Giá cao, gạo Việt Nam khó vào thị trường Trung Quốc

Trước đây, muốn có quota nhập khẩu gạo từ Việt Nam, thương nhân Trung Quốc phải nộp tiền, nhưng bây giờ không cần đóng tiền vẫn được cấp quota song vẫn không có người nhận, nếu có nhận cũng không dám nhập khẩu vì không bán ra được.

Xuất khẩu gạo - ảnh có tính chất minh họa
Xuất khẩu gạo - ảnh có tính chất minh họa

Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho biết, kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước trong tháng 11/2023 đạt 600.481 tấn, trị giá 400,345 triệu USD, so với tháng trước giảm 5% về khối lượng và giảm 1,6% về trị giá.

Lũy kế 11 tháng của năm 2023, xuất khẩu gạo đạt 7,638 triệu tấn với kim ngạch 4,33 tỷ USD, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 14,5% về lượng và tăng 34,1% về kim ngạch.

Đáng chú ý, suốt thời gian dài, Trung Quốc luôn giữ vững vị trí là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của gạo Việt Nam. Tuy nhiên, trong tháng 11/2023 xuất khẩu gạo sang thị trường này giảm đến 76,85% về lượng và giảm 72,89% về kim ngạch.

Lũy kế 11 tháng năm 2023, xuất khẩu gạo đạt 895.625 tấn, trị giá 517,627 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2022 tăng 10,85% về khối lượng và tăng 26,71% về kim ngạch nhờ giá gạo xuất khẩu tăng cao.

Trong khí đó, 11 tháng của năm 2023, Việt Nam xuất khẩu gạo sang thị trường Indonesia được hơn 1,123 triệu tấn, trị giá hơn 614,67 triệu USD, tăng 16,32 lần về lượng và tăng 18,07 lần về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022. Nhờ khối lượng gạo nhập khẩu của Indonesia tăng khủng đã giúp thị trường này lần đầu tiên vượt qua Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam, nhưng vẫn đứng sau thị trường Philippines.

Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, trong năm 2023, các thị trường như Philippines, Trung Quốc và châu Phi vẫn là những thị trường xuất khẩu trọng điểm của gạo Việt Nam, còn đột biến thì có thị trường Indonesia và Malaysia do mức độ mở cửa của chính phủ các nước này. Dù đang là thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam nhưng Indonesia không phải là thị trường có tính chất ổn định như thị trường Philippines, Trung Quốc và châu Phi.

Năm nay, do giá gạo Việt Nam cao nhất trong các nước xuất khẩu gạo nên Trung Quốc nhập khẩu gạo từ Campuchia tương đối nhiều. Mặt khác, dự trữ chiến lược của Trung Quốc khá tốt, tồn kho dự trữ của nước này còn nhiều, khi giá gạo trên thị trường nội địa của họ tăng cao, chính phủ đưa hàng tồn kho ra bình ổn thị trường, giữ giá gạo xuất khẩu không tăng lên được. Song, việc này cũng khiến cho kho dự trữ của họ bị giảm, nhưng nếu giảm sâu quá và khi giá gạo xuất khẩu phù hợp, Trung Quốc sẽ tăng mua để bổ sung.

Quảng cáo

Do Chính phủ Trung Quốc làm rất tốt công tác an ninh lương thực nên khi giá cả biến động thì gạo Việt Nam không thể đẩy giá gạo lên cao tại thị trường Trung Quốc được, và những sản phẩm mang tính đặc thù tại thị trường Trung Quốc cũng rất khó hy vọng giá sẽ tăng lên cao.

“Giá gạo tại thị trường nội địa Trung Quốc đang rẻ hơn ở Việt Nam nên gạo Việt Nam khó xuất khẩu sang thị trường này. Trước đây, muốn có quota nhập khẩu gạo từ Việt Nam thương nhân Trung Quốc phải nộp tiền nhưng bây giờ không cần đóng tiền vẫn được cấp quota song vẫn không có người nhận, nếu có nhận cũng không dám nhập khẩu vì không bán ra được”, ông Nam nói.

Kỳ vọng năm 2024, Trung Quốc sẽ tăng nhập khẩu gạo nếp

Đối với mặt hàng gạo nếp, ông Nam chia sẻ, đầu năm 2023 dự kiến xuất khẩu sang Trung Quốc khoảng 1 triệu tấn, nhưng về sau do thương nhân Trung Quốc chào giá nếp thấp nên tình hình xuất khẩu nếp trong các tháng cuối năm bị giảm so với đầu năm. Kỳ vọng năm 2024, có thể thị trường này sẽ nhập khẩu gạo nếp sẽ cao hơn 2023.

“Đầu năm, Trung Quốc nhập khẩu nếp của Việt Nam tương đối tốt, đạt khoảng 800.000 tấn, thời gian sau do giá nếp ở Trung Quốc xuống thấp quá nên khả năng xuất khẩu một triệu tấn nếp khó đạt nhưng khoảng 900.000 tấn thì có khả năng đạt được”, ông Nam nói.

Năm 2023, xuất khẩu nếp không có lợi nhuận tốt như xuất khẩu gạo, do nếp bị phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc khiến giá xuất khẩu rất thấp, có khả năng trong năm 2024 diện tích sản xuất gạo nếp sẽ giảm xuống diện tích sản xuất các loại gạo thơm chắc chắn sẽ tăng lên.

Mặt khác, trong năm 2023 Việt Nam có lợi thế rất tốt từ lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ nên mặt bằng giá gạo trên thị trường tăng đột biến, tuy nhiên, bản chất của hàng hóa là giá sẽ không phải tăng lên mãi mãi được. Bước sang năm 2024, Ấn Độ không thể nào cấm mãi xuất khẩu gạo được và họ sẽ mở cửa trở lại khi đó chắc chắn giá lúa gạo sẽ xuống, và mức xuống của giá gạo không thể bằng với mặt bằng giá của năm 2022.

Theo nhận định chung, giá gạo xuất khẩu sẽ đứng ở khoảng 600 USD/tấn, nếu gạo đứng ở mức giá này thì rất tốt vì so với giá bình quân trong những năm trước đây chỉ khoảng 500 USD/tấn. Hy vọng trong năm 2024 khi mặt bằng mới giá gạo được thiết lập thì giá nếp xuất khẩu sẽ ổn định hơn.

“Giá bình quân xuất khẩu gạo trong năm 2024 dự kiến khoảng 600 USD/tấn, có thấp so với năm 2023 nhưng vẫn tốt có lợi cho người nông dân. Dự báo, giá gạo xuất khẩu sẽ rất khó để rớt sâu xuống mức 500 USD/tấn. Câu chuyện này chắc chắn sẽ không xảy ra”, ông Nam phân tích.

Theo Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Copy

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

6 tháng đầu năm 2025: CPI tăng 3,27% so với cùng kỳ năm trước

Theo báo cáo của Cục Thống kê (Bộ Tài chính), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2025 tăng 0,48% so với tháng trước. So với tháng 12/2024, CPI tháng Sáu tăng 2,02%; tăng 3,57% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân quý II/2025 tăng 3,31% so với quý II/2

CPI Việt Nam năm 2024 tăng 3,63%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra CPI Việt Nam tăng gần 1% trong tháng 1, nguyên nhân do đâu?

GDP 6 tháng đầu năm 2025: Tăng cao nhất so với cùng kỳ trong 14 năm

Trong bối cảnh kinh tế thế giới đối mặt với nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự đoán, với quyết tâm cao nhất để huy động và khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội, kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm đã tăng trưởng tích cực với tổng

GDP Việt Nam ảnh hưởng ra sao sau quyết định áp thuế đối ứng của Mỹ? GDP quý I/2025 của Việt Nam tăng 6,93%, cao nhất trong vòng 6 năm

Tín dụng tiếp tục “chảy” vào lĩnh vực sản xuất

Tính đến cuối tháng 5/2025, tính dụng tăng trưởng 6,52% được tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp tục là hai ngành có tỉ trọng lớn.

Nâng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2025 lên 16% NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Quỹ ETF tái cơ cấu danh mục ra sao trong kỳ quý III/2025?

Trong tháng 7, HOSE sẽ thực hiện đánh giá chỉ số VN30 và VNFIN LEAD kỳ giữa năm với những thay đổi về cơ cấu chỉ số. Đồng thời, các chỉ số VNDIAMOND sẽ được cập nhật số liệu và tính toán lại tỷ trọng danh mục cổ phiếu thành phần. Kết quả sẽ được chính thứ

Thị trường chứng khoán “thăng hoa” sau tin Israel – Iran ngừng bắn, VN-Index tiến sát về mốc 1.370 điểm Chứng khoán Hoàng Gia đăng ký mua hàng triệu cổ phiếu SJS, SAM

Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, vào lúc 10h25 sáng 2/7 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đăng trên mạng xã hội Truth Social rằng ông vừa có một thỏa thuận thương mại với Việt Nam.

HAGL muốn bán 13,3 triệu cổ phiếu HNG trả nợ, sếp Bamboo Capital bán thỏa thuận 20 triệu cổ phiếu BCR Mỹ - Trung Quốc đạt được thỏa thuận dừng áp thuế trong 90 ngày

Vàng SJC vượt 120 triệu đồng, vàng nhẫn tăng vọt phiên đầu tháng 7

Sáng 1/7, giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh. Trong đó, giá vàng miếng SJC tại các doanh nghiệp lớn được niêm yết trên 120 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn được bán ra trong khoảng 116,5 - 118 triệu đồng/lượng.

Sáng 26/6: Giá vàng thế giới và trong nước đồng loạt tăng Giá vàng nhẫn, vàng SJC sáng 27/6 tăng vọt

Chuyện cổ tức ngân hàng: Giữ tiền để lớn hay chia sẻ với cổ đông?

Mùa đại hội cổ đông năm nay, câu chuyện chia cổ tức tiếp tục làm “nóng” nghị trường các ngân hàng. Trong khi một số nhà băng mạnh tay chi hàng nghìn tỷ đồng tiền mặt để tri ân cổ đông, nhiều ngân hàng lại chọn giữ lại toàn bộ lợi nhuận nhằm tăng vốn tự có

Ngân hàng nào sẽ tổ chức đại hội cổ đông tuần này? Hàng loạt ngân hàng tổ chức đại hội cổ đông trong tuần này, nhiều ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, Techcombank, MB...

10 năm doanh nghiệp tư nhân vươn mình

Trong suốt giai đoạn 10 năm vừa qua, các doanh nghiệp tư nhân hàng đầu Việt Nam như Vingroup, FPT, Hòa Phát, Thế Giới Di Động, Vietjet, REE, Hoá chất Đức Giang, Gelex, PNJ… đã ghi dấu ấn mạnh mẽ, với sự tăng trưởng vượt bậc về vốn hóa, doanh thu và lợi nh

Hòa Phát đầu tư sản xuất ván sàn cao cấp, mục tiêu lọt top 3 doanh nghiệp lớn nhất sau 5 năm Cổ phiếu của một doanh nghiệp chăn nuôi heo tăng “bốc đầu” trong ngày VN-Index “bốc hơi” gần 2 điểm

Vì sao VGTA đề xuất không để ngân hàng sản xuất, kinh doanh vàng miếng

Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA) đề xuất không nên để ngân hàng sản xuất, kinh doanh vàng miếng khi bỏ cơ chế độc quyền vàng miếng do lo ngại hệ lụy.

Tổng bí thư Tô Lâm: Xoá bỏ thế độc quyền Nhà nước về thương hiệu vàng miếng Giá vàng miếng SJC tăng nhẹ trong phiên đầu tuần, vàng nhẫn chững giá

Viconship gia tăng ảnh hưởng tại Hải An

Hai lãnh đạo cấp cao của Viconship – ông Nguyễn Xuân Dũng và ông Tạ Công Thông – vừa được đề cử tham gia Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) cho nhiệm kỳ 2023–2028.

Viconship dự chi gần 320 tỷ đồng mua 37,55% vốn tại Vinaship, Dragon Capital rời ghế cổ đông lớn PVD Viconship trở thành cổ đông lớn của Vinaship, TTC Agris muốn mua 40% vốn Betrimex