngại 'sâu sắc' đang đẩy giá vàng tăng cao kỷ lục Vàng nhẫn tăng giá, đạt mức cao nhất từ trước đến nay