Có hiệu lực từ 1/10, CBAM tác động đến hàng xuất khẩu nào của Việt Nam?

Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của Liên minh châu Âu (EU) giai đoạn chuyển tiếp chính thức có hiệu lực vào ngày 01/10/2023, chỉ áp dụng đối với các mặt hàng gây ô nhiễm cao.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo quy định được phê duyệt vào tháng 5/2003 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/10/2023, EU sẽ áp dụng Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon ở giai đoạn chuyển tiếp nhằm quản lý lượng carbon thải ra trong quá trình sản xuất của tất cả các mặt hàng nhập khẩu vào EU.

Giai đoạn chuyển tiếp chỉ áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có nguy cơ ô nhiễm cao

Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon ban đầu chỉ sẽ áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có nguy cơ ô nhiễm cao như thép, xi măng, phân bón, nhôm, điện và hydro. Đây là những lĩnh vực chiếm tới 94% lượng khí thải công nghiệp của EU. Cơ chế được chia thành ba giai đoạn:

Từ tháng 10/2023-2025 là giai đoạn chuyển tiếp, doanh nghiệp sẽ phải báo cáo về tổng phát thải tích hợp trong hàng hóa theo loại và không chịu phí CBAM. Thời gian chuyển tiếp từ nay đến năm 2026 và tỷ lệ mà doanh nghiệp phải chi trả chứng chỉ CBAM cũng sẽ tăng dần từ năm 2026 đến năm 2034, tức là doanh nghiệp có một lộ trình để chuẩn bị.

Từ năm 2026-2034: doanh nghiệp mua 1 chứng chỉ CBAM cho mỗi tấn CO2 tương đương có trong sản phẩm. EU sẽ loại bỏ dần việc phân bổ miễn phí hạn ngạch phát thải khí nhà kính.

Đến năm 2034, các doanh nghiệp sẽ phải nộp 100% phí CBAM. Tuy nhiên, bản thân các doanh nghiệp trong nước hiện nay chưa quen thuộc và chưa có nhiều doanh nghiệp đủ năng lực để đáp ứng. Đặc biệt, với những doanh nghiệp không có sự chuẩn bị trước, không có lộ trình thì sẽ khó đáp ứng được yêu cầu của EU.

EU là khu vực thương mại đầu tiên trên thế giới đánh thuế carbon đối với hàng hóa nhập khẩu vào Liên minh châu Âu. Thuế carbon được xem là một trong những công cụ chính sách hiệu quả nhất đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào thị trường EU dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất của nước xuất khẩu.

Doanh nghiệp Việt Nam đạt được tiêu chuẩn xanh mới có hy vọng tiếp tục tận dụng Hiệp định EVFTA để tăng xuất khẩu sang thị trường EU.

Quảng cáo

Xuất khẩu thép, nhôm, xi măng vào EU sẽ gánh thêm 36 tỷ USD chi phí mỗi năm

Việt Nam đứng thứ 11 về xuất khẩu hàng hóa vào EU, với nhiều mặt hàng thuộc nhóm sản xuất công nghiệp phát thải cao như nhôm, thép, dệt may, da giày… buộc phải thích ứng nếu muốn tiếp tục xuất khẩu các mặt hàng trên vào khối thị trường này.

Bà Phạm Thị Ngọc Thúy, Giám đốc Văn phòng Ban IV, Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ cho biết, với Cơ chế điều chỉnh carbon, chống phá rừng của châu Âu và chuỗi cung ứng của Đức… tác động thẳng đến doanh nghiệp.

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá tác động thuế carbon lên hàng hóa xuất khẩu cho biết, loại thuế này sẽ làm tăng thêm 36 tỷ USD chi phí mỗi năm đối với thép, nhôm, xi măng của Việt Nam xuất khẩu vào EU. Hiện có một số công ty thép thuê tư vấn giám sát, chủ động lên kế hoạch giảm 50% lượng khí thải carbon qua kỹ thuật tiên tiến là sản xuất thép bằng hydro.

Ông Lã Anh Chiến, Giám đốc nhà máy Bông TNG cho biết, từ năm 2021, nhà máy Bông TNG đã chuyển đổi sản xuất hơn 80% bông tái chế, thân thiện với môi trường làm nguyên liệu cho các nhà máy dệt may, nhờ vậy, đơn đặt hàng các đối tác EU đã tăng gần 200% đi kèm các tiêu chuẩn xanh.

“Đây là một trong những cơ hội rất tốt để công ty nâng cao năng lực cạnh tranh về cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào ngành may mặc cho các doanh nghiệp trong nước cũng như xuất khẩu”, ông Chiến nói.

Trước các quy định về kiểm soát phát thải nhà kính, nhiều tập đoàn hàng đầu như: Nike, Adidas, Coca - Cola, Heineken đã đưa ra các tiêu chí môi trường để lựa chọn nhà cung cấp. Theo đó, những doanh nghiệp gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất, không có giải pháp tiết kiệm năng lượng có thể bị ngừng tiếp nhận đơn hàng hoặc bị từ chối đặt hàng.

Trong khi đó, các nhãn hàng của EU cũng đang xây dựng các chương trình cùng đối tác Việt Nam cam kết hành động giảm thiểu phát thải khí nhà kính, sử dụng năng lượng tái tạo, hướng tới nhà máy xanh.

Ông Lionel Adenot, Tổng Giám đốc Decathlon Việt Nam, doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư từ Pháp, chuyên cung cấp các sản phẩm giày, quần áo và dụng cụ thể thao cho biết, các sản phẩm công ty cung cấp sẽ phải được sản xuất trên cơ sở đảm bảo hạn chế tác động đến môi trường. Do vậy, công ty thường xuyên kiểm tra thực tế về khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn như việc sử dụng than đá đang được thay thế bằng nhiên liệu sinh khối.

Trong bối cảnh mà hầu hết các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam đều đẩy mạnh và thậm chí là gây sức ép về mục tiêu giảm phát thải. CBAM chỉ là ví dụ đầu tiên. Vấn đề đặt ra hiện nay doanh nghiệp cần làm gì, cơ quan quản lý nhà nước cần làm gì… và khởi động càng nhanh càng tốt nếu không muốn hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị loại khỏi các chuỗi giá trị toàn cầu.

Theo Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh Copy

Cùng chuyên mục Chính sách

Nghỉ hưu năm 2025, đóng BHXH đủ 15 năm, lương hưu mỗi tháng được nhận bao nhiêu?

Theo Điều 64 Luật BHXH năm 2024, từ 1/7/2025, người lao động đủ tuổi nghỉ hưu và khi nghỉ việc có thời gian đóng BHXH bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên thì cũng sẽ được hưởng lương hưu.

Gia tăng quyền năng nữ lao động trong các khu công nghiệp Năm nay, người lao động đi làm ngày lễ 2/9 sẽ được tính lương như thế nào? Có phải đóng thuế TNCN?

Bãi bỏ 28 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực đất đai từ ngày 1/1/2025

Ngày 20/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 20/2024/TT-BTNMT bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, liên tịch ban hành.

Quy định mới nhất về tính thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng nhà đất theo Luật đất đai 2024 Luật đất đai có thể có hiệu lực sớm từ 1/7/2024, nhìn lại 6 tác động đến bức tranh bất động sản mà người dân, doanh nghiệp mong chờ

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc: “Chuẩn bị xử lý tiếp hai ngân hàng 0 đồng”

Thông tin trước Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết vừa qua đã xử lý được hai ngân hàng 0 đồng và chuẩn bị xử lý tiếp hai ngân hàng 0 đồng.

Vietcombank và MB sẽ được hưởng những ưu đãi gì khi nhận chuyển giao ngân hàng 0 đồng? “Số phận” hai ngân hàng 0 đồng vừa sáp nhập sẽ phát triển theo hướng nào?

CPI tháng 10 tăng 0,33%, duy nhất một nhóm hàng hóa ghi nhận chỉ số giá giảm so với tháng trước

Theo Tổng cục Thống kê, giá lương thực, thực phẩm tiếp tục tăng do ảnh hưởng bởi mưa bão, giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới, giá nhà ở thuê tăng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2024 tăng so với tháng trước.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2024 tăng 0,29% Giá vàng "bất động" chờ đợi thông tin CPI tháng 9 của Mỹ

Thị trường bất động sản mất cân đối cung cầu, Chính phủ và các Bộ sẽ làm gì?

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Xây dựng cùng Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra những giải pháp nhằm ngăn chặn đầu cơ, thổi giá; phát triển nhà ở xã hội cũng như đưa thị trường bất động sản phát triển lành mạnh.

Nửa đầu năm 2024, Kho bạc Nhà nước huy động được 183.144 tỷ đồng từ trái phiếu chính phủ

Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư được bầu làm Chủ tịch nước

Với 100% đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư giữ chức Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Sáng nay, Quốc hội họp bất thường, xem xét vấn đề nhân sự

Giải pháp để GDP Việt Nam đạt 800 tỷ USD vào năm 2030

Để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2026-2030 khoảng 7,5-8,5%/năm; đến năm 2030, GDP bình quân đầu người đạt 7.400-7.600 USD; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

HSBC giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 ở mức 6,5% GDP quý 3 tăng trưởng 7,4%

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% là hoàn toàn khả thi

Tính đến ngày 30/9, tín dụng tăng 9% so với cuối năm 2023 và tăng 16% so với cùng kỳ. Thông thường, tín dụng sẽ tăng mạnh vào những tháng cuối năm, vì vậy, năm nay mục tiêu tăng 15% là hoàn toàn khả thi.

Các tổ chức tín dụng dự kiến lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm Ngân hàng Nhà nước sẽ sửa gói tín dụng 120.000 tỷ đồng mua nhà ở xã hội

Phó Thủ tướng Chính phủ “lệnh” gỡ khó phát triển điện gió ngoài khơi

Để sớm triển khai các dự án điện gió ngoài khơi nhằm bảo đảm thực hiện được mục tiêu Quy hoạch điện VIII đề ra, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn yêu cầu các bộ ngành liên quan giải quyết vướng mắc phát triển điện gió ngoài khơi.

Chuẩn bị triển khai thí điểm 2 dự án điện gió ngoài khơi và hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật Bộ Công an yêu cầu EVN cung cấp hồ sơ 32 nhà máy điện gió, điện mặt trời