Có hiệu lực từ 1/10, CBAM tác động đến hàng xuất khẩu nào của Việt Nam?

Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của Liên minh châu Âu (EU) giai đoạn chuyển tiếp chính thức có hiệu lực vào ngày 01/10/2023, chỉ áp dụng đối với các mặt hàng gây ô nhiễm cao.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo quy định được phê duyệt vào tháng 5/2003 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/10/2023, EU sẽ áp dụng Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon ở giai đoạn chuyển tiếp nhằm quản lý lượng carbon thải ra trong quá trình sản xuất của tất cả các mặt hàng nhập khẩu vào EU.

Giai đoạn chuyển tiếp chỉ áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có nguy cơ ô nhiễm cao

Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon ban đầu chỉ sẽ áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có nguy cơ ô nhiễm cao như thép, xi măng, phân bón, nhôm, điện và hydro. Đây là những lĩnh vực chiếm tới 94% lượng khí thải công nghiệp của EU. Cơ chế được chia thành ba giai đoạn:

Từ tháng 10/2023-2025 là giai đoạn chuyển tiếp, doanh nghiệp sẽ phải báo cáo về tổng phát thải tích hợp trong hàng hóa theo loại và không chịu phí CBAM. Thời gian chuyển tiếp từ nay đến năm 2026 và tỷ lệ mà doanh nghiệp phải chi trả chứng chỉ CBAM cũng sẽ tăng dần từ năm 2026 đến năm 2034, tức là doanh nghiệp có một lộ trình để chuẩn bị.

Từ năm 2026-2034: doanh nghiệp mua 1 chứng chỉ CBAM cho mỗi tấn CO2 tương đương có trong sản phẩm. EU sẽ loại bỏ dần việc phân bổ miễn phí hạn ngạch phát thải khí nhà kính.

Đến năm 2034, các doanh nghiệp sẽ phải nộp 100% phí CBAM. Tuy nhiên, bản thân các doanh nghiệp trong nước hiện nay chưa quen thuộc và chưa có nhiều doanh nghiệp đủ năng lực để đáp ứng. Đặc biệt, với những doanh nghiệp không có sự chuẩn bị trước, không có lộ trình thì sẽ khó đáp ứng được yêu cầu của EU.

EU là khu vực thương mại đầu tiên trên thế giới đánh thuế carbon đối với hàng hóa nhập khẩu vào Liên minh châu Âu. Thuế carbon được xem là một trong những công cụ chính sách hiệu quả nhất đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào thị trường EU dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất của nước xuất khẩu.

Doanh nghiệp Việt Nam đạt được tiêu chuẩn xanh mới có hy vọng tiếp tục tận dụng Hiệp định EVFTA để tăng xuất khẩu sang thị trường EU.

Quảng cáo

Xuất khẩu thép, nhôm, xi măng vào EU sẽ gánh thêm 36 tỷ USD chi phí mỗi năm

Việt Nam đứng thứ 11 về xuất khẩu hàng hóa vào EU, với nhiều mặt hàng thuộc nhóm sản xuất công nghiệp phát thải cao như nhôm, thép, dệt may, da giày… buộc phải thích ứng nếu muốn tiếp tục xuất khẩu các mặt hàng trên vào khối thị trường này.

Bà Phạm Thị Ngọc Thúy, Giám đốc Văn phòng Ban IV, Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ cho biết, với Cơ chế điều chỉnh carbon, chống phá rừng của châu Âu và chuỗi cung ứng của Đức… tác động thẳng đến doanh nghiệp.

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá tác động thuế carbon lên hàng hóa xuất khẩu cho biết, loại thuế này sẽ làm tăng thêm 36 tỷ USD chi phí mỗi năm đối với thép, nhôm, xi măng của Việt Nam xuất khẩu vào EU. Hiện có một số công ty thép thuê tư vấn giám sát, chủ động lên kế hoạch giảm 50% lượng khí thải carbon qua kỹ thuật tiên tiến là sản xuất thép bằng hydro.

Ông Lã Anh Chiến, Giám đốc nhà máy Bông TNG cho biết, từ năm 2021, nhà máy Bông TNG đã chuyển đổi sản xuất hơn 80% bông tái chế, thân thiện với môi trường làm nguyên liệu cho các nhà máy dệt may, nhờ vậy, đơn đặt hàng các đối tác EU đã tăng gần 200% đi kèm các tiêu chuẩn xanh.

“Đây là một trong những cơ hội rất tốt để công ty nâng cao năng lực cạnh tranh về cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào ngành may mặc cho các doanh nghiệp trong nước cũng như xuất khẩu”, ông Chiến nói.

Trước các quy định về kiểm soát phát thải nhà kính, nhiều tập đoàn hàng đầu như: Nike, Adidas, Coca - Cola, Heineken đã đưa ra các tiêu chí môi trường để lựa chọn nhà cung cấp. Theo đó, những doanh nghiệp gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất, không có giải pháp tiết kiệm năng lượng có thể bị ngừng tiếp nhận đơn hàng hoặc bị từ chối đặt hàng.

Trong khi đó, các nhãn hàng của EU cũng đang xây dựng các chương trình cùng đối tác Việt Nam cam kết hành động giảm thiểu phát thải khí nhà kính, sử dụng năng lượng tái tạo, hướng tới nhà máy xanh.

Ông Lionel Adenot, Tổng Giám đốc Decathlon Việt Nam, doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư từ Pháp, chuyên cung cấp các sản phẩm giày, quần áo và dụng cụ thể thao cho biết, các sản phẩm công ty cung cấp sẽ phải được sản xuất trên cơ sở đảm bảo hạn chế tác động đến môi trường. Do vậy, công ty thường xuyên kiểm tra thực tế về khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn như việc sử dụng than đá đang được thay thế bằng nhiên liệu sinh khối.

Trong bối cảnh mà hầu hết các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam đều đẩy mạnh và thậm chí là gây sức ép về mục tiêu giảm phát thải. CBAM chỉ là ví dụ đầu tiên. Vấn đề đặt ra hiện nay doanh nghiệp cần làm gì, cơ quan quản lý nhà nước cần làm gì… và khởi động càng nhanh càng tốt nếu không muốn hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị loại khỏi các chuỗi giá trị toàn cầu.

Theo Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh Copy

Cùng chuyên mục Chính sách

Phó Thủ tướng Chính phủ “lệnh” gỡ khó phát triển điện gió ngoài khơi

Để sớm triển khai các dự án điện gió ngoài khơi nhằm bảo đảm thực hiện được mục tiêu Quy hoạch điện VIII đề ra, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn yêu cầu các bộ ngành liên quan giải quyết vướng mắc phát triển điện gió ngoài khơi.

Chuẩn bị triển khai thí điểm 2 dự án điện gió ngoài khơi và hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật Bộ Công an yêu cầu EVN cung cấp hồ sơ 32 nhà máy điện gió, điện mặt trời

ADB: Cần giảm bớt gánh nặng lên chính sách tiền tệ

Theo báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 9 vừa được công bố sáng nay (ngày 25/9), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế tích cực cho Việt Nam, với GDP ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025. cần thiết

ADB: Châu Á – Thái Bình Dương cần gấp rút ứng phó với tình trạng già hóa dân số ADB cam kết tài trợ khí hậu kỷ lục 10 tỷ USD trong năm 2023

Bộ Xây dựng điểm mặt loạt nguyên nhân đẩy giá bất động sản tăng mạnh

Việc đấu giá quyền sử dụng đất với kết quả trúng đấu giá cao gấp nhiều lần giá khởi điểm sẽ có tác động làm tăng mặt bằng giá đất, giá bất động sản, giá nhà ở của khu vực lân cận và của địa phương…

Gần 5.000 tỷ đồng trái phiếu chảy về nhóm công ty bất động sản trong tháng 8/2024 Các “ông lớn” bất động sản quyết định mức giá của thị trường

Tăng trưởng từ 20-25%/năm, làm sao để quản lý thuế thương mại điện tử?

Trước sự tăng trưởng nhanh từ 20-25%/năm của thị trường thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam, thời gian qua, Tổng cục Thuế đã triển khai nhiều giải pháp lớn để tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động này.

Thép Formosa Hà Tĩnh lỗ gấp đôi lên gần 16.000 tỷ đồng trong năm 2023, 6T2024 khiến Hà Tĩnh giảm thu gần 70% một loại thuế lớn Apple, TikTok, Meta, Google… nộp thuế hơn 6.200 tỷ đồng tại Việt Nam

Thủ tướng: Phấn đấu tới 2025 có 2-3 ngân hàng trong nhóm 100 của châu Á

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu hệ thống ngân hàng thực hiện "6 tăng, 6 giảm, 6 tăng tốc, bứt phá" để cùng đất nước phát triển, phấn đấu đến cuối năm 2025 có ít nhất từ 2-3 ngân hàng thương mại nằm trong nhóm 100 ngân hàng lớn mạnh nhất trong

Thủ tướng chỉ đạo không tăng giá các mặt hàng đột ngột, cùng thời điểm tăng lương Thủ tướng chỉ đạo nóng, thúc tiến độ đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội

Apple, TikTok, Meta, Google… nộp thuế hơn 6.200 tỷ đồng tại Việt Nam

Theo số liệu của Tổng cục Thuế, chỉ trong 8 tháng đầu năm, tổng số thuế mà các nhà cung cấp nước ngoài như Google, Facebook... nộp cho Việt Nam đạt 6.234 tỉ đồng, vượt dự toán năm.

KIDO đầu tư kênh giải trí và bán hàng livestream trên Tiktok, mục tiêu giúp doanh nghiệp thu trăm tỷ mỗi ngày Đề xuất đánh thuế VAT hàng giá trị nhỏ nhập khẩu qua Shopee, Lazada, Tiktok...

Hạn chế phương tiện lưu thông trên Cầu Chương Dương từ 8h30 sáng ngày 10/9

Để đảm bảo an toàn cho người và các phương tiện qua cầu, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội thông báo, từ 8h30 sáng nay (ngày 10/9) hạn chế phương tiện lưu thông trên Cầu Chương Dương.

Hà Nội thu hồi, bãi bỏ 153 dự án chậm triển khai Dấu ấn nhà phát triển dự án KITA Group tại khu biệt thự “hàng hiệu” của Hà Nội

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Việc trúng đấu giá tăng cao so với giá khởi điểm là đúng thực tế”

Xu hướng tăng giá chung của thị trường bất động sản đang trên đà phục hồi, và một lượng giá giao dịch tăng trưởng tốt trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp từ đầu năm 2024, đặc biệt là đối với các bất động sản có pháp lý rõ ràng, được đầu tư hạ tầng kỹ thu

Bộ Tài chính: Bảng giá đất hiện tại được tiếp tục áp dụng đến hết 2025 Chuyên gia nói gì về bảng giá đất của Tp.HCM, ai là người “chịu trận”?

Cắt giảm tối đa thủ tục hành chính trong xây dựng và mua bán nhà ở xã hội

Đây là một trong những nội dung được nêu ra tại Quyết định số 927/QĐ-TTg được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 24/5/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát t

Tp.HCM kiến nghị cho phép nhà ở riêng lẻ được xây tối đa 1 tầng hầm Ngân hàng Nhà nước sẽ sửa gói tín dụng 120.000 tỷ đồng mua nhà ở xã hội

Năm nay, người lao động đi làm ngày lễ 2/9 sẽ được tính lương như thế nào? Có phải đóng thuế TNCN?

Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định, người lao động trong ngày Quốc khánh sẽ được nghỉ 2 ngày và hưởng nguyên lương (ngày 2/9 dương lịch và 1 ngày liền kề trước hoặc sau).

Gia tăng quyền năng nữ lao động trong các khu công nghiệp Lần thứ 2 Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động