CPI tháng 3/2024 giảm 0,23% so với tháng trước

CPI tháng 3/2024 giảm so với tháng trước chủ yếu do nhu cầu của người dân giảm sau dịp Tết Nguyên đán khiến giá hàng hóa và dịch vụ thiết yếu trên thị trường giảm, đặc biệt là giá lương thực, thực phẩm.

CPI tháng 3/2024 giảm 0,23% so với tháng trước

Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, tháng 3/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 0,23% so với tháng trước, tăng 1,12% so với tháng 12/2023 và tăng 3,97% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2024, CPI tăng 3,77% so với cùng kỳ năm trước.

Trong mức giảm 0,23% của CPI tháng 3/2024 so với tháng trước, có 7 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm và 4 nhóm hàng có chỉ số giá tăng.

Trong 7 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm mạnh nhất với mức 0,76% (tác động làm CPI chung giảm 0,25 điểm phần trăm), trong đó: Lương thực giảm 0,42% ; thực phẩm giảm 1,19% (tác động làm CPI chung giảm 0,25 điểm phần trăm); ăn uống ngoài gia đình tăng 0,19%.

Kế đến là nhóm giáo dục giảm 0,29%, trong đó dịch vụ giáo dục giảm 0,34%. Nguyên nhân chủ yếu do ngày 31/12/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ, trong đó yêu cầu giữ ổn định mức thu học phí từ năm học 2023-2024 bằng mức thu học phí của năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập, theo đó một số trường học đã điều chỉnh giảm mức học phí sau khi đã thu theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.

Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch cũng ghi nhận mức giảm 0,12% do nhu cầu mua sắm, du xuân sau Tết Nguyên đán giảm.

Nhóm giao thông giảm 0,03%, trong đó, chỉ số giá dịch vụ giao thông công cộng giảm 5,76%, chủ yếu do nhu cầu giảm sau dịp Tết Nguyên đán; chỉ số giá xăng tăng 0,72%; chỉ số giá dầu diezen giảm 1,15% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng dầu trong nước; dịch vụ rửa xe, bơm xe giảm 0,8%; dịch vụ trông giữ xe giảm 0,09%; dịch vụ bảo dưỡng phương tiện đi lại tăng 0,36%.

Các nhóm: Đồ uống và thuốc lá; may mặc, mũ nón, giày dép; bưu chính, viễn thông cũng lần lượt giảm 0,07%, 0,06% và 0,01%.

cpi-5904-4335.png
Tốc độ tăng/giảm CPI tháng 3/2024 so với tháng trước

Ở chiều tăng giá, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng mạnh nhất với mức tăng 0,29%, trong đó, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,15% và giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,33%, chủ yếu do giá cát tăng khi thiếu nguồn cung; giá điện sinh hoạt tăng 0,47%, nước sinh hoạt tăng 2,1% do nhu cầu tiêu dùng tăng; giá gas tăng 0,49%...

Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02%, trong đó chỉ số giá thuốc các loại tăng 0,08% chủ yếu do một số mặt hàng thuốc giảm đau, hạ sốt, chống dị ứng, chống viêm, thuốc dùng cho đường hô hấp tăng giá khi thời tiết chuyển mùa nồm ẩm tại một số địa phương miền Bắc.

Hai nhóm còn lại là nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác cũng lần lượt tăng nhẹ 0,01% và 0,06%.

Quảng cáo

Tính chung cả quý I/2024, CPI tăng 3,77% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó: Giáo dục tăng 9,02%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 6,51%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 6,20%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 5,40%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,53%; đồ uống và thuốc lá tăng 2,33%; giao thông tăng 2,27%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,54%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,35%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,21%. Riêng bưu chính viễn thông giảm 1,46%.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy lạm phát cơ bản tháng 3/2024 tăng 0,03% so với tháng trước và tăng 2,76% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý I/2024, lạm phát cơ bản bình quân tăng 2,81% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,77%) chủ yếu do giá lương thực, xăng dầu, giá dịch vụ y tế và giá dịch vụ giáo dục là yếu tố tác động tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản.

Lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

Đánh giá về mức lạm phát của tháng 3 và quý I/2024, bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) cho rằng, lạm phát của Việt Nam đang được kiểm soát ở mức phù hợp để hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, theo bà Oanh, mặc dù lạm phát trong tầm kiểm soát nhưng vẫn phải lưu ý đến áp lực lạm phát thời gian tới. Áp lực này cần nhìn nhận từ hai yếu tố là áp lực bên ngoài và nội tại của nền kinh tế Việt Nam.

Áp lực bên ngoài là dù lạm phát thế giới có xu hướng hạ nhiệt song vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn có thể tạo nên cú sốc cho lạm phát.

Trong nước, giá lương thực có xu hướng tăng, nhất là giá gạo, hiện nhu cầu xuất khẩu gạo vẫn cao khiến giá gạo tăng lên. Ngoài ra, giá điện có khả năng tăng tiếp, khi chỉ số giá điện tăng 10% tác động làm CPI tăng 0,33%. Trong năm 2024 nhu cầu điện sản xuất tiêu dùng vẫn tăng lên, khó tránh việc EVN tăng giá điện.

Bên cạnh đó, giá xăng cũng có xu hướng tăng lên, nếu giá xăng tăng 10% thì sẽ tác động làm CPI tăng 0,36%.

Ngoài ra, áp lực tăng lương từ 1/7/2024 cũng gia tăng kỳ vọng lạm phát, kéo giá các mặt hàng tiêu dùng tăng lên.

Trên cơ sở đó, bà Oanh cho biết, Tổng cục Thống kê đã xây dựng 3 kịch bản dự báo lạm phát cho năm 2024 tương ứng với tốc độ tăng của CPI.

Ở kịch bản 1, dự báo lạm phát dựa trên dự báo CPI cả năm 2024 tăng 3,8%, thì lạm phát sẽ tăng trong 6 tháng đầu năm. Ở kịch bản 2 và 3, với dự báo CPI tăng lần lượt là 4,2% và 4,5% thì lạm phát sẽ tăng mạnh hơn trong 6 tháng cuối năm, đặc biệt là quý IV/2024.

Do đó, để có thể kiểm soát lạm phát năm 2024 trong mục tiêu, lãnh đạo Vụ Thống kê giá khuyến nghị, đối với các hàng hóa, dịch vụ do nhà nước quản lý giá như điện, y tế, giáo dục,... cần phải căn cứ vào tình hình thực tế, từ số liệu của các bộ, ngành nhà nước có thể lựa chọn mức điều chỉnh phù hợp, đảm bảo việc thực hiện điều chỉnh đồng bộ và chọn thời điểm điều chỉnh thích hợp. Bên cạnh đó, cần phải đảm bảo việc cung ứng điện để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp.

Lãnh đạo Vụ Thống kê giá cũng lưu ý phải theo dõi biến động của thị trường hàng hóa thế giới đồng thời, theo dõi sát diễn biến các mặt hàng thiết yếu như gạo, lương thực, xăng dầu, gas,.. đảm bảo có sự điều hành cho phù hợp, bình ổn giá cả, xử lý nghiêm trường hợp găm hàng, thổi giá,...

Ngoài ra, cần điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, phối hợp hài hòa với các chính sách vĩ mô khác.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Giá chung cư Hà Nội tăng "sốc" nhưng "mới chỉ là khởi đầu cho một chu kỳ tăng trưởng mới"

Dù giá căn hộ sơ cấp trung bình trong quý 3/2024 đạt ngưỡng 72 triệu đồng/m² (chưa bao gồm VAT & KPBT), nhưng đây chỉ là khởi đầu của một chu kỳ tăng trưởng mới, 2025 thị trường căn hộ sẽ có thêm các dự án “hạng siêu sang” - giống như tại thị trường phía

70% căn hộ chung cư bán được ở Hà Nội có giá trên 4 tỷ đồng Vì sao giá chung cư mới ở Hà Nội liên tục tăng?

Ngân hàng Nhà nước ra chỉ đạo mới cho các ngân hàng về việc hỗ trợ doanh nghiệp

NHNN yêu cầu các TCTD tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ theo chỉ đạo của NHNN trong năm 2024 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh,…

9 tháng đầu năm, 19 DN Nhà nước mang về 50.360 tỷ đồng lãi, hàng loạt "ông lớn" vượt kế hoạch cả năm Tỷ giá USD vượt giá bán can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, đô la tự do tăng chóng mặt

Tiền gửi vẫn chảy mạnh vào ngân hàng

Theo số liệu mới nhất được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố, tính đến hết tháng 8/2024, lượng tiền gửi của dân cư đạt hơn 6,92 triệu tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2023.

Số dư tiền gửi sẵn sàng mua cổ phiếu có quý thứ 2 liên tiếp sụt giảm Loạt quy định mới về lãi suất tiền gửi, rút tiền gửi trước hạn sẽ có hiệu lực trong tháng 11

Người Việt có thể chi gần 50 tỷ USD "chốt đơn" trên các sàn TMĐT vào năm 2028

Theo khảo sát, những người tiêu dùng Việt Nam có thu nhập từ 30 triệu đồng/tháng trở lên gần như không phụ thuộc vào chương trình khuyến mãi, mà có thể mua sắm bất cứ lúc nào có nhu cầu.

Thị trường bất động sản thương mại châu Á - Thái Bình Dương vẫn yếu trong quý 1/ 2024 Bộ trưởng Tài chính: 5 tháng đầu năm thu 50.000 tỷ đồng tiền thuế từ sàn thương mại điện tử

Đồng đô la lên cao nhất 1 năm, tỷ giá USD ngân hàng xác lập kỷ lục mới

Tính từ đầu năm đến nay, giá USD tại các ngân hàng tăng khoảng 1.100 đồng, tương đương mức tăng 4,4%. Riêng trong tháng 10 và tháng 11, VND đã mất hơn 3% giá trị so với USD.

Tỷ giá USD/VND tăng lên mức cao nhất lịch sử, các ngân hàng liên tục niêm yết kịch trần Diễn biến mới của tỷ giá USD/VND sau khi Fed giảm lãi suất

TP. Hồ Chí Minh yêu cầu tăng cường quản lý nhà chung cư

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có ý kiến chỉ đạo về tăng cường thực hiện công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn Thành phố, theo Cổng thông tin điện tử UBND TP. Hồ Chí Minh.

Doanh số bán hàng của Vinhomes, Khang Điền, Nam Long dẫn đầu ngành bất động sản nhờ các dự án mới ra mắt ở Hà Nội và TP.HCM Ít ỏi nguồn cung, một loại hình BĐS tại Tp.HCM liên tục “cháy hàng”