Ngành cà phê toàn cầu đứng trước yêu cầu phát triển bền vững

Biến đổi khí hậu đe dọa sản xuất cà phê trên thế giới do diện tích đất để canh tác cà phê bị thu hẹp và chất lượng cũng như sản lượng hạt cà phê sụt giảm. Trong bối cảnh đó, cải thiện tính bền vững của ngành sẽ là yếu tố quan trọng để hạn chế những tác động về xã hội và môi trường trên toàn chuỗi giá trị.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trong báo cáo “ESG Summer Series - Ly cà phê sáng của bạn bền vững tới đâu?”, vừa công bố, HSBC cho biết, biến đổi khí hậu đe dọa sản xuất cà phê do diện tích đất để canh tác cà phê bị thu hẹp và chất lượng cũng như sản lượng hạt cà phê sụt giảm. Điều này dẫn đến các trang trại và khoảng 125 triệu người sống nhờ vào hoạt động sản xuất cà phê sẽ gặp nhiều khó khăn.

Gốc rễ câu chuyện

Báo cáo của HSBC cho biết, những người mê cà phê trên toàn cầu tiêu thụ hơn 400 tỷ ly cà phê mỗi ngày, ở nhà hoặc tại các quán cà phê nổi tiếng. Gần 10 tỷ tấn cà phê được sản xuất mỗi năm, chủ yếu tập trung ở những khu vực được biết đến dưới cái tên "Vành đai cà phê". Brazil, Việt Nam, Colombia, Indonesia và Ethiopia là năm nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, chiếm hơn 70% tổng sản lượng toàn cầu.

Các trang trại quy mô nhỏ cung cấp khoảng 80% cà phê cho cả thế giới và khoảng 125 triệu người sống nhờ vào hoạt động sản xuất cà phê. Tuy nhiên, thức uống phổ biến này lại đang lâm nguy. Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change - IPCC) đã dự báo khả năng sụt giảm diện tích những khu vực phù hợp để canh tác cà phê tới năm 2050. Những công bố này được củng cố thêm bởi một số nghiên cứu cho thấy nhiệt độ gia tăng kích thích những loại sâu bệnh có hại cho cây cà phê.

Nhiệt độ tăng cao và những thay đổi trong lượng mưa phân bổ gây ra một vài nguy cơ đối với việc canh tác cà phê. HSBC cho rằng, các nhà làm cà phê cần lưu ý các tác động như sau:

Giảm sản lượng mùa màng: Cây cà phê vốn nhạy với thay đổi về nhiệt độ và các đợt nắng nóng kéo dài có thể hạn chế tăng trưởng và năng suất của cây cà phê. Arabica và Robusta là hai loại cà phê chính được canh tác trên toàn cầu. Trong khi cà phê Robusta ít nhạy cảm với nhiệt độ hơn (nhưng lại dễ bị ảnh hưởng bởi hạn hán), nhiệt độ lại đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và trưởng thành của cà phê Arabica. Cây cà phê Arabica sinh trưởng trong khoảng nhiệt độ từ 18-21°C và có thể bị tổn hại nếu phơi nắng liên tục dưới mức nhiệt trên 30°C, dẫn đến sụt giảm sản lượng thu hoạch và ảnh hưởng chất lượng hạt cà phê.

Nhiệt độ ở một vài nước dẫn đầu về sản xuất cà phê đã tăng lên. Ví dụ như Brazil, vốn là nước đứng đầu về sản xuất cà phê Arabica, đã chứng kiến nhiệt độ trung bình năm tăng 1,16°C trong giai đoạn 1971-2021. Một nghiên cứu gần đây, đăng trên Tạp chí PLOS Climate cho thấy, các điều kiện không thuận lợi gây giảm sản lượng thu hoạch cà phê đã gia tăng kể từ năm 1980 (số liệu 1). Thập kỷ trước được coi là nặng nề nhất khi có tới năm năm trong tổng số sáu năm được coi là nguy hại nhất kể từ 2010.

Dịch chuyển trong khu vực thích hợp trồng cây cà phê: IPCC dự báo diện tích trồng cà phê Trung Mỹ tới năm 2050 sẽ giảm đi 38 - 89% do thay đổi nhiệt độ và phân bổ lượng mưa cũng như độ cao tối thiểu để canh tác cà phê tăng từ 2.000 feet trên mực nước biển lên 3.300 feet.

Một Nghiên cứu đăng trên Tạp chí PLOS One tính toán sự thay đổi của điều kiện trồng trọt cho ba loại lương thực phổ biến – cà phê, hạt điều và bơ – tới năm 2050 và phát hiện cà phê bị ảnh hưởng nặng nề nhất với số lượng khu vực thích hợp nhất để canh tác cà phê sẽ giảm tới 50%.

Tăng bùng phát sâu bệnh: Nhiệt độ ấm lên tạo ra môi trường thuận lợi cho sâu bệnh có thể gây tổn hại đến cây cà phê. Bệnh gỉ sắt gây đốm lá cà phê, một loại bệnh do nấm, đã gây hại nghiêm trọng đến khu vực Trung và Nam Mỹ. Đại dịch gỉ sắt ở Colombia, giai đoạn 2008 - 2011, khiến sản lượng giảm bình quân 31% so với năm 2007.

Lưu ý đáng buồn: Trong khi nhiệt độ tăng lên được coi là yếu tố gây khó khăn cho sản xuất cà phê, hoạt động canh tác cà phê lại liên quan tới phá rừng và khiến trái đất càng nóng lên thêm. Người ta phải bỏ đi nhiều cánh rừng nhiệt đới rộng lớn để đáp ứng nhu cầu cà phê ngày càng tăng và đảm bảo nhiệt độ tốt nhất cho cà phê sinh trưởng.

Theo World Resource Institute (WRI), gần 2 triệu héc-ta rừng bị thay thế bằng trang trại cà phê trong giai đoạn 2001-2015. Có hai phương pháp canh tác cà phê: Trồng dưới bóng râm (hệ thống nông lâm kết hợp) vốn bền vững với môi trường và trồng dưới ánh mặt trời đòi hỏi phải phá bỏ rừng và gây ra tình trạng đất mất dinh dưỡng.

Ngành cà phê ở nhiều quốc gia đã chuyển dịch sang sản xuất dưới ánh mặt trời nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao. Sự dịch chuyển trong phương pháp canh tác này chủ yếu do yếu tố tài chính và suy nghĩ phổ thông rằng ánh mặt trời làm hạn chế nhiễm nấm bệnh. Thêm nữa, các giống cây thuộc họ đậu cung cấp bóng mát được phát hiện là nguyên nhân gây cạnh tranh nguồn đất và nước khi xảy ra hạn hán nặng nề, dẫn đến sự suy tàn của các trang trại cà phê. Mắc kẹt trong một cái vòng luẩn quẩn khắc nghiệt, tình trạng mất rừng do các trang trại cà phê không chỉ làm giảm lưu trữ các-bon mà còn lấy đi môi trường sống thiết yếu của một số loài vật, dẫn tới mất đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu càng trầm trọng thêm.

Tiêu thụ nước và năng lượng: Sản xuất cà phê cũng đòi hỏi khối lượng nước lớn trong suốt chu trình, ảnh hưởng các cộng đồng dân cư và hệ sinh thái địa phương ở những vùng có khó khăn về nước. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO), cần tới 140 lít nước để trồng đủ cà phê cho một ly cà phê. Từ rang xay tới pha chế, chuỗi cung ứng cà phê "ngốn" năng lượng, làm gia tăng lượng phát thải các-bon của ngành này.

Để vượt qua những vấn đề căng thẳng này, HSBC cho biết, có nhiều biện pháp thích ứng và giải pháp bền vững đang được áp dụng. Ví dụ, nông nghiệp tái tạo thông qua trồng xen vụ giúp nâng cao chất lượng và đa dạng sinh học của đất giúp ích cho sản lượng thu hoạch và chất lượng cà phê. Hướng đi này cũng hỗ trợ đảm bảo lâu dài cho người nông dân, vốn dễ bị ảnh hưởng bởi rủi ro khí hậu nhất, bằng cách đa dạng hóa sản phẩm đầu ra và nguồn thu nhập.

Một nghiên cứu phân tích việc trồng xen vụ hạt mắc ca và cà phê, được tiến hành trong bảy năm, phát hiện sản lượng thu hoạch cà phê tăng 10% trong điều kiện tưới phun mưa và lợi nhuận đạt mức cao nhất sau năm năm đầu thu hoạch trong điều kiện canh tác cà phê áp dụng chế độ tưới nhỏ giọt. Nông nghiệp tái tạo cũng giúp giảm lượng nước ngành cà phê tiêu thụ nhờ tăng khả năng thẩm thấu và giữ nước cho đất.

Ứng dụng nhiều biến thể giống cà phê, như thế hệ F1 của Arabica lai và Coffea stenophylla có khả năng chống chịu tốt hơn với nhiệt độ cao, hạn hán và dịch bệnh, cũng là một chiến lược thích ứng đầy hứa hẹn. Những biến thể như Liberica và Excelsa cũng mang đến cơ hội tạo ra giống cà phê mang lại lợi nhuận có thể trồng được ở vùng đất thấp hơn và trong điều kiện ấm hơn so với Arabica, những đặc tính cho thấy khả năng chống chịu với khí hậu tốt hơn so với Robusta.

Vấn đề nảy sinh trong phát triển chuỗi cung ứng

Nhu cầu đòi hỏi sự minh bạch trong các ngành hàng tiêu dùng đang gia tăng, bao gồm cả món cà phê chúng ta uống mỗi ngày. Áp lực từ các nhà chức trách, nhà đầu tư, nhà bán lẻ và người tiêu dùng đang thúc đẩy nhu cầu truy xuất nguồn gốc rõ ràng hơn trong ngành cà phê, thôi thúc bởi những quan ngại về môi trường lẫn xã hội.

Xét những tác động lên môi trường của các trang trại cà phê nêu trên, đo lường chuỗi cung ứng mang đến sự minh bạch hơn và cho phép chúng ta thu thập những chỉ số liên quan đến ESG như lượng phát thải, tiêu thụ nước và giảm diện tích rừng. Với những tiến bộ trong quy định quản lý như Luật chống phá rừng của EU, khả năng thu thập thông tin này trên toàn chuỗi cung ứng là hoàn toàn cần thiết.

Nhìn vào điều kiện làm việc của công nhân trên toàn chuỗi cung ứng, HSBC tin rằng áp lực do nắng nóng đang là vấn đề ngày càng đáng quan ngại và nông nghiệp là ngành đặc biệt bị ảnh hưởng. Nam Mỹ đã chứng kiến mức sụt giảm giờ làm tăng gấp đôi kể từ năm 1995 bởi áp lực do nắng nóng, trong đó có những nước sản xuất cà phê trọng điểm. Tình trạng này là một rủi ro về an toàn và sức khỏe lao động đối với công nhân trong ngành cà phê và là một nguy cơ đối với sản xuất cà phê toàn cầu nếu không có các biện pháp phòng ngừa phù hợp.

Theo HSBC, công nghệ sẽ đóng vai trò nhất định trong cải thiện sự minh bạch và ngày càng đơn giản hóa các chuỗi cung ứng phức tạp và linh động. Trong báo cáo Chuỗi cung ứng và bán lẻ (tháng 1/2022), HSBC đã nhận diện những công nghệ mang tính cách mạng chính yếu quan trọng với sự chuyển dịch sang chuỗi cung ứng có thể truy xuất nguồn gốc: Phân tích thành phần, chuỗi khối, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, máy bay không người lái và thực tế ảo.

Nhiều công nghệ trong số đó có thể ứng dụng trong ngành lương thực và đặc biệt là cà phê. Theo đó, công nghệ chuỗi khối được kỳ vọng sẽ hữu ích trong truy xuất nguồn gốc cà phê – một cơ sở dữ liệu phân tán cho phép lưu trữ, rất quan trọng trong theo dõi sự di chuyển của cà phê trong chuỗi cung ứng từ nông dân tới người rang xay tới nhà bán lẻ. Dữ liệu bên trong công nghệ chuỗi khối không thể bị can thiệp, đồng nghĩa có thể dùng cho các mục đích pháp lý; trao cho các bên liên quan khả năng chứng thực sản phẩm, cung cấp các chỉ số đảm bảo chất lượng và chỉ số ESG cũng như đảm bảo nông dân có được mức giá công bằng. Tuy nhiên, thách thức vẫn còn tồn tại với số lượng lớn các trang trại nhỏ, có khoảng cách về hiểu biết công nghệ và số hóa hạn chế.

Bên cạnh các yêu cầu an toàn thực phẩm trong khu vực, thị trường cà phê cũng đang ngày càng chứng kiến sự phát triển các tiêu chuẩn bền vững. Trong Liên minh châu Âu, trong số các yêu cầu bắt buộc bao gồm an toàn thực phẩm/bao bì, thuốc bảo vệ thực vật và mầm bệnh, cũng như các chứng nhận bền vững bổ sung. Đó phải là chứng nhận do bên thứ ba giám định và nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn xã hội – các chứng nhận phổ biến bao gồm Fairtrade, Rainforest Alliance và Fair for Life.

Theo HSBC, nhu cầu tìm kiếm cà phê bền vững đã kéo theo những ý tưởng sáng tạo như cà phê sản xuất trong phòng thí nghiệm và năng lượng từ rác thải. Ứng dụng nông nghiệp tế bào vào cà phê mở ra cơ hội để chế tạo tế bào cà phê trong phòng thí nghiệm. Ứng dụng này sẽ rất hữu ích trong các sản phẩm mang hương vị cà phê.

Tuy nhiên, để ứng dụng này đi vào thói quen tiêu thụ cà phê chính thống vẫn còn là câu hỏi mang tính xã hội đối với người tiêu dùng. Thêm nữa, nếu tước đi nhu cầu khỏi các trang trại nhỏ ở các khu vực đang phát triển có thể ảnh hưởng đến sinh kế của người dân.

HSBC cũng cho rằng, tận dụng rác thải từ cà phê bột là một lĩnh vực đầy hứa hẹn nhằm giảm thiểu rác thải ở các bãi tập kết. Kết hợp bã cà phê với polymer tạo ra vật liệu có thể dùng được trong ngành may mặc và ép bã cà phê thành khối có thể thay thế gỗ để đốt. Thêm nữa, các cơ hội cũng nảy nở trong lĩnh vực sản xuất năng lượng sinh học và vật liệu xây dựng từ ly cà phê.

“Nhu cầu cà phê toàn cầu có khả năng làm gia tăng gấp ba sản lượng cà phê cho tới năm 2050. Theo quan điểm của chúng tôi, cải thiện tính bền vững của ngành này sẽ là yếu tố quan trọng để hạn chế những tác động về xã hội và môi trường trên toàn chuỗi giá trị”, báo cáo của HSBC nhấn mạnh.

Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Tp.HCM chưa đầu tư mở rộng vành đai 3 giai đoạn 2, dành vốn làm thêm cao tốc khác

Tp.HCM chưa đầu tư mở rộng vành đai 3 giai đoạn 2, dành vốn làm thêm cao tốc khác

Theo UBND Tp.HCM, việc đầu tư, nâng cấp đường vành đai 3 TP.HCM đạt quy mô hoàn chỉnh không thuộc nhóm dự án ưu tiên đầu tư trong giai đoạn hiện nay. Theo đánh giá của Bộ Giao thông vận tải, dự án này thuộc nhóm ưu tiên đầu tư sau cùng (nhóm 4).

Bộ GTVT ưu tiên hơn 55.000 tỉ đồng mở rộng ngay 5 tuyến cao tốc này Thủ tướng chỉ đạo nóng về cao tốc 2 làn xe
Ảnh minh họa

Cơ quan Hậu cần quốc gia Indonesia lại mở mới gói thầu 300 ngàn tấn gạo

4 tháng đầu năm Việt Nam xuất khẩu được 3,17 triệu tấn gạo, trị giá 2,037 triệu USD, tăng 9,5% về lượng và tăng 33,6% về giá trị so với cùng kỳ. 4 thị trường trọng điểm, gồm Philippines, Indonesia, Malaysia và Trung Quốc, duy chỉ có Trung Quốc giảm nhập khẩu, 3 nước còn lại đều tăng mạnh. Đặc biệt, Indonesia tăng gần 79% về lượng và 2,33 lần về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2024, xuất khẩu gạo dự báo tương đương năm 2023 nhưng vẫn đảm bảo được an ninh lương thực Căng thẳng biển Đỏ và dư lượng hóa chất làm giảm lượng gạo xuất khẩu đi châu Âu
Dự án cầu 110 trên QL14 đã thi công được khoảng 88% khối lượng công trình, nhưng chưa thể hoàn thành do không được bàn giao mặt bằng thi công đường đầu cầu (nguồn: internet)

Chậm tiến độ hơn 6 năm, nhận 14 văn bản từ Bộ GTVT, vẫn chưa có mặt bằng làm cầu 110 trên QL 14

Bộ GTVT cho biết đã 14 lần gửi công văn cho tỉnh Đắk Lắk, huyện Ea H’leo nhưng đơn vị thị công vẫn không có mặt bằng triển khai dự án cầu 110 trên QL.14. Mặc dù dự án này đã chậm tiến độ hơn 6 năm.

Bộ trưởng Giao thông Vận tải: Việc triển khai các tuyến cao tốc thực hiện theo kiểu “vừa chạy vừa xếp hàng” Công ty của huyền thoại đầu tư Warren Buffett bán ra lượng lớn cổ phiếu Apple
Ảnh minh họa

Tôm Việt Nam trước cơ hội cạnh tranh công bằng với các thị trường khác khi xuất vào Mỹ

Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/4/2024, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 818,359 triệu USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2023. Top 3 thị trường đơn lẻ lớn lần lượt là Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản, đáng chú ý, giá trị xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Mỹ đều tăng riêng Nhật Bản giảm.

Xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc giảm mạnh do không được hưởng ưu đãi thuế quan theo VKFTA
Ảnh sự kiện

Trung Quốc - Asean Beauty business Matching mở ra cơ hội hợp tác trong ngành công nghệ làm đẹp với doanh nghiệp Việt Nam

Với chủ đề “Đẹp không biên giới, hợp tác đôi bên cùng có lợi” sự kiện “Kết nối giao thương ngành làm đẹp Trung Quốc - Asean Beauty business Matching” vừa diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc gặp gỡ, trao đổi và thiết lập mối quan hệ hợp tác mở rộng thị trường và tiếp cận khách hàng mới.

Việt Nam – Trung Quốc: Mở rộng hợp tác và phát triển nguồn nguyên liệu mỹ phẩm từ thiên nhiên Trung Quốc tăng nhập khẩu tôm Việt Nam, giảm nhập từ Ecuador
Ảnh minh họa

Giá cà phê đột ngột giảm mạnh và mất mốc 100.000 đồng/kg

Sau khi tăng mạnh và đạt đỉnh ở mức 134.400 đồng/kg tại Đắk Nông vào ngày 30/4, qua ngày 1/5 giá cà phê đột ngột giảm mạnh suốt tuần qua đến ngày hôm nay (6/5) đã chính thức rời khỏi mốc 100.000 đồng/kg.

Hạn hán nghiêm trọng đe dọa vị trí số 1 về xuất khẩu cà phê Robusta của Việt Nam Nguồn cung hạn chế, sản lượng cà phê xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm sẽ giảm
Ảnh minh họa

Ngành hồ tiêu kỳ vọng đạt mục tiêu xuất khẩu 1 tỷ USD trong năm nay

Ngày 4/5, giá tiêu chính thức đạt mốc 100.000 đồng/kg. Trong bối cảnh giá trong nước liên tục tăng đẩy giá tiêu xuất khẩu tăng theo, tính chung trong 4 tháng đầu năm, giá tiêu xuất khẩu tăng 36,4% so với cùng kỳ năm 2023. Dự báo, thời gian tới giá hồ tiêu tiếp tục tăng giúp mặt hàng này có thể cán mốc xuất khẩu 1 tỷ USD.

Giá hạt tiêu đang tiến về mốc 100.000 đồng/kg, xuất khẩu kỳ vọng ở thị trường Trung Quốc
Ảnh minh họa

Sự bội tín trong thương mại và điều kiện thanh khoản làm khó doanh nghiệp ngành hàng cà phê

Giá cà phê tăng mạnh khiến ngành hàng này đã bộc lộ 2 yếu điểm lớn, đó là sự "bội tín" trong giao dịch và ở lĩnh vực tài chính. Điều này gây bất lợi lớn nhất vì đây là thời điểm thu hoạch rộ cà phê doanh nghiệp rất cần tiền để mua hàng.

Nguồn cung hạn chế, sản lượng cà phê xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm sẽ giảm Hạn hán nghiêm trọng đe dọa vị trí số 1 về xuất khẩu cà phê Robusta của Việt Nam
Ảnh minh họa

Năm 2024, xuất khẩu gạo dự báo tương đương năm 2023 nhưng vẫn đảm bảo được an ninh lương thực

Theo Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, tổng lượng gạo hàng hóa phục vụ xuất khẩu tại đồng bằng sông Cửu Long năm 2024 ước đạt 7,6 triệu tấn, theo đó 6 tháng đầu năm khoảng 4,38 triệu tấn, 6 tháng cuối năm khoảng 3,22 triệu tấn. Như vậy, lượng xuất khẩu gạo năm nay sẽ gần bằng năm 2023.

Bulog mua thêm 300.000 tấn gạo, tín hiệu tích cực cho thị trường trong nước 3 tháng đầu năm 2024, Bulog mở 3 lần thầu mua gạo, mua 1,1 triệu tấn gạo
CPI tháng 4 tăng 0,07% so với tháng trước. Ảnh: Int

Giá xăng dầu là nguyên nhân chính làm CPI tháng 4 tăng

Báo cáo của Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT) phát hành sáng 29/4 cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản tăng 2,81% cùng kỳ.

CPI tháng 3/2024 giảm 0,23% so với tháng trước Nhu cầu mua sắm tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán đẩy CPI tháng 2/2024 tăng 3,98% so với cùng kỳ
Các chuyên gia kỳ vọng xuất khẩu sang Mỹ năm 2024 đạt kỷ lục mới. (Ảnh: Int)

Việt Nam xuất siêu sang Mỹ 22,38 tỷ USD trong quý 1/2024

Theo các chuyên gia, xuất khẩu sang Mỹ triển vọng sáng hơn khi có nhiều yếu tố thuận lợi như tỷ giá hối đoái chênh lệch thuận lợi cho xuất khẩu, nhu cầu các sản phẩm nông nghiệp của thị trường Mỹ tiếp tục lớn...

Xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc giảm mạnh do không được hưởng ưu đãi thuế quan theo VKFTA Nguồn cung hạn chế, sản lượng cà phê xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm sẽ giảm
Ảnh minh họa

Thời tiết nắng nóng làm giảm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm từ sắn cho ngành chế biến thực phẩm

Mặc dù xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tăng mạnh trở lại trong tháng 3/2024, nhưng hiện nay có nhiều nhà máy đã nghỉ hoạt động do nguồn nguyên liệu về không đều. Thời tiết nắng nóng ngay từ đầu tháng 4/2024 khiến nhu cầu sản phẩm từ sắn cho ngành thực phẩm chế biến trực tiếp từ sắn đang giảm dần.

Giá sắn tươi cao, khách mua trả giá bột sắn thấp khiến đầu ra khó khăn
Ảnh minh họa

Việt Nam đang là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Hoa Kỳ

Việt Nam là thị trường cung ứng mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ quan trọng trên thế giới. Điều này thể hiện rõ khi Việt Nam đang là nguồn cung đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Hoa Kỳ. Do năng lực sản xuất và xuất khẩu ngày càng lớn, đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam ngày càng đối mặt nhiều hơn với các vụ việc điều tra, phòng vệ thương mại của thị trường này.

Đồ gỗ Việt Nam chính thức vào sân chơi thiết kế và thương hiệu ngành nội thất toàn cầu
Ảnh minh họa

Xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc giảm mạnh do không được hưởng ưu đãi thuế quan theo VKFTA

Quý đầu năm nay, xuất khẩu tôm tăng 14% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 35% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Kỳ vọng đà tăng trưởng này vẫn duy trì trong quý II/2024 khi tồn kho tại các thị trường giảm, tín hiệu thị trường đã có phần sáng hơn. Tuy nhiên, tại thị trường Hàn Quốc lại có xu hướng ngược lại.

Xuất khẩu tôm chế biến sâu: Hướng đi riêng của ngành Tôm Việt Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Mỹ tăng mạnh, ngành tôm kỳ vọng sớm trở lại đường đua tăng trưởng
Ảnh minh họa

Nguồn cung hạn chế, sản lượng cà phê xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm sẽ giảm

Giá cà phê trong nước ngày 23/4 tăng thêm 1.000 đồng/kg và đang giao dịch quanh mốc 126.000-128.000 đồng/kg, sau khi tăng rất mạnh từ 1.700 – 2.800 đồng lên mức kỷ lục. Tính chung cả tuần vừa qua, giá nội địa đã tăng hơn 10%. Đà tăng của cà phê có thể tiếp diễn trong tuần này, bởi nguồn cung từ Việt Nam đang thấp, trong khi triển vọng vụ mùa tới tiếp tục xấu đi do thời tiết khô hạn.

Doanh nghiệp Việt Nam bán cà phê đầu tiên vào châu Âu với hồ sơ không phá rừng và được đánh giá tốt Giá tăng mạnh doanh nghiệp phải nhập khẩu cà phê từ nước ngoài về cho nhà máy chế biến
Quang cảnh hội thảo

“Chìa khóa” vàng cho cây sầu riêng Tây Nguyên

Cây sầu riêng trên cả nước nói chung và tại tỉnh Đắk Lắk nói riêng có giá trị kinh tế cao so với các loại cây trồng khác, tuy nhiên quy trình canh tác và chăm sóc cũng vô cùng phức tạp. Ngoài quy trình kỹ thuật chuẩn mực thì việc sử dụng phân bón hiệu quả là điều kiện để cây sầu riêng cho sản lượng và chất lượng tốt nhất.

Gần 2.500 nông dân trải nghiệm tại nhà máy sản xuất phân bón Đạm Cà Mau Phân bón Cà Mau: Hành trình tạo dựng một thương hiệu lớn
Chuyển đổi sang năng lượng sạch và tăng trưởng xanh sẽ giúp mang đến thêm nhiều việc làm cho người dân

Chuyển đổi sang năng lượng sạch và tăng trưởng xanh sẽ giúp mang đến thêm nhiều việc làm cho người dân

Chuyển dịch năng lượng là một quá trình lâu dài, đòi hỏi những giải pháp đồng bộ và sự chung tay góp sức của toàn xã hội, thay vì mỗi tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân đơn lẻ, chuyên gia nhận định.

Công ty năng lượng của doanh nhân Nguyễn Hồ Nam báo lỗ hơn 152 tỷ đồng Công ty năng lượng của ông Nguyễn Hồ Nam đạt doanh thu hơn 1.100 tỷ đồng
Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh, Phó Chủ tịch VOCA tại họp báo

Việt Nam – Trung Quốc: Mở rộng hợp tác và phát triển nguồn nguyên liệu mỹ phẩm từ thiên nhiên

Trong bối cảnh ngành mỹ phẩm toàn cầu không ngừng phát triển, sự kiện giao thương ngành làm đẹp giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ là cầu nối quan trọng, hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển cho các doanh nghiệp hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực nguyên liệu mỹ phẩm thiên nhiên.

Đại chiến mỹ phẩm Trung Quốc: Khi các thương hiệu Châu Âu thèm khát thị trường 1,4 tỷ dân